5. Kết cấu luận văn
4.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống hàng giả
Tỉnh Vĩnh Phúc có số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể lớn với 69.502 cơ sở chủ yếu các sản xuất, kinh doanh hàng hóa dưới hình thức hộ gia đình, trình độ hiểu biết chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thương mại còn hạn chế. Do đó, để công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh thực sự có sự chuyển biến tích cực trong thời gia tới thì công tác thông tin tuyên truyền là một trong những giải pháp có ý nghĩa tiên quyết nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và toàn xã hội trong công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh. Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm phối hợp với Ủy ban nhân các huyện, thành phố thực hiện chương trình tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, thành phố định kỳ mỗi tuần 01 buổi phát thanh tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phòng, chống hàng giả. Đồng thời, công khai các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn huyện, thành phố để nhân dân biết góp phần trong việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.
- Phối hợp với các sở, ngành thực hiện lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả thông qua các chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật do các sở, ngành chủ trì tổ chức.
- Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức chương trình giới thiệu, phổ biến rộng rãi cho người dân về các dấu hiệu phân biệt giữa hàng thật - hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
- Thông tin rộng rãi số điện thoại đường dây nóng hoặc email tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các đối tượng, cơ sở sản xuất buôn bán hàng giả cũng như tiếp nhận những phản ánh về các hiện tượng tiêu cực của công chức quản lý thị trường trong quá trình thực thi công vụ để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Đồng thời, giải đáp những vướng mắc của các tổ chức , cá nhân kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tự bảo vệ sản phẩm, thương hiệu của mình.
- Phát động phong trào toàn dân tố giác các đối tượng, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, không bao che tiếp tay cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng sính hàng ngoại để không mua hàng giả nhãn hiệu. Đồng thời, tuyên truyền để nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc thực hiện quyền lực cao nhất của mình là tẩy chay các cơ sở sản xuất, đối tượng buôn bán hàng giả.