2.4.1. Nghiên cứu của Albrecht & ctg (1994)
Albrecht & ctg (1994) đã xây dựng mô hình về bàn cân gian lận với ba yếu tố: hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính trung thực của cá nhân. Theo các tác giả, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao. Ngược lại, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp. Hoàn cảnh tạo áp lực có thể là liên quan tới những khó khăn về tài chính. Cơ hội để thực hiện gian lận có thể do cá nhân đó tự tạo ra hay do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.
2.4.2. Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (2012)
Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (The Association of Certified Fraud Examiners – ACFE) là một tổ chức chuyên nghiên cứu và điều tra về gian lận có quy mô lớn nhất thế giới. Ngay sau khi được thành lập, ACFE đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn các trường hợp gian lận. Đầu tiên, vào năm 1993, ACFE đã tiến hành gửi bảng câu hỏi cho 10.000 thành viên của Hiệp hội nhằm thu thập thông tin về các trường hợp gian lận mà các thành viên này đã từng chứng kiến. Cho tới đầu năm 1995, đã có 2.608 phản hồi, trong đó có 1.509 trường hợp đề cập trực tiếp đến vấn đề gian lận tài sản của tổ chức mà họ đã hay đang làm việc. Căn cứ vào kết quả phân tích, năm 1996 ACFE đã cho ra đời “Report to the nation on occupation fraud and abuse”. Sau đó, các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 ACFE tiếp tục các cuộc nghiên cứu về gian lận trên quy mô toán nước Mỹ với phương pháp tương tự năm 1993, tức là tổng hợp nguồn thông tin từ thành viên của tổ chức ACFE nhưng với một mục tiêu khác là tập trung vào phân tích cách thức tiến hành gian lận từ đó giúp các nghề nghiệp đưa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện gian lận.
-Biển thủ tài sản: đây là loại gian lận liên quan đến hành vi đánh cắp tài sản thường do nhân viên hay người quản lý thực hiện, điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương.
-Tham ô: xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.
-Gian lận trên báo cáo tài chính: là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin. Chẳng hạn như khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả, hay chi phí.
2.4.3. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)
Nghiên cứu cho rằng gian lận và sai sót tồn tại cản trở hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho rằng các yếu tố trong hệ thống thông tin kế toán là một trong những nguyên nhân tác động đến khả năng tồn tại các gian lận và sai sót trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu tập trung vào địa bàn Hà Nội vì tại đây có số lượng lớn các doanh nghiệp với đầy đủ các loại hình.
Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng biến phụ thuộc Y để chỉ mức độ tồn tại gian lận và sai sót, biến này đuợc gắn các giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với mức độ tồn tại gian lận và sai sót từ nhỏ đến lớn. Để đánh giá vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong việc ngăn ngừa gian lận và sai sót, các tác giả đã đưa ra 7 yếu tố có khả năng ảnh huởng đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 2.1: Mô hình nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) Ký
hiệu biến
Tên biến Cách đo lường
Biến phụ thuộc
Y1 Mức độ tồn tại gian lận
Mức độ tồn tại gian lận được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các gian lận tồn tại trong doanh nghiệp
Y2 Mức độ tồn tại sai sót
Mức độ tồn tại sai sót được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các sai sót tồn tại trong doanh nghiệp
Biến độc lập
X1
Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán
X1 là biến giả, với X1 =0 nếu đội ngũ kế toán tự cập nhật, X1 = 1 nếu cập nhật thông qua các hình thức như đào tạo, tư vấn.
X2 Hoạt động kiểm toán
X2 là biến giả, với X2 = 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài, X2 = 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp
X3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán
X3 =1 nếu doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán “tay”, X3 = 2 nếu doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phần mềm Excel, X3 = 3 nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng.
X4
Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn
X4 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với tần suất kiểm kê càng dày hơn
X5
Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm
X5 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với mức độ phân quyền trong việc truy cập phân quyền càng cao
X6
Tần suất đối chiếu thông tin kế toán
X6 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với tần suất đối chiếu thông tin kế toán càng dày hơn.
X7 Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán
X7 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với nhà quản lý ngày càng có vai trò lớn dần trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy hệ thống thông tin kế toán có những ảnh huởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, các yếu tố tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót bao gồm: X2 (Hoạt động kiểm toán),X3 (Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán),X5 (Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm),X7 (Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán). Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cung chỉ ra một số yếu tố X6 (Tần suất đối chiếu thông tin kế toán), X1 (Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán), X4(Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn
vốn) có tác động đến mức độ tồn tại sai sót chứ không tác động đến mức độ tồn tạigian lận tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, cơ sở xây dựng mô hình, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, thực hiện mô tả mẫu nghiên cứu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Toàn bộ quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, cần xác định mục tiêu nghiên cứu, sau đó dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Để đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn của mô hình nghiên cứu dự kiến, một nghiên cứu được thực hiện thông qua phương
Vấn đề nghiên cứu
Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khảo sát chuyên gia Cơ sở lý luận
Lý thuyết về sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến ồ
Khảo sát thử
Khảo sát chính thức
Xử lý dữ liệu
Phân tích với công cụ Stata
Bảng câu hỏi phỏng vấn
Hoàn chỉnh bảng câu hỏi
Kiểm định và đưa ra kết quả
pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia nhằm khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Sau khi xác định được mô hình nghiên cứu chính thức, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Kết quả khảo sát sẽ được mã hóa và xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê Stata. Các bước xử lý bao gồm phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy bội.
3.2. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình 3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình
Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước:
Qua quá trình lược khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thấy rằng nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) phú hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, với:
Biến phụ thuộc thể hiện mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm:mức độ tồn tại gian lận và mức độ tồn tại sai sót.
Các biến độc lập thuộc hệ thống thông tin kế toán vá có tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: (1) Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán, (2) Hoạt động kiểm toán, (3) Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, (4) Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn, (5) Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm, (6) Tần suất đối chiếu thông tin kế toán, (7) Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán.
Khảo sát ý kiến chuyên gia:
Nhằm xác định những yếu tố thuộc hệ thống thông tin kế toán có tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (phù hợp với thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh), tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh như: Kế toán trưởng, giám đốc tài chính, kiểm toán viên….
Tổng hợp kết quả tham vấn, các chuyên gia cho rằng:
-Biến phụ thuộc và các biến độc lập: các chuyên gia đồng ý với lập luận trên của tác giả và kết quả bài nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013).
-Ngoài ra, đa số các chuyên gia đều cho rằng, nên bổ sung thêm yếu tố mức độ kiêm nhiệm của người làm kế toán cũng ảnh hưởng đánh kể đến đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo các chuyên gia, nếu người làm kế toán có sự kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nữa thì khả năng tồn tại gian lận và sai sót sẽ cao hơn, và ngược lại. Việc thêm biến mới này cũng tạo tính mới của đề tài so với các nghiên cứu trước.
3.2.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến
Căn cứ theo kết quả khảo sát các nghiên cứu trước của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013), kết hợp với việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia là một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, ta có mô hình đề xuất như sau:
- Phương trình của mô hình nghiên cứu 1: Tác động của hệ thống thông tin kế
toán đến mức độ tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Y1= β0+β1 X1+ β2 X2 + β3 X3+ β4 X4+ β5 X5+ β6 X6+ β7 X7 + β8 X8 + ε
- Phương trình của mô hình nghiên cứu 2: Tác động của hệ thống thông tin kế
toán đến mức độ tồn tại sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong đó:
Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến Ký
hiệu biến
Tên biến Cách đo lường Nguồn Kỳ
vọng Biến phụ thuộc
Y1
Mức độ tồn tại gian lận
Mức độ tồn tại gian lận được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các gian lận tồn tại trong doanh nghiệp
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)
Y2 Mức độ tồn tại sai sót
Mức độ tồn tại sai sót được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các sai sót tồn tại trong doanh nghiệp
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) Biến độc lập X1 Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán
X1 là biến giả, với X1 =0 nếu đội ngũ kế toán tự cập nhật, X1 = 1 nếu cập nhật thông qua các hình thức như đào tạo, tư vấn.
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) -/+ X2 Hoạt động kiểm toán
X2 là biến giả, với X2 = 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài, X2 = 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông
X3 =1 nếu doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán “tay”, X3 = 2 nếu doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)
tin trong công tác kế toán phần mềm Excel, X3 = 3 nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng. X4 Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn
X4 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với tần suất kiểm kê càng dày hơn
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X5 Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm X5 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với mức độ phân quyền trong việc truy cập phân quyền càng cao
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X6 Tần suất đối chiếu thông tin kế toán X6 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với tần suất đối chiếu thông tin kế toán càng dày hơn.
Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X7 Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán X7 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với nhà quản lý ngày càng có vai trò lớn dần trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán của doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X8 Mức độ kiêm nhiệm
X8 = 0 nếu người làm kế toán không có sự kiêm nhiệm,
X8 = 1 nếu người làm kế toán có sự kiêm nhiệm từ 2 vị trí trở lên.
Xây dựng mới +
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình quân bé nhất (OLS).
Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau.
Kiểu tương quan đơn giản nhất với giá trị thực tế là:
i i i X e Y =β∧0+β∧1 +
Trong đó:
Yilà biến phụ thuộc (biến được giải thích) Xilà biến độc lập (biến giải thích)
∧
0 β và
∧
1
β là các hằng số cần được ước lượng
eilà phần dư (chênh lệch giữa giá trị thực tế và biến phụ thuộc có được từ mô hình). Giá trị ước lượng được viết như sau:
i i X Y ∧ ∧ ∧ + =β0 β1 Sai số: ei = Yi - Y∧i Vậy, ta phải tìm β∧0, ∧ 1
β sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất.
Tức là
Các giả thuyết của OLS :
Giả thuyết 1: Quan hệ giữa Y và X là thuyết tính. Các giá trị Xi cho trước và không