Hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 73)

Thứ nhất, đối tượng được khảo sát tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa nghiên cứu tại các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Thứ hai, vì thời gian có hạn nên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo

sát còn hạn chế và chỉ tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, một số yếu tố như: hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính

trung thực của cá nhân người làm kế toán,… chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu.

Trên đây là một số hạn chế của đề tài và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của các đề tài sau này. Nếu các bài nghiên cứu tiếp theo khắc phục được nhược điểm trên sẽ đưa ra được kết quả chính xác hơn về sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại.

Với mục tiêu nghiên cứu sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về hoạt động kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để làm tiền đề xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp nhất với thực tiễn. Kết hợp với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích. Tiếp đó, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy theo phương pháp OLS và cho thấy hệ thống thông tin kế toán có những ảnh huởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, các yếu tố tác động đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót bao gồm: X2 (Hoạt động kiểm toán), X8 (Mức độ kiêm nhiệm),X3 (Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán), X5 (Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm), X7 (Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cung chỉ ra một số yếu tố X6

(Tần suất đối chiếu thông tin kế toán), X1 (Hình thức cập nhật thông tin của đội ngũ kế toán), X4 (Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn) có những tác động khác nhau đến gian lận và sai sót. Từ kết quả thu được, đề tài sẽ giúp đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế được mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những kết quả nghiên cứu trên đây vẫn còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót, chưa đạt được sự thấu đáo, đầy đủ. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các Thầy / Cô, các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn./

Beard & Wen (2007), Reducing the Threat levels for Accounting Information Systems Challenges for Management, Accountants, Auditors, and

Academicians.

Gujrati (2003), Basic Econometrics (4th edn), New York: McGraw-Hill.

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

Morey (2010), Accounting errors, fraud are common problems for small businesses.

Technology, Watchdog, Accounting & Auditing. Retrieved 25/11/2010

Murtagh (2010), "Kiểm toán trong các DNNVV: Kiểm toán nhỏ, lợi ích lớn." Retrieved 30-04/2013.

Ngô Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim Son, Nguyễn Thị Thùy Dung (2013), Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 4: 565-573

Romney & Steinbart (2012), Accounting Information Systems. twelfth. London: Pearson.

Sriram (1995), Accounting information system issues of FMS. Integrated Manufacturing Systems 6(1): 35-40.

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT

Đề tài: Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(Thông tin thu thập được từ Anh / Chị tuyệt đối được giữ kín, hoàn toàn chỉ dùng làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu khoa học)

Anh / Chị vui lòng ghi thông tin hoặc đánh dấu vào ô thích hợp, vui lòng không để trống.

Phần 1: Thông tin của đối tượng khảo sát:

Câu 1. Họ và tên của Anh / Chị: ...

Câu 2. Tên doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác: ...

...

Câu 3. Địa chỉ doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác: ...

...

Câu 4. Số điện thoại doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác: ...

Câu 5. Giới tính của Anh / Chị:

 1. Nam

 2. Nữ

Câu 6. Độ tuổi của Anh / Chị:

 1. Từ 18 đến 30 tuổi

 2. Từ 32 đến 40 tuổi

 3. Từ 41 đến 50 tuổi

Câu 7. Trình độ học vấn của Anh/Chị:

 1. Trung cấp trở xuống

2. Cao đẳng

3. Đại học

4. Trên đại học

Câu 8: Anh / Chị vui lòng cho biết doanh nghiệp của Anh / Chị thuộc loại hình nào sau đây:

 1. Doanh nghiệp tư nhân

2. Doanh nghiệp TNHH

3. Doanh nghiệp cổ phần

4. Loại hình khác: ...

Phần 2. Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Anh/Chị vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình với các phát biểu sau:

Câu 9. Mức độ tồn tại gian lận của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:  Không tồn tại Tồn tại rất ít Bình thường  Tồn tại nhiều Tồn tại rất nhiều

Câu 10. Mức độ tồn tại sai sót của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

Không tồn tại

 Tồn tại rất ít

Tồn tại nhiều

 Tồn tại rất nhiều

Câu 11. Hình thức cập nhật thông tin của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

Bộ phận kế toán tự cập nhật

Bộ phận kế toán cập nhật thông qua các hình thức như đào tạo, tư vấn

Câu 12. Hoạt động kiểm toán trong doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

 Doanh nghiệp không sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài

 Doanh nghiệp được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán bên ngoài doanh nghiệp

Câu 13. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tại doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện kế toán “tay”

 Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phần mềm Excel

Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng

Câu 14. Tần suất kiểm kê tài sản – nguồn vốn trong doanh nghiệp Anh / Chị đang

công tác:

Rất ít kiểm kê

 Ít kiễm kê

Kiểm kê nhiều

Kiểm kê rất nhiều

Câu 15. Mức độ phân quyền trong truy cập phần mềm tại doanh nghiệp Anh / Chị

đang công tác:

Phân quyền ít

Bình thường

Phân quyến nhiều

Câu 16. Tần suất đối chiếu thông tin kế toán tại doanh nghiệp Anh / Chị đang công

tác:

Bình thường

 Đối chiếu nhiều

Câu 17. Vai trò của nhà quản lý trong hệ thống kế toán đối với việc xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán tại doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

Rất ít quan trọng

Ít quan trọng

Quan trọng

 Rất quang trọng

Câu 18. Mức độ kiêm nhiệm đối với người làm kế toán tại doanh nghiệp Anh / Chị đang công tác:

Không có sự kiêm nhiệm

Có sự kiêm nhiệm (từ 2 vị trí trở lên)

Phụ lục 2: Kết quả mô hình nghiên cứu 1 Phân tích tương quan

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi)

Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến)

Phụ lục 3: Kết quả mô hình nghiên cứu 2: Phân tích tương quan

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi)

Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)