Các nội dung quản lý tiền gửi tiết kiệm hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các nhtm​ (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Các nội dung quản lý tiền gửi tiết kiệm hiện nay

Như đã đề cập tại Mục 1.1.2.9 ở trên, hoạt động quản lý nguồn tiền gửi tiết kiệm được các NHTM bao gồm 5 nội dung. Tuy nhiên trên thực tế, các NHTM tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc quản lý lãi suất, cơ cấu vốn và tính thanh khoản tại mỗi thời điểm, trong đó lãi suất là trọng tâm.

Trên toàn hệ thống NHTM, riêng 3 "ông lớn” là Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã thu hút hơn 2,5 triệu tỷ tiền gửi, chiếm gần 1/2 tổng số tiền gửi của nền kinh tế, trong đó lãi suất của Viecombank thường có tính chất "dẫn dắt" thị trường. Hầu hết các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh, do không có được quy mô, uy tín và tiềm lực như các ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối nên buộc phải cạnh tranh bằng cách tăng thêm lãi suất so với "lãi suất tham chiếu" của 3 "ông lớn".

Ngoại trừ Techcombank, HD Bank theo chiến lược tìm nguồn vốn giá rẻ tại CASA (tài khoản vãng lai và tiết kiệm không kỳ hạn), các NHTM khác đang

chạy theo cuộc đua lãi suất trong nửa đầu năm 2019. Bắt đầu từ VP Bank với lãi suất "vượt xa 7%", sau đó là các ngân hàng Eximbank, Sacombank, Việt Á… đang đẩy mức lãi suất lên rất cao kể từ tháng 1/2019, kéo theo là một số NHTM quốc doanh cũng vào cuộc để không bị mất thị phần. Cụ thể mức lãi suất trung hạn trong tháng 4/2019 như sau:

TT Ngân hàng Lãi suất tiết kiệm/năm

18 tháng 24 tháng 36 tháng 1 Việt Á 9,1% 2 SHB 8,7% 8,8% 8,9% 3 Sacombank 8,6% 4 Seabank 8,4% 8,6% 5 BIDV 7,6% 7,6%

Bảng 3.2 - Lãi suất trung hạn tại một số NHTM trong tháng 4/2019 (Nguồn: tổng hợp từ internet)

Để cân đối cơ cấu vốn và đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là trung và dài hạn, đa số các NHTM đang dùng chiến lược "lãi suất cao" để thu hút tiền gửi. Tuy nhiên chính sách này cũng là "con dao 2 lưỡi", đặc biệt là sau khi xảy ra một số vụ trục lợi sổ tiết kiệm lớn và hiện tượng "ngân hàng 0 đồng" mới xảy ra trong vài năm gần đây, khách hàng cá nhân bắt đầu lo ngại ngày càng nhiều về một mức lãi suất cao nhưng uy tín của ngân hàng thấp. Những vụ việc trục lợi sổ tiết kiệm cho thấy: các NHTM không thể phó mặc an toàn tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng mình cho quy trình được, cho dù quy trình đó có thể được thiết kế chặt chẽ đến hoàn hảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các nhtm​ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)