7. Cấu trúc khóa luận
2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học
“Bài tập tổng kết bài học nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận
thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, trình độ hiểu biết kiến thức, kết
quả hoạt động nhận thức của HS, bổ sung và nâng cao kiến thức” [14;tr.179]
“Sơ kết, tổng kết bài học việc này có thể được tiến hành ở cuối từng mục hay cuối bài, song thường được thực hiện vào cuối giờ. Các câu hỏi và bài tập có thể được đặt ra ở đầu giờ hoặc trong suốt quá trình dạy học, nhằm xem xét mức độ hiểu bài hay lĩnh hội kiến thức của HS ra sao. Dựa trên cơ sở đó, GV sẽ điều chỉnh (chỉnh sửa, bổ sung, khái quát) bài dạy của mình sao
cho phù hợp với trình độ HS và giúp HS vận dụng và nâng cao những kiến thức đã có”
“Bài tập sơ kết, tổng kết bài học cần hướng vào những nội dung, vấn đề quan trọng của bài, về phía GV cũng cần đưa ra các yêu cầu cụ thể, tránh việc nhắc nhở một cách chung chung. Bài tập tổng kết chỉ có thể hiệu quả khi GV tiếp tục bồi dưỡng, củng cố lại những kiến thức mà HS đã học và tiếp tục hoàn thiện những mục tiêu về kĩ năng”thái độ cho HS.
“GV có thể đưa ra nhiều loại bài khác nhau, nhằm giúp HS độc lập trong nhận thức ví dụ: bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp, hay bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành, hệ thống, khái quát hóa và vận dụng kiến thức… góp phần phát triển nhận thức độc lập của HS và nâng cao”hiệu quả bài.
Đối với HS, dạng bài này đòi hỏi HS cần hiểu rõ vấn đề, tìm đọc thêm tài liệu để khắc sâu hơn kiến thức bài giảng, suy nghĩ độc lập và phát triển các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức.
Ví dụ 1: Bài 10: Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được tác động của chính sách
kinh tế mới.
- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra câu hỏi trong Kahoot
Với bài tập thứ hai dạng bài Jumble (sắp xếp đáp án theo đúng thứ tự), chúng tôi đề xuất đưa ra cuối mục để xem xét mức độ hiểu bài của HS, và từ đó bổ sung và nâng cao kiến thức trọng tâm của bài học cho HS.
- Định hướng kết quả hoạt động:
+ Nông nghiệp: ban hành thuế lương thực.
+ Công nghiệp: quốc hữu hóa toàn bộ nhà máy xí nghiệp.
+ Thương nghiệp và tiền tệ: tự do buôn bán, phát hành đồng rúp mới. + Tác động: Chính sách kinh tế mới đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt cho nền kinh tế quốc dân, giúp Liên Xô vượt qua khó khăn, hoàn thành công cuôc khôi phục kinh tế.
Ví dụ 2: Bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
- Mục tiêu của hoạt động: Trình bày được hệ quả của quá trình quân
phiệt hóa ở Nhật Bản.
- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bộ câu hỏi trong
- Định hướng kết quả hoạt động: Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á