Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám và kinh dị của Di Li

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 92 - 104)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám và kinh dị của Di Li

Li

3.2.2.1. Thời gian của vở bi hài kịch khổng lồ của cuộc sống

Thời gian là một phương diện đặc biệt quan trọng bởi nó gắn liền với mọi sự tồn tại, diễn biến trong đời sống. Thấu hiểu điều đó, Di Li đã sử dụng thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình để diễn tả mọi cung bậc của vở bi hài kịch khổng lồ mang tên Cuộc sống.

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Di Li thường có sự đổi chiều đột ngột, khi thời gian của sự vui tươi, trong sáng lại cận kề với thời gian diễn ra cái chết và những điều tồi tệ, khủng khiếp. Có thể so sánh rằng trong hai tác phẩm này, vở bi kịch liên tiếp xuất hiện sau vở hài kịch, như thể có một bàn tay số phận chuyển cảnh liên tục để vừa sau tiếng cười rộn rã thoắt ập đến nước mắt, cái chết và sự kinh khủng. Nó làm cho câu chuyện nhiều khi thay đổi chóng mặt, khiến người đọc không khỏi bất ngờ, hụt hẫng.

Diên Vĩ đang có một ngày thật hạnh phúc, hào hứng khi được chồng tặng cho món quà bất ngờ là một trang Trại Hoa Đỏ, nhưng ngay lập tức bị rơi vào những ngày khiếp đảm, hoảng sợ khi liên tục chứng kiến những câu chuyện ghê rợn khó hiểu trong làng, những cái chết kinh hoàng đang rình rập và sẵn sàng ập đến bất kì lúc nào. “- Càng hay, cuộc sống càng hoang dã, thanh thản. Em chán không khí đô thị lắm rồi. – Chừng như không muốn để chồng thất vọng về món quà mà anh đã có nhã ý tặng cho vợ, Vĩ nâng cao giọng cho thêm phần háo hức. Lối mòn ngày càng tối sẫm lại và Lưu bắt đầu ngừng nói chuyện để tập trung vào việc lái xe. Đột nhiên Vĩ nhìn thấy có một vật gì thâm thẫm, nhỏ bé, chuyển động chậm chạp phía sát lề đường, mà cũng

có thể là nó không chuyển động”[1, tr15]. Câu chuyện thay đổi nhanh chóng gần như trong ngay cùng một thời điểm.

Bách đến nhà Huy - người bạn và cũng là đồng nghiệp hình sự của mình - trong một tâm trạng rất thoải mái, hứng khởi, thậm chí khi vào nhà dù chưa nhìn thấy bạn anh đã chủ động đùa vui. Nhưng ngay lập tức mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng xấu: “- Huy à, có gì mời mình ăn không? – Bách mở toang cửa phòng Huy và ấn mạnh cánh vào cục nam châm bên dưới – Cậu đâu rồi. Thôi đừng đùa nữa. Có gì dọn ra cho tớ chén để tớ còn đi ngủ… Tiếng gọi của Bách tắc lại. Trong ngôi nhà hoang vắng này, anh thấy sợ chính giọng nói của mình. Anh bước ra cửa, có thể cậu ta ở dưới nhà và đang ngồi vắt vẻo trên salon hút thuốc lá, thậm chí còn tủm tỉm cười khi nghe tiếng Bách gọi. Bất thần, Bách thấy đôi chân mình sũng ướt. Nước ở đâu ứa ra ngày càng nhiều. Nó tràn ra khắp mặt sàn. Lúc mới vào phòng, Bách không hề nhìn thấy có nước. Vũng nước này, màu của nó, mùi của nó, có điều gì đó không bình thường. Bách gí mắt xuống sàn. Nó đang tràn ra từ buồng tắm. Bách lắng tai nghe, quả nhiên có tiếng nước xối nhè nhẹ. Một chút ánh sáng hắt ra từ khe cửa đóng chặt. Bách giật mạnh quả đấm. Tiếng rú của Bách vang khắp ngôi biệt thự Pháp cổ. Đỗ Quang Huy, người bạn thân thiết nhất đời cảu anh, đang ngâm mình trong bồn tắm. Đôi mắt to nâu giờ chỉ còn toàn tròng trắng. Bồn nước đã biến thành màu đỏ sậm, và người nằm trong đó, trần truồng với một vết cứa sâu trên cổ” [1,tr118]. Chỉ trong một thời gian, cùng một thời điểm, tác giả dẫn dắt câu chuyện đi qua hai thái cực, từ chỗ nhẹ nhõm vui vẻ đến chỗ kinh ngạc hoảng hốt đến khó tin.

Kiểu xây dựng thời gian nghệ thuật này mang một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt: sự bất an của tác giả, của người đọc và của cả xã hội hiện nay. Bởi vì cuộc sống có quá nhiều may rủi, vì mạng sống của con người có thể bị cướp đi một cách bất ngờ không thể lường trước được. Đó là dự cảm sâu xa của tác giả, người đọc về xã hội có nhiều nghịch lí, rủi ro, không thể biết trước.

3.2.2.2. Thời gian đảo lộn chồng chéo gấp khúc

Đây là thủ pháp nghệ thuật phá vỡ dòng thời gian tuyến tính quen thuộc đến nhàm chán trong trinh thám truyền thống. Tác giả đã đảo lộn quá khứ - hiện tại cả tương lai trong giấc mơ dự báo. Nó phù hợp với cuộc sống hiện đại hôm nay bởi trong số phận mỗi chúng ta đâu phải việc gì cũng diễn ra tuần tự trước sau xảy ra như dự đoán của chúng ta. Đặc biệt cách xử lí thời gian nghệ thuật này tạo ra sự hấp dẫn cho truyện và làm tăng sự thích thú, tò mò cho người đọc.

Trong hai tác phẩm của mình, tác giả đã đảo lộn, chồng chéo, gấp khúc thời gian, khiến câu chuyện không diễn ra liền mạch đầy đủ, mà trở nên rất phức tạp và kịch tính, khó đoán, đáng chờ đợi, cần khám phá. Đang diễn biến vụ án, tác giả chuyển về câu chuyện quá khứ. Đang điều tra phá án, tác giả chuyển sang câu chuyện giấc mơ, câu chuyện dòng họ và lời nguyền truyền kiếp. Có khi câu chuyện đang diễn ra đầy kịch tính, tác giả lại chuyển về thời kí ức qua những trang ghi chép nhật kí. Trong khi đó, thời gian gắn với những hoạt động phá án của thám tử như một con người đang đi trong mê cung vượt qua trăm ngàn thử thách để đến đích cũng khiến câu chuyện trở nên kéo dài, có độ co giãn, tạo cảm giác căng thẳng và sốt ruột cho người đọc.v.v..

Khi Bách đến nhà bạn thân là Huy, sự kiện đang diễn ra ở thời gian hiện tại: “Anh mở toang cửa. Phòng khách nhà Huy tối om… Xong xuôi, Bách đóng cửa, chốt lại cẩn thận rồi lần mò trong bóng tối. Anh không muốn bật đèn. Nếu Huy còn đang ngủ thì anh không nỡ đánh thức bạn dậy” [1,tr114]. Nhưng ngay lập tức, câu chuyện được đảo chiều về quá khứ: “Cả lớp đại học ngày xưa đều biết tật ngủ của Huy. Nếu cậu ta đã nhắm tịt mắt vào rồi thì có bắn đại bác cũng không dậy. Có lần thằng Kha lớp trưởng còn đầu trò khiêng nguyên chiếc võng của Huy sang phòng kí túc xá nữ. Anh chàng Huy tội nghiệp sau giấc nồng buổi trưa mắt nhắm mắt mở với quần xà lỏn ngơ ngác nhìn đám con gái rúc rích xung quanh” [1,tr115].

Mở đầu Trại Hoa Đỏ, người đọc được chứng kiến hình ảnh nông trại này ngay trong thì hiện tại. Sau đó, qua hành loạt vụ án mạng, câu chuyện dẫn dắt người đọc đến dần với quá khứ của những con người bí ẩn dòng họ Quách. Sau đó, thời gian được trở lại hiện tại với sự thật bất ngờ về hung thủ - đó là Trần Hoàng Lưu, người đã tặng trang trại này cho người vợ Diên Vĩ. Sau khi hung thủ bất ngờ bị lộ mặt, câu chuyện lại đưa ta trở về quá khứ khi bách giải thích cho Diên Vĩ toàn bộ truyền thuyết về lời nguyền kinh hoàng của dòng họ Quách xưa nay. Thời gian của tác phẩm được đan cài, đảo chiều liên tục, buộc người đọc phải theo sát từng trang viết.

Trong Câu lạc bộ số 7, các mảnh ghép thời gian được xoay chiều liên tục. Vụ án mạng diễn ra, Bách đến thẩm vấn Đăng, anh này hồi tưởng lại những gì trong quá khứ. Lại một vụ án xảy ra, bách phải tìm gặp nhân chứng, đọc các tài liệu chứng cứ mà các nạn nhân để lại, kể về quá khứ, tuổi thơ xa xăm. Án chồng án, chính người yêu của Bách cũng bị giết. Khi đối đầu với kẻ ác, anh lại được nghe kể về Mỹ Lâm, thời gian lại được đưa về quá khứ. Rất nhanh sau đó, câu chuyện trở về thực tại, Bách giáp mặt chiến đấu với bọn hung thủ. Cùng lúc đó, anh lại đau đớn, trào dâng xúc động, nhớ lại hình bóng, kỉ niệm về người con gái yêu thương của mình. Câu chuyện liên tục được đan trộn, gấp khúc đảo chiều về thời gian, khiến cho diễn biến càng trở nên phức tạp và li kì hơn.

Cứ như vậy, không có một sự tuyến tính nào, cho nên bạn đọc không thể dõi theo câu chuyện một cách lần lượt, đơn giản, dễ dãi, mà phải phân chia tách ghép dữ liệu một cách hệ thống thì mới có thể khám phá sự thật.

Có thể coi, việc đảo lộn chồng chéo và gấp khúc thời gian đã giúp tác giả tạo dựng được một thế giới đa chiều, đa tuyến, đa lớp, khiến cho những câu chuyện trinh thám kinh dị vốn đã bí ẩn lại càng vẫy gọi, thử thách hơn với người đọc.

Trong hai tác phẩm của Di Li, ta gặp những khoảnh khắc gần như không có sự vận động thời gian. Ở đó, thời gian như ngừng trôi, tạo cảm giác nghẹt thở khi thủ phạm sắp ra tay, cái chết sắp ập đến với nạn nhân.

Khoảnh khắc Trần Mỹ Anh đối diện với cái chết thật nặng nề và căng thẳng: “Lúc này, Mỹ Anh mới để ý đến khuôn mặt người lái. Cô không bao giờ để ý đến nhân dạng những người lái taxi cũng như bắt chuyện với họ. Tuy nhiên, người này không có khuôn mặt rõ ràng vì anh ta đeo cặp kính đen lấp nửa phần mặt, nửa phần mặt dưới khuất sau cổ áo blouse to sù sụ. Đeo kính đen lúc lái xe nửa đêm thế này ư? Chiếc xe vẫn chạy với tốc độ bất bình thường. Khắp người cô ớn lạnh… Chiếc xe đột ngột phanh kít lại. Cả người cô chúi về phái trước. Người tài xế kì dị ngồi bất động trên ghế lại. Chiếc xe đậu trên con đường không một sự sống. Bên phải cô là dòng sông đục ngầu đang cuộn chảy, bên trái là cánh đồng nhấp nhô những bia mộ đen sì”[2, tr20- 21]. Người đọc phải ngột thở dõi theo từng cử chỉ, từng động tác, trong những giây phút như đông đặc lại. Và sau thời khắc dài đằng đẵng ấy, điều kinh hoàng đã đến khi cô gái bị sát hại. Cũng tương tự như thế, thời gian “đứng im” cũng được đặc tả trước thời điểm xảy ra những án mạng mà các nạn nhân như được cảnh báo ngay trước đó.

Những giây phút mà Mỹ Lâm chuẩn bị phải vĩnh viễn rời xa cuộc sống này như đông cứng lại không suy chuyển: “Trong tiếng lộp bộp ầm ĩ trên nóc tôn, có những rào rạo của chuyển động. Cô bắt đầu bị mất định hướng trong cơn hoảng loạn. Mọi giác quan đều trở nên lẫn lộn và trơ ì. Chúng ở đâu, bên phải hay bên trái, hay chỉ cách cô và con Mun có vài bước chân? Có tiếng cười khan và những âm thanh rì rầm trong bóng tối. Tiếng cười đã kéo lê đến gần, rất gần và ánh đèn pin được bật sáng. Đôi khi ánh sáng lại không phải là điều tuyệt mỹ, vào thời điểm này nó trở thành công cụ của tử thần… Đúng lúc đó điện thoại của cô lóe lên, soi tỏ đôi mắt lóng lánh của thỏ Mun. Vẫn là số máy ấy. Và người gọi, đã hiện ra trong bóng tối. Nhạc chuông và màn hình đã tố

cáo nhanh nhất vị trí của cô. Cô ngước lên, mắt nhòa đi trong những hư ảnh cuối cùng”[2, tr446-447].

Thời điểm mà tên bác sĩ đồ tể Chopin cắt xẻ các bộ phận cơ thể người, thời gian dồn tụ lại trong sự kinh hoàng, nỗi đau đớn trước sự tra tấn xác thịt: “Hai áo choàng đen bước tới lột mớ quần áo khỏi người Sun Ra trong tiếng gào thét van nài thảm thiết của hắn. Thân hình trần trụi quỳ mọp trước chậu lửa. Nước mắt hắn giàn giụa như một con vật cùng đường. Đầu tiên là Chopin, tên bác sĩ đồ tể bước lên phía trước. Tim Bách đập dồn như trống. Anh sắp được chứng kiến điều gì đây? Chopin nhận hộp kim loại từ tay gã thần ngục. Hắn mở nó ra và nguyên bên trong là bộ đồ sáng loáng với panh, kéo và các loại dao mổ. Chopin giơ cao một con dao nhỏ xíu có độ mảnh và sắc chuyên dụng dành hco các bác sĩ phẫu thuật. Trong lúc kẻ tội đồ còn đang mở to mắt kinh hoàng như con gà bị thôi miên trước đôi mắt tàn sát của rắn mang bành thì con dao mổ đã chọc thẳng vào con ngươi hắn. Một tiếng rú tắc nghẹn…”[2, tr497].

Đây là cách xử lí thời gian tự sự bằng thủ pháp “hãm chậm” để tạo ra thời gian tâm lí. Nó là một kiểu thời gian nghệ thuật thường gặp trong các vở bi kịch cổ đại và các phim hiện đại hôm nay cũng như văn xuôi hiện đại của thế giới và Việt Nam. Thông thường đó là những giây phút sắp nổ ra một vụ án khủng khiếp khiến người đọc nghẹt thở, chờ đợi một khoảnh khắc kinh hoàng sắp bùng nổ trong những tình huống bi thảm, chết người.

Xây dựng kiểu thời gian này, tác giả đã góp phần đẩy không khí câu chuyện lên mức kịch tính tột độ, khiến cho hiệu quả thẩm mĩ trong việc kể chuyện được nâng lên đáng kể. Tính chất hồi hộp cho người đọc cũng là một đặc trưng rất riêng của thể tài trinh thám kinh dị, và Di Li đã làm rất tốt để tạo ra hiệu ứng đó trong tác phẩm của mình.

Tiểu kết chương 3

Bằng một hệ thống kiểu loại không gian nghệ thuật ấn tượng (Không gian “ngôi nhà quỷ ám”; Không gian “hầm mộ”; Không gian “hiện trường vụ án”; Không gian “thiên nhiên đe dọa con người”) và kiểu loại thời gian nghệ thuật phức tạp (Thời gian của vở bi hài kịch khổng lồ của cuộc sống; Thời gian đảo lộn chồng chéo gấp khúc; Thời gian “đứng im” với những khoảng khắc đáng sợ rùng rợn), tác giả đã tạo dựng cho tác phẩm của mình một thế giới nghệ thuật vừa chân thực vừa biến ảo, nhất quán và phù hợp với nội dung của thể tài.

Có thể thấy, cả không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật đều được tác giả công phu tính toán để xây dựng, khắc họa, bám sát vào câu chuyện, làm chất xúc tác cho câu chuyện hấp dẫn hơn, sinh động hơn, giúp bạn đọc có cảm giác thật sự nhập thân vào câu chuyện hơn nữa. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng và có hiệu quả rõ rệt để nhà văn triển khai nội dung tác phẩm, gửi gắm những thông điệp của mình một cách đầy ấn tượng.

KẾT LUẬN

1. Trong bộ phận văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại, với rất nhiều cây bút tài năng, nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, Di Li vẫn tạo cho mình một chỗ đứng riêng thật sáng giá. Nhà văn nữ trẻ này đã "khuấy động" văn đàn không chỉ bằng việc công bố đến 23 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau trong một khoảng thời gian không dài, mà còn bằng tài năng, tâm huyết và cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Chị đã sáng tạo ra một thể loại văn học mới: Tiểu thuyết Trinh thám - Kinh dị. Sự kết hợp khéo léo yếu tố trinh thám và yếu tố kinh dị trong tiểu thuyết của chị đã tạo ra sự giao thoa thể loại độc đáo, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc, và sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Bởi vậy, việc nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

2. Trong luận văn của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề lớn sau đây: Ở chương 1, sau khi giới thiệu sáng tác của Di Li trong văn xuôi trẻ Việt Nam đương đại, chứng tôi giới thiệu về truyện trinh thám, truyện kinh dị và truyện trinh thám - kinh dị trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cơ sở lí thuyết của đề tài, định hướng cho chúng tôi tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu ở 2 chương sau.

Trong chương 2, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám - kinh dị của Di Li là những vấn đề lớn được tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)