Đối với NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các nhtm​ (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Đối với NHTM

Thứ nhất, NHTM trước tiên phải chịu trách nhiệm tài chính trước khách hàng, bất kể do lỗi của nhân viên ngân hàng hay không. Một khi đã cấp ra sổ/thẻ tiết kiệm tức là ngân hàng đã xác nhận thông tin về giao dịch gửi tiền của khách hàng có hiệu lực, đồng thời ngân hàng có trách nhiệm cất giữ tiền gửi trong thời hạn và hoàn trả (gốc và lãi) đúng hạn. Nếu tiền gửi tiết kiệm tại NHTM bị mất trong khi khách hàng vẫn giữ sổ tiết kiệm trong tay, hoặc chứng minh được giao dịch rút tiền là không đúng ý chí của mình thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ gốc và lãi cho khách, thậm chí là cả lãi chậm trả, lãi phạt (nếu có phát sinh trong thời gian tranh chấp). Số tiền thiệt hại thực tế có thể lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Thứ hai, việc chi trả phải mất thời gian điều tra, đi kèm theo là sự hao tổn thêm về nguồn nhân lực, tài chính để theo đuổi các vụ kiện. Không phải cứ khách hàng yêu cầu hoàn trả là NHTM lập tức trả được tiền ngay nếu không có kết quả

điều tra làm căn cứ. Để xác định nguyên nhân, tính chất, đối tượng trục lợi… ngân hàng thường phải đeo đuổi các vụ kiện kéo dài và thường phải đợi phán quyết của Tòa án để có căn cứ chi trả.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng xấu. Ngay khi sự việc xảy ra, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, điều đầu tiên NHTM phải xử lý là sự cố/ khủng hoảng thông tin truyền thông. Ngay khi các phương tiện truyền thông tức thời như báo điện tử, các trang mạng xã hội đưa tin về các vụ trục lợi sổ tiết kiệm, ngân hàng phải lập tức có phản ứng và phản hồi thông tin một cách phù hợp, tránh đỗ lỗi trực tiếp cho nhân viên thực hiện, nhưng cũng không thể có cam kết quá chắc chắn về nghĩa vụ. Cho dù NHTM có xử lý thông tin như thế nào thì uy tín và niềm tin của người dân vào ngân hàng đó cũng bị giảm sút, thậm chí nếu ngân hàng xử lý thông tin truyền thông không tốt, các khách hàng có thể rút tiền hàng loạt trước hạn, dẫn đến mất thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có khi "được vạ thì má đã sưng".

Thứ tư, khả năng thu hồi tài sản là thấp. Thông thường tài sản đã bị chiếm đoạt có chủ đích sẽ bị tẩu tán, phân tán ngay bởi các đối tượng trục lợi. Ngay trong trường hợp chủ đích chiếm dụng tạm thời (đối tượng rút ra đầu tư, đầu cơ vào một kênh tài sản nào đó như chứng khoán, bất động sản… với hy vọng có lãi cao sẽ hoàn trả gốc cho người gửi tiền) thì tỷ lệ thu hồi cũng không cao, do các kênh đầu tư này thường rủi ro cao dẫn đến thất bại, đối tượng mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các nhtm​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)