Mô hình nghiên cứu dự kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 34 - 38)

Căn cứ theo kết quả khảo sát các nghiên cứu trước của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013), kết hợp với việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia là một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, ta có mô hình đề xuất như sau:

- Phương trình của mô hình nghiên cứu 1: Tác động của hệ thống thông tin kế

toán đến mức độ tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Y1= β0+β1 X1+ β2 X2 + β3 X3+ β4 X4+ β5 X5+ β6 X6+ β7 X7 + β8 X8 + ε

- Phương trình của mô hình nghiên cứu 2: Tác động của hệ thống thông tin kế

toán đến mức độ tồn tại sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong đó:

Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến

hiệu biến

Tên biến Cách đo lường Nguồn Kỳ

vọng Biến phụ thuộc

Y1

Mức độ tồn tại gian lận

Mức độ tồn tại gian lận được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các gian lận tồn tại trong doanh nghiệp

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)

Y2 Mức độ tồn tại sai sót

Mức độ tồn tại sai sót được đánh giá với giá trị từ 0 đến 4 tương ứng với số lượng các sai sót tồn tại trong doanh nghiệp

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) Biến độc lập X1 Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán

X1 là biến giả, với X1 =0 nếu đội ngũ kế toán tự cập nhật, X1 = 1 nếu cập nhật thông qua các hình thức như đào tạo, tư vấn.

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) -/+ X2 Hoạt động kiểm toán

X2 là biến giả, với X2 = 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài, X2 = 1 nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X3 Mức độ ứng dụng công nghệ thông

X3 =1 nếu doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán “tay”, X3 = 2 nếu doanh nghiệp chủ yếu sử dụng

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013)

tin trong công tác kế toán phần mềm Excel, X3 = 3 nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng. X4 Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn

X4 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với tần suất kiểm kê càng dày hơn

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X5 Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm X5 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với mức độ phân quyền trong việc truy cập phân quyền càng cao

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X6 Tần suất đối chiếu thông tin kế toán X6 có giá trị từ 1 đến 3 tương ứng với tần suất đối chiếu thông tin kế toán càng dày hơn.

Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X7 Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán X7 có giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với nhà quản lý ngày càng có vai trò lớn dần trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán của doanh nghiệp Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) - X8 Mức độ kiêm nhiệm

X8 = 0 nếu người làm kế toán không có sự kiêm nhiệm,

X8 = 1 nếu người làm kế toán có sự kiêm nhiệm từ 2 vị trí trở lên.

Xây dựng mới +

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.

Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình quân bé nhất (OLS).

Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau.

Kiểu tương quan đơn giản nhất với giá trị thực tế là:

i i i X e Y =β∧0+β∧1 +

Trong đó:

Yilà biến phụ thuộc (biến được giải thích) Xilà biến độc lập (biến giải thích)

0 β và

1

β là các hằng số cần được ước lượng

eilà phần dư (chênh lệch giữa giá trị thực tế và biến phụ thuộc có được từ mô hình). Giá trị ước lượng được viết như sau:

i i X Y ∧ ∧ ∧ + =β0 β1 Sai số: ei = Yi - Yi Vậy, ta phải tìm β∧0, ∧ 1

β sao cho tổng bình phương sai số là nhỏ nhất.

Tức là

Các giả thuyết của OLS :

Giả thuyết 1: Quan hệ giữa Y và X là thuyết tính. Các giá trị Xi cho trước và không ngẫu nhiên.

Giả thuyết 2: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0. E (Ui | Xi) = 0

Giả thuyết 3: Các sai số Ui là đại lượng ngẫu nhiên có phương sai không thay đổi. Var (U | X) = σ2= const

Giả thuyết 4: Không có sự tương quan giữa các sai số Ui. Cov (Ui, Uj | Xi, Xj) = 0, i ≠ j

Giả thuyết 5: Không có sự tương quan giữa Ui và Xi. Cov (Ui | Xi) = 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)