7. Cấu trúc khóa luận
2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11
Sau khi học xong nội dung chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945), HS có khả năng:
* Về kiến thức
- Trình bày được tình hình chính trị - xã hội và diễn biến của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).
- Chứng minh được Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- Trình bày được cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
- Trình bày được tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trình bày được tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trình bày được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, hệ quả).
* Về kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh mối tương quan, đánh giá bản chất, rút ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quan trọng, và đưa ra nhận xét, kết luận.
- Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh, lược đồ, nhận xét, nêu vấn đề trao đổi, lập sơ đồ, bảng biểu các sự kiện cơ bản.
- Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm – cá nhân.
* Về thái độ
- Củng cố và nâng cao nhận thức về quy luật tiến hoa của lịch sử loài người, lịch sử thế giới cận đại và hiện đại thông qua các giai đoạn phát triển cửa lịch sử.
- Nâng cao lòng yêu thích và ham học hỏi môn lịch sử, ý thức quyết tâm học tập và lao động để xây dựng đất nước phát triển để sánh vai với các cường quốc.
- “Bồi dưỡng tình yêu thương nhân loại, có thái độ đúng đắn với chiến tranh và hệ quả của nó, căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình”
- “Bồi dưỡng ý thức tôn trọng, biết ơn với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga”
- Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội.
=> Góp phần hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
- Năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn”