Khái niệm Cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 34 - 35)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Khái niệm Cốt truyện

Cốt truyện chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc các biến cố trong tác phẩm. Thông thường, nó diễn ra theo một trình tự: Thắt nút, phát triển hành động (sự biến, cao trào), mở nút. Tuy nhiên, đây là kết cấu của cốt truyện truyền thống, cũng có những tiểu thuyết không theo trình tự nhưng vẫn đều bao gồm những phần này.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000), cốt truyện được định nghĩa là: “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và trữ tình” [19, tr99]. Theo đó, có thể tìm thấy ở một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ tính cách nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh xung đột xã hội, có sức mạnh và lôi cuốn người đọc. Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Cốt truyện kinh dị (hay ở Việt Nam còn gọi là truyện ma) thường đơn giản, ít có diễn biến li kì phức tạp. Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, ở Chuyện người con gái Nam Xương, chất huyền ảo kinh dị nằm ở phần kết

của tác phẩm, khi nhân vật nữ chính Vũ Thị Thiết tự tử và sau đó có cuộc gặp gỡ với người chồng trên sông vào rằm tháng 7.

Cốt truyện trinh thám thì có mức độ phức tạp cao hơn nhiều, bởi xuất phát từ hiện thực với đầy ắp những chi tiết mà thủ phạm tạo ra để che giấu tội ác của mình, và thám tử không dễ dàng khi xác định chính xác để bắt được thủ phạm vụ án. Có thể ví cốt truyện trinh thám như một sợi chỉ mỏng manh, bị đứt quãng nhiều đoạn, mà nhân vật thám tử phải nối những đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 34 - 35)