Khái niệm Tình huống truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 43 - 45)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Khái niệm Tình huống truyện

Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.

Về tình huống truyện, Cawelti xác định, tác phẩm bắt đầu với một tội ác bí ẩn mà hầu hết các tình tiết của câu chuyện đã thuộc về quá khứ. Todorov cũng từng chỉ ra đặc trưng này khi bàn về truyện trinh thám cổ điển. Michel Butor thì có những nhận định khái quát về đặc trưng thể loại trinh thám khi cho rằng mọi cuốn tiểu thuyết trinh thám đều xây dựng trên hai vụ giết người, vụ thứ nhất do kẻ sát nhân tiến hành chỉ là cơ hội cho vụ thứ hai trong đó y là nạn nhân của sát thủ trong sạch và không thể bị trừng phạt, nạn nhân của người thám tử. Ý tưởng của Butor gần với quan niệm của Todorov rằng nền tảng của tiểu thuyết ẩn ngữ tiểu thuyết trinh thám cổ điển là tính nhị nguyên trong truyện: truyện về tội ác và truyện về cuộc điều tra. Có thể nói, Todorov đã bày ra hậu trường bếp núc quá trình nhà văn sáng tạo một tác phẩm văn học trinh thám. Hạt nhân cốt truyện vẫn xoay quanh một tội ác. Diễn biến cốt

truyện đảo người trật tự thời gian tuyến tính: lật giở lại một câu chuyện đã kết thức để lần ra quá trình đi đến cái kết thúc đó. Đặc trưng này dẫn tới yêu cầu đối với nhà thám thử: thay vì hành động, anh ta phải ngồi lại để học hỏi, quan sát, phân tích và kết luận.

Tình huống truyện trong truyện trinh thám và trong truyện kinh dị vừa giống nhau vừa khác nhau. Tình huống truyện trong hai thể loại này giống nhau ở chỗ đều căng thẳng giàu kịch tính để có thể làm người đọc tò mò hứng thú rồi sợ hãi đến kinh hoàng. Nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau.

Tình huống truyện trong trinh thám dù giàu kịch tính và căng thẳng đến đâu vẫn phải đảm bảo các chức năng sau: Xóa dấu vết và đánh lạc hướng thám tử của thủ phạm; Xâu chuỗi dấu vết một cách thông minh, vượt qua những cái bẫy chết người của thủ phạm nhằm đi tới sự thật và chân lí của thám tử; Bi thảm rùng rợn (như thủ phạm bắt cóc hoặc giết hại nạn nhân tại hiện trường vụ án); Đối đầu dữ dội khốc liệt, thậm chí đổ máu giữa thủ phạm và thám tử. Ngoài bốn kiểu loại tình huống trên, truyện trinh thám còn có kiểu loại tình huống thứ năm là tình huống trung gian để ngắt mạch sự căng thẳng của cốt truyện, vừa "hãm chậm" diễn tiến của cốt truyện để tạo sự tò mò hứng thú cho người đọc.

Trong khi đó, tình huống truyện trong truyện kinh dị lại có những đặc thù riêng của nó với một số đặc điểm riêng như: Diễn ra ở một không gian, thời gian đặc biệt hoặc gắn với sự rùng rợn ma quái hay gợi liên tưởng tưởng tượng về những gì bí hiểm, kinh hoàng (không gian hầm mộ, nghĩa địa, phòng kín vắng người, đêm tối ở một nơi hẻo lánh không người qua lại…); Có sự song hành hòa quyện giữa cái ảo và cái thực, dễ gợi ra ảo giác khủng khiếp (lễ hội hóa trang, nhà thương điên, nhà xác, hang tối có xác chết đang phân hủy...); Có sự gặp gỡ giữa con người với lực lượng siêu nhiên (giữa nạn nhân với thầy bói, sự gặp gỡ rồi yêu thương hoặc bỏ chạy với hồn ma bóng quỷ, xác chết bỗng nhiên sống dậy...).

Như vậy, có sự tương đồng và khác biệt khá rõ ràng ở phương diện tình huống giữa truyện trinh thám và truyện kinh dị. Mỗi thể tài này đều có những thế mạnh và đặc trưng riêng, và khi nhà văn tạo ra sự giao thoa giữa hai thể loại truyện này thì hiệu quả nghệ thuật của chúng lại càng được tăng lên gấp nhiều lần. Nhà văn Di Li đã làm được điều ấy bằng sự kết hợp hài hòa độc đáo trong những tác phẩm tâm huyết của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)