Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu luận văn

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống

vụ việc kiểm tra, xử lý với số vụ việc thiếu sót, vi phạm;

+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả đã kịp thời, nghiêm túc, đầy đủ thông qua việc số đơn thư khiếu nại tố cáo của tổ chức, cá nhân đã tiếp nhận và giải quyết.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả hàng giả

Trong thực tiễn quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả có rất nhiều nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả nhưng có thể khái quát qua hai nhân tố cơ bản là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

1.2.5.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội

- Địa hình và vị trí địa lý là nhân tố khách quan nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, Chẳng hạn, Vĩnh Phúc thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ số 2A, tuyến đường sắt và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài là môi trường lý tưởng thu hút các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, vận chuyển, trung chuyển hàng hóa qua địa bàn với lưu lượng lớn do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng giả.

- Quản lý nhà nước luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, truyền thống, tập quán, thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dòng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng đối với công tác phòng, chống hàng giả, chẳng hạn như có một bộ phận người dân có hành

vi bao che, tiếp tay cho các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả mà không thực hiện việc phản ánh, tố giác đến các cơ quản lý nhà nước.

1.2.5.2. Sự tham gia, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh

Sự tham tham gia và ủng hộ của người dân, doanh nghiệp đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả không chỉ góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp mà còn là một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh. Chỉ khi có sự đồng thuận của người dân và sự phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp chủ thể các sản phẩm hàng hóa bị làm giả với lực lượng chức năng thì công tác phòng chống hàng giả mới đạt hiệu quả.

1.2.5.3. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước về phòng, chống hàng giả

Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phòng, chống hàng giả. Việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống hàng giả và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả.

Hiện nay, mặc dù hệ thống các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt,...) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả tương đối hoàn chỉnh nhưng chưa bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả trong thực tế. Văn bản pháp luật hướng dẫn việc xác định, xử lý vi phạm về hàng giả còn chồng chéo gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện; chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả chưa

đủ sức răn đe; chưa có cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác phòng, chống hàng giả.

1.2.5.4. Công tác phối hợp trong công tác phòng, chống hàng giả

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả thì phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả. Để công tác phòng, chống hàng giả có hiệu quả cần có cơ chế phối hợp trong công tác phòng, chống hàng giả giữa các cấp, các ngành, các địa phương với nhau trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, các phương tiện vận chuyển hàng giả.

Hiện nay, có nhiều cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hàng giả như cơ quan quản lý thị trường; thanh tra chuyên ngành Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cảnh sát kinh tế, Ủy ban nhân dân các cấp, cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu,... Do đó, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, các cấp, các ngành, các địa phương sẽ tác động tích cực và mang hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, còn nếu không nó sẽ tác động ngược lại.

1.2.5.5. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả là những người trực tiếp tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, văn bản về phòng, chống hàng giả. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế trong công tác phòng, chống hàng giả.

Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

Cùng với việc tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quản, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong giải quyết công việc.

Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả. Do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc

Trong quá trình nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ở một số địa phương như Thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ học viên nhận thấy Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ là hai địa phương tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả mà có thể học hỏi áp dụng cho địa phương, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)