Dữ liệu được thu thập từ 162 quan sát là đại diện bộ phận kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:
Giới tính của người được phỏng vấn:
Bảng 3.2: Giới tính của người được phỏng vấn
Giới tính Số quan sát Tỷ lệ
Nam 68 41.98%
Nữ 94 58.02%
Tổng 162 100%
41.98% 58.02%
Giới tính
Nam Nữ
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.2: Giới tính của người được phỏng vấn
Với dữ liệu thu thập được của 162 quan sát, vì đối tượng được khảo sát là những người am hiểu về hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nên phần lớn người được phỏng vấn là nữ, với 94 người và chiếm tỷ lệ 58.02%; tỷ lệ người được khảo sát là nam chiếm ít hơn, với 68 người, chiếm tỷ lệ 41.98%.
Độ tuổi của người được phỏng vấn:
Bảng 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn
Độ tuổi Số quan sát Tỷ lệ Từ 18 đến 30 tuổi 21 12.96% Từ 32 đến 40 tuổi 76 46.91% Từ 41 đến 50 tuổi 49 30.25% Trên 50 tuổi 16 9.88% Tổng 162 100%
12.96% 46.91% 30.25% 9.88% Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Từ 32 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn
Kết quả khảo sát cho thấy tuổi của người được khảo sát mang tính đại diện cao và còn khá trẻ: tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 32 đến 40 tuổi với 76 người, chiếm 46.91%; kế tiếp là lứa tuổi từ 41 đến 50 tuổi với 30.25%; từ 18 đến 30 tuổi chiếm 12.96%; cuối cùng là trên 50 tuổi gồm 16 người, chiếm 9.88%.
Trình độ học vấn của người được phỏng vấn:
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Trình độ Số quan sát Tỷ lệ Trung cấp trở xuống 18 11.11% Cao đẳng 35 21.60% Đại học 98 60.49% Trên đại học 11 6.79% Tổng 162 100%
11.11% 21.60% 60.49% 6.79% Trình độ Trung cấp trở xuống Cao đẳng Đại học Trên đại học
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Với dữ liệu thu thập được của 162 quan sát, trình độ học vấn của người được phỏng vấn dàn trải ở các cấp độ học vấn, điều này đảm bảo được tính đại diện của dữ liệu. Tuy nhiên, vì đối tượng được khảo sát là những người am hiểu về hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nên trình độ chủ yếu tập trung ở trình độ đại học với 98 người, chiếm tỷ lệ 60.49%; kế tiếp là trình độ cao đẳng chiếm 21.60%; trung cấp trở xuống chiếm 11.11%; cuối cùng là trên đại học gồm 11 người, chiếm 6.79%.
Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn:
Bảng 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn
Loại hình doanh nghiệp Số quan sát Tỷ lệ
Doanh nghiệp tư nhân 21 12.96%
Doanh nghiệp TNHH 54 33.33%
Doanh nghiệp cổ phần 73 45.06%
Loại hình khác 14 8.64%
12.96%
33.33% 45.06%
8.64%
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp TNHH Doanh nghiệp cổ phần Loại hình khác
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Hình 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn
Về loại hình doanh nghiệp, đối tượng được khảo sát là những người làm việc tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp cổ phần với 45.06%, 33.33% ở loại hình doanh nghiệp TNHH; 12.96% thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân; cuối cùng là 8.64% là các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nước ngoài.
Bảng 3.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Y1 1.9198 0.9715 0 4 Y2 2.5741 1.2551 0 4 X1 0.3827 0.4876 0 1 X2 0.6728 0.4706 0 1 X3 2.1358 0.7682 1 3 X4 2.4568 1.1748 1 4 X5 2.2654 0.7542 1 3 X6 2.0741 0.7686 1 3 X7 2.5 1.0647 1 4 X8 0.5864 0.4940 0 1
Nguồn: Tính toán tổng hợp của tác giả
Dựa vào bảng kết quả thống kê mô tả trên ta thấy mẫu điều tra hợp lệ với tất cả các biến đều thu thập đủ 162 quan sát. Mức độ tồn tại gian lận (Y1) đạt giá trị trung bình là 1.9198 và mức độ tồn tại sai sót (Y2) đạt giá trị trung bình 2.5741, điều này cho thấy rằng, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM tồn tại đáng kể vấn đề sai sót cũng như gian lận trong kế toán, mức độ tồn tại sai sót chiếm tỷ lệ cao hơn gian lận.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở các chương trước, tác giả đã tiến hành xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu và mô tả mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu phải tiến hành kiểm định các giả thuyết hồi quy theo phương pháp OLS trước khi quyết định mô hình nghiên cứu chính thức và có ý nghĩa của bài nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày các bước kiểm định mô hình nghiên cứu. Sau các bước kiểm định này, chúng ta mới có thể xác định được chính xác mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập được. Sau khi có được mô hình chính xác, chương này tiếp tục tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu