Một số kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 58)

7. Đóng góp của luận văn

2.3.2. Một số kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

Li

2.3.2.1. Nhân vật thám tử - con người vừa tài giỏi cao siêu vừa gần gũi với đời thường

“Nhân vật văn học (character) là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì đó chính là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định”[46, tr278]. Nếu như trong các tác phẩm trữ tình nhân vật đó là các chủ thể trữ tình hay nhân vật trữ tình thì trong các tác phẩm tự sự nhân vật chính là những con người được miêu tả một cách cụ thể sinh động. Nó mang chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống và con người, thể hiện những hiểu biết những ước ao và kì vọng của con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó.

Hệ thống nhân vật chính là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật. Vì vậy tìm hiểu các cặp nhân vật mà nhà văn xây dựng chính là tìm hiểu quan hệ giữa các nhân vật, xác định vai trò của chúng trong

tác phẩm. “Trinh thám” theo nghĩa Hán Việt là “rình xét” (trinh) và “thăm dò” (thám), nghĩa là phải bao gồm hai yếu tố: người dò xét và người (cái) bị dò xét. Đó chính là một cuộc đuổi bắt giữa một bên là một người muốn khám phá một bí mật với bên kia là cái bí mật chưa được lí giải hoặc người chạy trốn. Thám tử trong tiếng Anh (detective) xuất phát từ từ gốc “detect” nghĩa là “dò ra, tìm ra, phát hiện ra”. Bản thân từ này có nghĩa là tìm ra “ai” hoặc “cái gì”…

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong số nhân vật chính của tác phẩm lại có thể làm nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn, nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định đâu là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Không khó để nhận ra rằng nhân vật tội phạm là kẻ xuất hiện trước vì chỉ có tội ác thì mới có người điều tra tội ác, có tội ác mới có sự trừng phạt. Tuy nhiên không thể nói tội phạm là nhân vật trung tâm của tác phẩm mặc dù đó là điểm khởi đầu của câu chuyện (xuất hiện tội ác) và cũng là điểm kết thúc câu chuyện (khi tội phạm bị bắt). Bởi lẽ nhân vật trung tâm là nhân vật thâu tóm mọi sự kiện tình tiết của tác phẩm về mặt ý nghĩa. Người thực hiện việc đó chính là thám tử, anh ta xuất hiện trong mọi sự kiện của tác phẩm. Vì truyện trinh thám thực chất là truyện điều tra, vấn đề trung tâm là quá trình điều tra để phát hiện ra cái bí ẩn cần giải đáp. Mặt khác thám tử còn là nhân vật mang tính quan niệm của nhà văn. Qua thám tử nhà văn muốn ngợi ca trí tuệ, óc phán đoán của con người. Sâu xa hơn thám tử chính là hiện thân của lí tưởng cái Thiện. Vì vậy nhân vật thám tử là nhân vật trung tâm của câu chuyện, nó lí giải cho việc lựa chọn nhân vật này làm đầu mối trung tâm cho các cặp đôi của chúng tôi.

Không phải ngẫu nhiên mà truyện trinh thám trở thành một thứ sách “best seller” trong rất nhiều năm qua. Một phần vì truyện trinh thám đã đánh vào được tâm lí tò mò, ưa khám phá của con người. Nhưng mặt khác truyện trinh thám thường có một kết cục có hậu làm thỏa mãn được tâm lí hướng thiện của người ta. Điều này xuất phát từ cỗ mẫu văn hóa nhân loại. Trong lịch sử sinh tồn của nhân loại thì sự thất bại của con người trước thế giới tự nhiên đã dẫn đến khát vọng của con người là chinh phục tự nhiên, chiến thắng tự nhiên. Từ khi xã hội có giai cấp thì những mâu thuẫn giai cấp đã khiến cho tầng lớp người bị trị luôn bị bóc lột, bị đàn áp. Vì vậy khát vọng của họ là cái ác bị trừng trị, cái Thiện sẽ chiến thắng. Bởi thế mà trong các truyện cổ tích xa xưa nhất, người cổ đại đã xây dựng một kết cấu có phần giống với kết cấu truyện trinh thám. Đó là người tốt trải qua những thử thách cam go, cuối cùng sẽ chiến thắng và giành được phần thưởng xứng đáng. Truyện trinh thám đã làm thỏa mãn được tâm lí này của người đọc bằng cách xây dựng một hành động tội ác mà kẻ gây ra nó luôn muốn chạy trốn hoặc tìm cách để che giấu, phủ nhận điều đó. Quá trình sau đó là thám tử đi tìm kẻ gây ra tội ác, cuối cùng kẻ ác cũng bị phát hiện và bị trừng trị. Như vậy truyện trinh thám đã làm thỏa mãn khát vọng muôn thuở của con người. Và nhà văn khi xây dựng câu chuyện ấy cũng là một cách để thể hiện quan niệm cuộc sống của mình, thể hiện khát vọng của bản thân. Phương tiện mà nhà văn sử dụng ở đây là cuộc chiến giữa một bên là thám tử (đại diện cho cái Thiện, cái Chính) với bên kia là tên tội phạm (đại diện cho cái Ác, cái Tà).

Nhân vật thám tử tài năng trong hai tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ và Câu lạc

bộ số 7 là cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách. Thám tử trong hành trình truy

tìm tội phạm đã bộc lộ những phẩm chất anh hùng, dũng cảm... vừa tài tử cao siêu vừa gần gũi đời thường.

Anh là người luôn luôn tinh nhạy để phát hiện những dấu vết chứng cứ dù rất nhỏ, suy luận vấn đề, tìm ra mấu chốt và đích thân phá án, dù cả hai vụ án trong hai tác phẩm đều vô cùng phức tạp, khó lường.

Bất chấp những nguy hiểm trong khu nhà ma quái ở trang Trại Hoa Đỏ với những vụ giết người bí ẩn, Phan Đăng Bách nhiều lần tìm vào hang động, hiện trường: “Anh làm theo Diên Vĩ, cúi mình luồn xuống chân bức tượng, và thoắt cái hai người đã sang tới mặt bên kia… Xác người phụ nữ bị buộc bởi chính chiếc khăn vấn đầu của chị ta, đầu kia treo trên một mỏm đá nhọn xù xì”[1, tr203]. Phải rất bản lĩnh thì Bách mới tìm đến tận cùng sự thật của câu chyện được.

Trong quá trình điều tra, không ít lần anh gặp nguy hiểm đến tính mạng: “Bách không kịp nói nốt câu, một bóng đen đã lao thẳng vào xe của anh. Bách chỉ kịp vừa phanh vừa đánh tay lái sang bên phải là vực sâu hun hút. Khi anh kịp định thần lại những gì đã xảy ra, mồ hôi trên trán, trên ngực trên tay Bách túa ra như tắm. Anh thận trọng mở cửa xe, đúng như dự đoán, một nửa bánh trước bên phải đã ngấp nghé ngoài vực thẳm”[1, tr202]. Phải rất bình tĩnh và vô cùng tài trí, nhanh nhạy thì anh mới tránh được những hiểm nguy như thế.

Đương đầu với những kẻ sát nhân, anh luôn bình tĩnh và chính xác để giành được chiến thắng: “Bách vội lồm cồm bò đến chiếc túi như bị thôi miên, nhưng tức thì anh thấy ánh sáng của con dao mổ lóe lên như miếng gương bắt được ánh mặt trời. Bách vội nghiêng người tránh và lộn nửa vòng đá tung con dao trên tay hắn”[2, tr530]. Đó đúng là phẩm chất của một người anh hùng thực thụ.

Tuy là một người tài ba, cao cường, bản lĩnh, nhưng Bách cũng là một người mang nặng những xúc cảm đời thường. Bách cũng yêu say đắm như bao chàng trai trẻ khác, và cũng yếu đuối - đau đớn khôn nguôi khi mất người con gái mình yêu: “Anh đã không ăn không ngủ suốt hai ngày đêm và hầu như mất hết tri giác. Toàn bộ thời gian anh ngồi ở mép giường, lưng còng xuống như đã già đi vài chục tuổi chỉ sau hai vòng quay của Trái đất, đôi mắt dán vào bức tường trước mặt, bất động”[2, tr453]. Đúng là sự chân thật một cách giản dị mà sâu sắc trong tình cảm của một con người rất đời thường.

Có thể thấy, tác giả đã xây dựng một hình tượng nhân vật thám tử đẹp đẽ đến lí tưởng, vừa tài giỏi cao siêu vừa gần gũi với đời thường. Đây cũng là cách để tác giả gửi gắm ước mơ về một hình mẫu con người vô cùng cần thiết trong cuộc sống nhiều bất trắc, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.

2.3.2.2. Nhân vật nạn nhân - con người vừa bình dị đời thường vừa ma quái Nạn nhân (victim) là người bị hại, bị mất mát. Thông thường, trong các truyện trinh thám các nhà văn thường lựa chọn nạn nhân là những người đặc biệt. Nhân vật nạn nhân trong các truyện trinh thám phải là những người thu hút được sự chú ý của người đọc, nhưng người đọc lại không được phép có cảm tình với nhân vật, người đọc phải được giữ ở trạng thái hoàn toàn dửng dưng và tỉnh táo khi tiếp nhận câu chuyện. Có thế thì lí trí của người đọc mới được sáng rõ. Cho nên có thể nói truyện trinh thám là loại truyện của trí tuệ chứ không phải là truyện của cảm xúc lãng mạn. De Quincey lí giải thêm về điều này rằng, trong truyện trinh thám, nạn nhân phải là một người giữ tầm quan trọng nhất có thể, nhưng rõ ràng không phải để nhận được sự cảm thông của độc giả.

Dường như hiểu rất rõ nhưng nguyên tắc này, nhà văn Di Li đã xây dựng cho mình hình mẫu nhân vật là nạn nhân rất thành công. Đó thường là những con người rất bình dị đời thường nhưng cũng có gì đó ma quái.

Trong tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, các nạn nhân đều là những con người

bình thường nhưng luôn có cái gì đó đặc biệt, khác lạ khiến người đọc phải chú ý. Huy là chàng trai trẻ, làm cảnh sát hình sự nhưng ở trong ngôi nhà hoang vắng, đồ vật trong nhà thường mang vẻ kì quái rờn rợn, nghe nhạc Trịnh, đặc biệt dễ ngủ quên. Khi Huy chết trong bồn tắm, các cửa vẫn mở, tiếng nhạc não nề vẫn đang vang lên. Những người phụ nữ dòng họ Quách cũng bình thường như bao con người khác, nhưng luôn ám ánh khiếp sợ trước lời nguyền truyền kiếp, bị sát hại một cách kì bí. Trong khi đó, Diên Vĩ - nhân vật nữ chính trong câu chuyện ban đầu cũng vui mừng hào hứng như bao phụ

nữ bình thường khi được chồng tặng quà (trang Trại Hoa Đỏ). Nhưng ở chị có một khả năng linh cảm, tiên tri rất nhạy bén, luôn dự cảm được điều gì đó phía trước. Ở nhân vật này thường xuyên có sự linh tính: “Không có sự hiện diện của con người, nhưng Vĩ vẫn cảm thấy những ánh mắt mờ ám đang theo dõi cô. – Bảo ơi, con ơi. Tiếng gọi của cô dội vào những âm u và luồn trở lại thành một tràng ngân dài rền rĩ. Cô bắt đầu dùng năm đầu ngón tay để bám vào những rễ cây, nhưng chúng cứ chuồi ra vì lớp bùn trơn nhẫy đã quánh lại trên thân lá”[1, tr30]. Diên Vĩ thường xuyên có những biểu hiện đặc biệt như thế, điều này khiến cho nhân vật trở nên bí ẩn, khó lí giải.

Trong tiểu thuyết Câu lạc bộ số 7, các nạn nhân bị sát hại thực ra đều là những người bình thường. Điểm chung là họ đều là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Trần Mỹ Anh, Lê Hoàng Mai, Hoàng Cẩm Tú, Linh Đan, Mỹ Lâm, Mai Thủy Lê trước khi bị giết hại một cách rùng rợn đều đi taxi Hoa Sen. Nhân vật Đăng lại có mối liên hệ thân thiết với các nạn nhân, bị tình nghi, cho nên thường xuyên bị ám ảnh tâm lí và có những biểu hiện kì quái: “Đây là lần thứ ba Đăng nhìn thấy Lê Hoàng Mai xuất hiện trong phòng. Lần trước, cô ta trần truồng nằm trên giường trong tư thế khêu gợi, và khi chủ nhân của căn phòng đang kinh hoảng tột độ, lớp da trên người cô ta phồng dần lên như quả bóng rồi nứt toác tựa hồ mặt đất đến kì khô hạn. Lần khác, Đăng nhìn thấy cô ta đang ngâm mình trong bồn tắm đầy nước. Mớ tóc dập dềnh phủ kín khuôn mặt. Cô ta đưa ngón tay cụt lên vén tóc, ánh mắt chậm chạp hướng về cậu buồn thảm. Đăng vội nhao đến chiếc máy vi tính, cậu vào facebook. Cậu cần một người để nói chuyện, nếu không cậu có thể sẽ tự hành hạ thể xác mình vì cơn trầm uất và sợ hãi tột cùng này”[2, tr53]. Những yếu tố này khiến người đọc cảm nhận được điều gì đó khá kì bí, ma quái, khó giải thích trong tâm lí của nhân vật này.

Có thể thấy, hầu hết các nhân vật nạn nhân trong tác phẩm của Di Li đều toát lên những vẻ khác thường đầy bí ẩn, mặc dù thực chất họ đều là những con

người đời thường. Đây là một cách gây chú ý, tạo sức hút của nhà văn với bạn đọc.

2.3.2.3. Nhân vật thủ phạm - con người “mặt nạ” với dã tâm ác quỷ

Những tên tội phạm trong truyện trinh thám thông thường là những kẻ có dã tâm điên cuồng, đồng thời cũng là những kẻ có đầu óc siêu việt. Nhờ vậy mới có thể thử thách được tài năng và trí tuệ của những thám tử và những thám tử mới có điều kiện chứng minh khả năng vượt trội của mình. Poe đã cho rằng những tên tội phạm này là những con quỷ của điều rùng rợn, thiên tài không có đạo đức. Bên cạnh đó, trong truyện trinh thám cũng có kiểu nhân vật tội phạm mang vẻ bề ngoài hung dữ, đáng sợ, trùng khít với tâm địa ma quỷ bên trong. Có điều giống nhau, những nhân vật thủ phạm này bao giờ cũng rất kín đáo, khéo léo che đậy ngụy trang, giấu diếm tội ác của mình.

Cảm xúc của người đọc đối với loại nhân vật này cũng không nằm ở dạng căm thù hay giận dữ trước những tội ác của nó. Người đọc theo dõi tội ác với một cảm giác “lạnh”, thuần túy lí trí. Sự xuất hiện của dạng nhân vật này trong tác phẩm không liên tục, nó được nhà văn giấu kĩ từ đầu tác phẩm cho đến cuối, khi tội ác đã được tìm ra. Đôi khi nó có mặt ngay từ đầu tác phẩm, đi cùng tiến trình câu chuyện nhưng người đọc không biết anh ta chính là thủ phạm, có thể có nghi ngờ nhưng không biết chính xác. Trong một số truyện, đến cuối cùng khi bí ẩn được giải mã thì lúc đó người đọc mới vỡ lẽ ra. Đó chính là điều ngạc nhiên lớn nhất, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Trong tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, Trần Hoàng Lưu là một sát thủ với nhiều điều rất đặc biệt. Anh ta tên thật là A San, một cậu bé trong bản, bị bắt cóc đem bán, rồi làm con nuôi nhà họ Trần. Là một thương gia giàu có, anh ta mang vẻ bề ngoài lịch lãm, hiền lành, tình cảm, biết yêu chiều vợ con, luôn chăm chút cho gia đình. Thực tế, bên trong anh ẩn giấu một con ác thú. Đó là một con người mang lòng tham vô tận, dù giàu có nhưng vẫn truy tìm kho báu trong lời nguyền một cách điên cuồng. Hắn che giấu và ngụy trang mọi kế

hoạch của mình một cách hoản hảo, ra tay sát hại một cách lạnh lùng. Khi bị đẩy đến đường cùng, mọi chuyện bị lộ, hắn sẵn sàng làm mọi cách miễn để đạt mục đích, kể cả phải giết vợ con. Đó thật sự là một kẻ sát nhân máu lạnh, tàn bạo.

Trong tiểu thuyết Câu lạc bộ số 7, những tên thủ phạm ác quỷ gây ra

những cái chết kinh hoàng đều là những người mang vẻ ngoài rất bình thường, thậm chí đẹp đẽ. Chopin là bác sĩ nhưng thực chất là một tên đồ tể tàn bạo, luôn thỏa mãn mình bằng tội ác cắt xẻ thịt người. Nguyễn Trí Hữu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)