Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 33 - 37)

5. Kết cấu luận văn

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả được đo lường qua một số tiêu chí sau:

1.2.4.1. Tính đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả về tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý hành chính nhà nước về phòng, chống hàng giả

Tính đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả là một tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, căn cứ vào kết quả quá trình thực thi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về phòng, chống hàng giả ở địa phương. Vận dụng cụ thể đối với tổ chức bộ máy của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm có các tiêu chí cụ thể:

Thứ nhất, trong hệ thống tổ chức bộ máy của Cục Quản lý thị trường có sự thống nhất không, có bị mâu thuẫn, chồng chéo về chức chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận hay không, có cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đặc biệt là cấp trung gian.

Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý thị trường có chồng chéo, chồng lấn với các cơ quan khác trong việc phòng, chống hàng giả hay không. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Cục Quản lý thị trường có tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đầy đủ giữa các cơ quan trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh; có đảm bảo nguyên tắc một công việc, một vấn đề trong phòng, chống hàng giả do một cơ quan chịu trách nhiệm hay không.

Đánh giá trên cơ sở tiêu chí về tính đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả cho chúng ta thấy rõ được mức độ hoàn thiện của tổ chức bộ máy các cơ quan trong cả hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và từng cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả từ trung ương đến địa phương.

1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá về xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về phòng, chống hàng giả

Các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về phòng, chống hàng giả nhìn dưới góc độ văn bản hành chính nói chung với tính chất là phương tiện quan trọng để cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả trên địa bàn tỉnh. Văn bản hành chính về phòng và chống hàng giả chỉ phát huy giá trị tích cực trên cơ sở các tiêu chí cụ thể:

- Số lượng văn bản được ban hành đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả; bao quát được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh.

- Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện văn bản trong điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh của các sở, ngành, Cục Quản lý thị trường.

- Các văn bản được ban hành đã đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong công tác phòng, chống hàng giả.

- Văn bản ban hành có sát với thực tế tại địa phương, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi trong quá trình thực hiện.

1.2.4.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá tổ chức thực hiện phòng, chống hàng giả

- Tiêu chí về nguồn lực cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống hàng giả thông qua việc đánh giá các tiêu chí về số lượng cán bộ, công chức có đảm bảo theo yêu cầu quản lý; công tác lựa chọn, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, điều động phân công nhiệm vụ công chức có phù hợp với địa bàn quản lý; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ đạo điều hành đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kỹ năng và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tiêu chí đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông qua số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; bồi dưỡng lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, nghiệp vụ chuyên ngành hàng năm.

- Tiêu chí phản ánh về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống hàng giả thể hiện thông qua việc hỗ trợ lực lượng lẫn nhau, trao đổi thông tin trong công tác phòng, chống hàng giả đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, tránh chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các sở, ngành trên địa bàn tỉnh và các lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố.

- Tiêu chí phản ánh về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống hàng giả thông qua việc quán triệt các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về phòng, chống hàng giả đến cán bộ, công chức; số lượng văn bản pháp luật được tuyên truyền phổ biến; số lượng người dân, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được tuyên truyền phổ biến kiến thức về hàng giả.

- Tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất và kinh phí được đánh giá thông qua việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc; phương tiện xe ô tô, mô tô, máy in,

máy tính, công cụ hỗ trợ đã được trang bị trên tổng số các phòng chuyên môn, các Đội Quản lý thị trường và trên tổng số cán bộ, công chức của Cục Quản lý thị trường; kinh phí đảm bảo về chế độ, chính sách, chi phí nghiệp vụ phát sinh,… nếu các trang thiết bị, kinh phí đáp ứng đầy đủ thì công tác phòng, chống hàng giả đảm bảo đạt kết quả cao và người lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công tác của các cơ quan, đơn vị.

1.2.4.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống hàng giả

- Tiêu chí đánh giá phản ánh kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về hàng giả:

+ Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống hàng giả thông qua số vụ việc được kiểm tra, xử lý trên các địa bàn trọng điểm; các đường dây, ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả được triệt phá trên cơ sở thống kê, so sánh số vụ việc phát hiện, bắt giữ, xử lý hàng năm của lực lượng chức năng.

+ Khả năng nắm bắt thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, các kho hàng, địa điểm tập kết, phát luồng hàng hóa để kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm thông qua số liệu các vụ việc được kiểm tra đột xuất triển khai hàng năm.

+ Đánh giá thông qua số vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo hành vi vi phạm như hàng giả về chất lượng, đo lường; giả về nhãn mác, bao bì; giả về sở hữu trí tuệ và tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đã được phát hiện, xử lý.

- Tiêu chí đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hàng giả thông qua:

+ Việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đã kịp thời, nghiêm túc;

+ Quy trình, trình tự, thủ tục triển khai kiểm tra, xử phạt vi phạm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)