Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc​ (Trang 37)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu vốn để cho vay là rất

lớn. Một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2014

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu tiền gửi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2013 /2012 2014 /2013

1. Phân theo tiền

huy động 294.207 100 352.919 100 347.312 100 19,96 (1,59) Nội tệ 268.893 91,4 325.179 92,14 319.208 91,91 20,9 (1,84)

Ngoại tệ 25.314 8,6 27.740 7,86 28.104 8,09 9,58 (1,31)

2. Phân theo thành

phần kinh tế 294.207 100 352.919 100 347.312 100 19,96 (1,59) Tiền gửi dân cư 275.993 93,81 340.378 96,45 326.231 93,93 23,33 (4,16)

Tiền gửi tổ chức

kinh tế 18.214 6,19 12.541 3,55 21.081 6,07 (31,15) 68,1 3. Phân theo kỳ

hạn vay 294.207 100 352.919 100 347.312 100 19,96 (1,59) Tiền gửi không kỳ

hạn 23.927 8,13 23.129 6,55 31.492 9,07 3,34 36,16 Tiền gửi có kỳ hạn (dưới 12 tháng) 183.400 62,34 245.600 69,59 200.200 57,64 33,91 (18,49) Tiền gửi có kỳ hạn (Từ 12 tháng trở lên) 86.880 29,53 84.190 23,86 115.620 33,29 (3,1) 37,33

Nguồn: Phòng kế toán - Vietinbank chi nhánh Châu Đốc Vốn huy động năm 2013 tăng mạnh so cùng kỳ năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2014. Về cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm được phân chia theo:

- Loại tiền: nguồn vốn được huy động chủ yếu bằng nội tệ, lượng nội tệ chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trên 90%) và dao động rất ít (chưa đến 1%).

- Thành phần kinh tế: tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn huy động (từ 93% đến 97%). Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế rất ít, chiếm tỷ lệ rất thấp (từ 3% đến 6%).

- Kỳ hạn vay: tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là cao nhất trong ba tiền gửi kỳ hạn, tỷ lệ này chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động và dao động ít.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2014 đạt hiệu quả tích cực. Tuy vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa các loại hình nhưng nhìn chung tổng nguồn vốn huy động tăng dần, cơ cấu trong từng loại hình ít dao động.

2.2.1.2. Chất lƣợng sử dụng vốn tín dụng

Bảng 2.3: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 - 2014

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho vay 769.177 1.045.951 1.300.315

Dư nợ cho vay 395.590 548.075 667.185

Vốn huy động 294.207 352.919 377.312

Vốn điều hòa 59.903 44.538 30.362

Tổng tài sản 348.108 397.456 377.674

Doanh số cho vay/Vốn huy động 261,4% 296,4% 344,6%

Dư nợ cho vay/ Vốn huy động 134,46% 155,3% 176,83%

Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản 113,64% 137,9% 176,66%

Nguồn: Phòng khách hàng – Vietinbank chi nhánh Châu Đốc Nhìn chung, các hệ số sử dụng vốn tăng dần qua các năm. Dư nợ cho vay luôn cao hơn nguồn vốn huy động được (vượt ngưỡng 100%), tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mạnh (Doanh số cho vay/vốn huy động tăng dần và luôn vượt ngưỡng 100%). Ngân hàng được cấp vốn điều hòa từ Hội sở chính NHCT để cho vay lại. Nguồn vốn đã được sử dụng một cách tối ưu, dư nợ cho vay/Tổng tài sản

của ngân hàng đều đạt trên 100% và tăng dần qua các năm. Ngoài ra, dư nợ cho vay/Vốn huy động của ngân hàng cũng đều vượt 100%.

2.2.1.3. Cơ cấu tín dụng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2014

(Đvt: Triệu đồng)

Nhìn chung, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2013, tổng dư nợ tăng 152.485 triệu đồng (38,55%) so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ cho vay tiếp tục tăng thêm 119.110 triệu đồng (21,73%) so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó, dư nợ cho vay của ba ngành kinh tế vào cuối năm 2014 đều tăng nên tổng dư nợ tăng mạnh so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng không đều nhau và có sự biến động liên tục. Năm 2012, dư nợ cho vay lớn nhất là thương mại dịch vụ (chiếm tỷ lệ cao gần gấp 2 lần so với nông nghiệp và công nghiệp) thì vào năm 2013 ngành công nghiệp dẫn đầu chiếm 58,37% trong tổng dư nợ. Năm 2014, dư nợ cho vay của ba ngành kinh tế chênh lệch rất ít (Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại dịch vụ lần lượt là 217.568, 210.928, 238.689) nhưng phải ghi nhận là ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai ngành còn lại, bên cạnh đó thì ngành công nghiệp lại giảm so với năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2014

(Đvt:Triệu đồng)

Tỷ lệ của từng loại kỳ hạn trong cơ cấu tín dụng chênh lệch lớn: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao gấp từ 1,5 lần đến 2 lần tín dụng trung và dài hạn ở mỗi năm. Bên cạnh đó, tín dụng ngắn hạn tăng trưởng mạnh hơn tín dụng trung và dài hạn. Năm 2013, tín dụng ngắn hạn đạt 134% và tín dụng trung và dài hạn đạt 145% so với năm 2012. Năm 2014, tín dụng ngắn hạn đạt 135% và tín dụng trung và dài hạn đạt 103% so với năm 2013. Như vậy, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay của ngân hàng tập trung vào tín dụng ngắn hạn đã giúp ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc nhánh Châu Đốc 158.858 230.872 239.876 427.809 317.203 236.732 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

2.2.2.1. Quy trình tín dụng:

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc

Nguồn: Phòng khách hàng – Vietinbank chi nhánh Châu Đốc  Bƣớc 1: Lập hồ sơ tín dụng

CBTD tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ xin cấp tín dụng. CBTD kiểm tra sơ bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng về tính đầy đủ và hợp pháp, hồ sơ pháp lý, hồ sơ đảm bảo tiền vay, mục đích vay vốn. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì tiếp tục bước phân tích tín dụng.

 Bƣớc 2: Phân tích tín dụng

- Phân tích hồ sơ tín dụng: CBTD kiểm tra xác minh thông tin về khách hàng,phân tích ngành, phân tích vĩ mô, phân tích đánh giá năng lực tài chính, tình hình quan hệ với ngân hàng, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm đinh phương án vay vốn, thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Phần mềmchấm điểm tín dụng được lắp đặt sẵn và áp dụng với từng trường hợp theo quy định của ngân hàng. Căn cứ vào đó CBTD xếp hạng tín dụng khách hàng kèm với xếp loại rủi ro.

- Lập tờ trình, báo cáo: CBTD lập tờ trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng, báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm theo hồ sơ vay vốn trình lãnh đạo phòng khách hàng.

 Bƣớc 3: Quyết định tín dụng

Lãnh đạo phòng khách hàng xem xét tờ trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng, thẩm định, ghi ý kiến vào tờ trình và hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định. Căn cứ vào bộ hồ sơ xin cấp tín dụng hoàn chỉnh, lãnh đạo phòng sẽ kết hợp

với các quy định riêng của ngân hàng như mức rủi ro có thể chấp nhận được đề xuất cấp tín dụng. Giá trị của món vay được đề xuất sẽ phân thành 2 trường hợp dựa trên mức ủy quyền của chi nhánh (xem phụ lục) và mỗi trường hợp sẽ có bước thực hiện khác nhau. Cụ thể:

- Trƣờng hợp khoản vay vƣợt mức ủy quyền: Tháng 04/2013, Vietinbank chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II. Mô hình gồm có 3 vòng kiểm soát và mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ khác nhau.

Sơ đồ 2.3: Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II

Trong trường hợp này, Vietinbank chi nhánh Châu Đốc đóng vai trò vòng kiểm soát thứ nhất, đề xuất giới hạn tín dụng và dự đoán rủi ro tiềm năng trình hội sở chính NHCT. Bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách quản lý rủi ro một cách độc lập theo quy định trong đó phòng Quản lý RRTD và đầu tư thực hiện rà soát kết quả chấm điểm của chi nhánh, có thể tái thẩm định khi cần thiết. Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hiệu quả của quản lý rủi ro tại chi nhánh và bộ phận quản lý rủi ro. Hội sở chính sẽ phê duyệt đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh, tiến hành giải ngân hoặc từ chối cấp tín dụng.

- Trƣờng hợp khoản vay không vƣợt mức ủy quyền: Ban Giám đốc ngân hàng Vietinbank sẽ xem xét hồ sơ xin cấp tín dụng kèm theo tờ trình chấm điểm, báo cáo thẩm định của phòng khách hàng, nếu khoản vay đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng thì phê duyệt tín dụng hoặc từ chối cho vay khi không đủ điều kiện.

 Bƣớc 4: Giải ngân

Kết quả phê duyệt tín dụng được CBTD tiếp nhận từ hội sở chính NHCT hoặc Ban Giám đốc. Theo đó, CBTD trực tiếp quản lý món vay và lãnh đạo phòng khách hàng sẽ gặp trực tiếp khách hàng, hoàn thành và bàn giao hồ sơ TSĐB đồng thời kí

kết hợp đồng tín dụng. Trên hợp đồng tín dụng sẽ có các điều khoản liên quan đến quá trình giải ngân như: ngày giải ngân, số tiền giải ngân vào mỗi lần. Quá trình giải ngân có nhiều yếu tố như chứng từ giải ngân và trình duyệt giải ngân. Kết thúc quá trình giải ngân CBTD sẽ nạp thông tin vào chương trình điện toán và lưu chuyển chứng từ.

 Bƣớc 5: Giám sát và thu hồi nợ

Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, ngân hàng thường xuyên giám sát khách hàng về các điều khoản đã kí kết và thu hồi khoản nợ khi đến hạn nếu khách hàng tuân thủ mọi quy ước. Ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng tín dụng cho khách hàng, kết quả này có thể sử dụng khi khách hàng tái vay. Nhưng nếu như có vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ gặp trực tiếp khách hàng và áp dụng các biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp theo quy định.

2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Sơ đồ 2.4: Quy trình quản trị RRTD tại Vietinbank chi nhánh Châu Đốc

 Giai đoạn 1: Nhận biết RRTD

- Nhận biết RRTD từ khách hàng: Hồ sơ của khách hàng được tiếp nhận và thẩm định qua phòng quan hệ khách hàng. CBTD hướng dẫn, tư vấn khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng và tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ đó. CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau như thẩm định thực tế, thông tin hệ thống tín dụng (CIC), phòng quản lý và hỗ trợ (INCAS) từ chương trình Sysmon để phát hiện gian lận từ các thông tin mà khách hàng cung cấp, khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng xin vay từ đó nhận biết sớm RRTD và sàng lọc sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.

- Nhận biết RRTD từ ngân hàng: Bằng việc sử dụng hệ thống INCAS, ngân hàng phát hiện được những tác nghiệp sai của cán bộ, các rủi ro trong giao dịch với khách hàng và tổng hợp để phân tích danh mục tín dụng một cách chính xác và nhanh chóng. Từ đó, những dấu hiệu phát sinh dẫn đến RRTD sớm được nhận diện.

 Giai đoạn 2: Đo lƣờng RRTD

- Đo lƣờng RRTD theo Basel II cho từng khoản tín dụng riêng lẻ: Chủ yếu dựa trên phƣơng pháp đánh giá tiêu chuẩn. Quy trình xếp hạng tín dụng gồm có 3 bước cơ bản là chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro.

Bƣớc 1 - Chấm điểm tín dụng: CBTD chấm điểm tín dụng các thông tin khách hàng bằng phần mềm chấm điểm tự động. Số điểm cho từng chỉ tiêu cụ thể đã được mặc định trong phần mềm chấm điểm. Bên cạnh đó, với từng loại hình khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) thì có các tiêu chí chấm khác nhau và bảng điểm cho từng chỉ tiêu khác nhau trên phần mềm.

Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm tín dụng dựa trên các thông tin cơ bản của khách hàng và tình hình giao dịch với ngân hàng.

Bảng 2.4: Chấm điểm khách hàng cá nhân theo các thông tin cơ bản

STT Chỉ tiêu Điểm 1 Tuổi 18 - 25 tuổi 5 25 - 40 tuổi 15 40 – 60 tuổi 20 Trên 60 tuổi 10 2 Trình độ học vấn Dưới trung học/Thất học -5 Trung học 5

Đại học/Cao đẳng 15

Trên đại học 20

3 Nghề nghiệp

Chuyên môn/kỹ thuật 20

Thư ký 15

kinh doanh 5

nghỉ hưu 0

4 Thời gian công tác

Dưới 6 tháng 5

6 tháng – 1 năm 10

1 năm – 5 năm 15

Trên 5 năm 20

5 Thời gian công việc hiện tại Dưới 6 tháng 5 6 tháng – 1 năm 10 1 năm – 5 năm 15 Trên 5 năm 20 6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng 30 Thuê 12

Chung với người khác 5

Khác 0

7 Cơ cấu gia đình

Hạt nhân 20

Sống với cha mẹ 5

Sống cùng với gia đình hạt nhân khác 0

Khác -5

8 Số người ăn theo

Độc thân 0 <3 10 3 – 5 5 >5 -5 9 Thu nhập cá nhân hằng năm >120 triệu 40 36 – 120 triệu 30 12 – 36 triệu 15 <12 triệu -5

10 Thu nhập gia đình trên năm

>240 triệu 40

72 – 240 triệu 30

24 – 72 triệu 15

<24 triệu -5

Ngoài ra, khách hàng cá nhân còn được chấm điểm theo tiêu chí quan hệ với ngân hàng (Xem phụ lục D).

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc chấm điểm tín dụng dựa trên quy mô doanh nghiệp, các chỉ số tài chính và các chỉ số phi tài chính.

Bảng 2.5: Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Nguồn vốn kinh doanh

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15 Từ 1000 đến dưới 1500 người 12 Từ 500 đến dưới 1000 người 9 Từ 100 đến dưới 500 người 6 Từ 50 đến dưới 100 người 3 Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp NSNN Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1

* Ghi chú: Từ 70 – 100 điểm là doanh nghiệp loại 1, từ 30 đến 69 loại 2, dưới 30 là doanh nghiệp loại 3.

Ngoài ra, khách hang doanh nghiệp còn được chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính (Xem phụ lục E).

Bƣớc 2 - Xếp hạng khách hàng: Sau khi tổng hợp điểm CBTD sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng theo quy định.

Bảng 2.6: Xếp hạng khách hàng

Xếp hạng khách hàng cá nhân Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Hạng Số điểm đạt đƣợc Hạng Số điểm đạt đƣợc Aa+ >=401 AA+ 92.4 – 100 Aa 351 – 400 AA 84.3 – 92.3 Aa- 301 – 350 AA- 77.2 – 84.7 Bb+ 251 – 300 BB+ 69.6 – 77.1 Bb 201 – 250 BB 62 – 69.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)