5. Kết cấu luận văn
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả của một số Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh, như sau:
1.3.3.1. Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo
- Luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất và xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chuyên đề, lĩnh vực, mặt hàng, địa bàn trọng điểm. Chỉ khi xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phương pháp thực hiện thì công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả mới đạt được kết quả cao.
- Thực hiện phân bổ chỉ tiêu giao cho các tập thể, công chức quản lý thị trường trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn quản lý. Đồng thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, bày bán công khai hàng giả trên địa bàn quản lý. Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá đúng tình hình, những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế, tồn tại để bổ sung, khắc phục và rút ra bài học kinh nghiệm.
1.3.3.2. Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trong phòng, chống hàng giả
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh, chính quyền cơ sở và đặc biệt là công tác phối hợp với Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin về các đối tượng sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả nhằm phối hợp kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm trên khâu lưu thông, nơi sản xuất, phát luồng hàng hóa.
- Tăng cường công tác phối hợp với các doanh nghiệp, đại diện pháp lý của doanh nghiệp nhằm tổ chức các hội thảo nhận biết, phân biệt hàng thật – hàng giả, cũng như hỗ trợ các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về hàng giả.
1.3.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Bện cạnh việc cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, cần xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức kiểm tra, sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ đối với toàn thể công chức nhằm đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có hướng luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung số lượng cán bộ, công chức cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của lực lượng Quản lý thị trường nói chung và lĩnh vực hàng giả nói riêng.
1.3.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Đẩy mạnh công tác nắm bắt thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, kho hàng, địa điểm tập kết, phát luồng hàng hóa để tiến hành kiểm tra đột xuất. Đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết cũng như thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam, cần phối hợp thành lập Hội đồng tư vấn về xử lý vi phạm hành chính gồm các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các Đội Quản lý thị trường trong quá trình triển khai thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát nội bộ đối với các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo của cấp trên trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh thì cần phải thu thập thông tin về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sử dụng hai phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp:
2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra, khảo sát thu thập thông tin về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý của đội ngũ cán bộ, công chức đánh giá công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh.
- Thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin đối với 52 cán bộ, công chức, người lao động của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc về tính phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực; phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đã đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ công tác; các kiến thức chuyên môn về nhận biết, phân biệt hàng thật – hàng giả và việc xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Phiếu điều tra khảo sát được xây dựng theo các nội dung tiêu chí và tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng điều tra, sau đó thu thập phiếu và tiến hành tổng hợp, phân tích theo từng nhóm tiêu chí được thiết kế theo bảng hỏi.
- Thu thập thông tin bằng cách xin ý kiến những người có kiến thức chuyên môn cao trong vấn đề nghiên cứu để đưa ra hướng giải quyết vấn đề dựa trên những kinh nghiệm, sự hiểu biết và thực tiễn quá trình giải quyết công việc đối với những vấn đề chưa rõ ràng, còn có những cách hiểu và giải quyết, xử lý khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả tổng hợp xin ý kiến chuyên gia về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh của các cơ quan chuyên môn như các ý kiến của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Thu thập thông tin về hàng giả thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư,... liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả.
- Thông qua các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập thông tin tư liệu về vị trí địa lý, địa hình, dân cư, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thu thập số liệu qua báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập thông tin, số liệu về tổ chức bộ máy, biên chế, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thu thập thông tin về các kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo và kết quả thực hiện của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả.
- Thu thập số liệu từ báo cáo công tác quản lý thị trường trong giai đoạn 2015-2018 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thông tin từ các tài liệu, sách, báo, bài viết về quản lý nhà nước phòng chống hàng giả trên internet.
- Thông tin, số liệu về việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyên truyền, xử lý hàng giả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2018.
- Thu thập thông tin, số liệu từ báo cáo tổng kết công tác Quản lý thị trường năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội.
- Thu thập thông tin, số liệu từ báo cáo tổng kết công tác Quản lý thị trường năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, xu hướng tăng giảm các chỉ số, tiêu chí trên cơ sở số liệu phân tích, tổng hợp số liệu thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp thu thập được nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu. Tất cả thông tin, số liệu điều tra, thu thập được sẽ tổng hợp, phân tính xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích, tổng hợp số liệu về thông tin điều tra, khảo sát đối với cơ quan quản lý nhà nước để từ đó rút ra các kết luật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh.
- Trong quá trình tổng hợp, phân tích sử dụng phần mềm Excel làm công cụ để xử lý thông tin, tính toán các số liệu, chỉ tiêu cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá.
2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh, mô tả
* Phương pháp thống kê so sánh:
Phương pháp thống kê so sánh thường được ứng dụng trong các nghiên cứu kinh tế. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn tác giả sử dụng phương pháp này để định lượng các nội dung có tính chất, đặc điểm tương tự nhau: về kết quả kiểm tra, xử lý; bộ máy tổ chức, số lượng, chất lượng, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí trong giai đoạn 2015-2018 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đưa ra những nhận định so sánh về các chỉ tiêu tăng giảm và đánh giá hiệu quả phòng, chống hàng giả thông qua các chỉ tiêu so sánh.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua việc mô tả các số liệu điều tra, thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và thực trạng công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc qua các nội dung, chỉ tiêu nghiên cứu bằng việc sử dụng các mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để mô tả về đặc điểm tự nhiên, cách thức tiến hành, kết quả tiến hành trong quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tác động của đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến hoạt động sản xuất, buôn đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ Sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2 (theo niên giám thống kê năm 2018), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội; Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: có 02 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và có 07 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn; có 07 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.
(Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc)
Tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ - xây dựng là 62,15%, các ngành dịch vụ chiếm 29,57%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 8,28%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,37%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 33.000 tỷ đồng năm 2018 (riêng năm 2017 đạt trên 45.000 tỷ đồng).
Tổng số doanh nghiệp 9.519 doanh nghiệp, thu hút 185.993 người lao động; số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể 69.502 cơ sở, thu hút 116.028 người lao động.
Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018, Tỉnh có dân số 1.092.424 người (trong đó dân số thành thị 273.600 người, dân số nông thôn 818.824 người); số người trong độ tuổi lao động 636.134 người trong đó lao
động thành thị 146.199 người, chiếm 22,98%; lao động nông thôn 489.935 người, chiếm 77,02%; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,84%.
3.1.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh
Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên cho thấy Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2A, 2B, 2C và tuyến đường sắt, đường cao tốc Vĩnh Phúc - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân, do đó Vĩnh Phúc vừa là điểm trung chuyển hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc tại địa bàn Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là trung tâm bán buôn, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh, thành phố nên hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ các đối tượng buôn bán hàng giả vận chuyển về địa bàn rồi trà trộn hàng giả với hàng thật để đưa về các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để tiêu thụ.
Qua phân tích số liệu trên cho ta thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tăng mạnh, với số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể lớn điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ của nạn sản xuất, buôn bán hàng giả nếu như các đối tượng này vì lợi nhuận hay nhận thức về quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hạn chế.
Bên cạnh đó, số lao động có việc làm chính thức trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể còn thấp trong khi số lượng lao động tham gia việc làm phi chính thức còn lớn, thu nhập thấp, không ổn định dễ bị
tổn thương sẽ là đối tượng dễ bị dụ dỗ tham gia vào hoạt động sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng giả.
3.1.2. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh
Kể từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997 đến nay, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao đã tạo sự thay đổi và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ