7. Cấu trúc khóa luận
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11
2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11
Phần Lịch sử thế giới ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 02 phần: “Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)”
-“Chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 03 chương, 08 bài, được bố cực theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 08 tiết”
“Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) là phần thứ nhất trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10”
“Phần Lịch sử thế giới cận đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 10 và lớp 11. Trong đó, phần Lịch sử thế giới cận đại (phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) đây là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới đó chính là sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và đưa đến hệ quả cho hầu hết các nước trên thế giới” đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới cận đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8.
- Chương trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 04 chương, 10 bài,
được bố cục theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 11 tiết.
Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) là phần thứ hai trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần một - Lịch sử thế giới cận đại.
“Phần Lịch sử thế giới hiện đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 11 và lớp 12. Trong đó, phần Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) là giai đoạn biến động của lịch sử thế giới, trong gần 30 năm (1917-1945) nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới như hai cuộc chiến tranh thế giới, khủng hoảng kinh tế - tài chính” đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới hiện đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8.
2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11
Sau khi học xong nội dung chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945), HS có khả năng:
* Về kiến thức
- Trình bày được tình hình chính trị - xã hội và diễn biến của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).
- Chứng minh được Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- Trình bày được cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
- Trình bày được tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trình bày được tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Trình bày được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, hệ quả).
* Về kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh mối tương quan, đánh giá bản chất, rút ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quan trọng, và đưa ra nhận xét, kết luận.
- Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh, lược đồ, nhận xét, nêu vấn đề trao đổi, lập sơ đồ, bảng biểu các sự kiện cơ bản.
- Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm – cá nhân.
* Về thái độ
- Củng cố và nâng cao nhận thức về quy luật tiến hoa của lịch sử loài người, lịch sử thế giới cận đại và hiện đại thông qua các giai đoạn phát triển cửa lịch sử.
- Nâng cao lòng yêu thích và ham học hỏi môn lịch sử, ý thức quyết tâm học tập và lao động để xây dựng đất nước phát triển để sánh vai với các cường quốc.
- “Bồi dưỡng tình yêu thương nhân loại, có thái độ đúng đắn với chiến tranh và hệ quả của nó, căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình”
- “Bồi dưỡng ý thức tôn trọng, biết ơn với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga”
- Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội.
=> Góp phần hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
- Năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn”
2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11
* Phần lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
“Chương I: Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (Thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm
chiến các nước nhỏ chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh làm thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đòi chia lại thuộc địa và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với bọn thực dân, phong kiến, tay sai và các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ”
“Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).Chiến tranh
thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhận loại. Vấn đề phân chia lại thế giới sau chiến tranh đã gây nên mẫu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản, và trở thành một trong những nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai”
Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại. Sự phát triển của
văn hóa thời cận đại và một số những thành tựu về văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX Đến đầu thế kỉ XX.
* Phần lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
“Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây là thời kì chủ nghĩa xã hội được ra đời
đầu tiên và xác lập ở một nước nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng tháng Mười, chính phủ tư sản bị lật đổ, nhà nước vô sản đầu
tiên trên thế giới được thành lập, trải qua bao khó khăn gian khổ nhà nước Xô Viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên, chỉ trong thời gian ngắn Liên Xô từ một nước lạc hậu đã nhanh chóng phát triển và vươn lên thành cường quốc công nghiệp trên thế giới và có vị thế quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời cách mạng tháng Mười Nga có tác động tực tiếp đến phương trào cách mạng thế giới”đe dọa trực tiếp đến các nước tư bản.
“Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới (1918 – 1939). Chủ nghĩa tư bản trải qua những biến động, thăng trầm
của lịch sử, với sự xác lập của Chủ nghĩa xã hội (Liên Xô - nhà nước vô sản đầu tiên ra đời), Chủ nghĩa tư bản kết thức vai trò là hệ thống duy nhất trên thế giới.Trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước tư bản từng bước khôi phục ổn định và phát triển nền kinh tế. Trong 10 năm tiếp theo CNTB lại lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng”một số nước tư bản tiến hành cải cách để thoát khỏi khủng hoảng, số khác thì lại phát xít bộ máy và gây chiến tranh xâm lược => Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chương III: Các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 - 1939). Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do tiếp thu ảnh
hưởng từ thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã bước sang một thời kì mới, phát triển mạnh mẽ với sự ra đời và lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.
“Chương VI: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Đây là cuộc
chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Khi chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới”
2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng ứng dụng Kahoot
Nguyên tắc sử dụng đúng thời điểm: Sử dụng ứng dụng Kahoot đúng
của GV và sự mong muốn HS đón nhận những kiến thức từ bài dạy có sử dụng Kahoot.
Mặt khác, Kahoot là một ứng dụng được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi, với bản chất là một website, Kahoot cho phép sử dụng trên mọi thiết bị thông minh có kết nối internet, HS có thể truy cập cùng lúc để có một hệ thống lớp học tương tác, chính vì vậy tạo được nhiều hứng thú cho HS. GV có thể dễ dàng quản lí HS thông qua mã PIN.
Nguyên tắc sử dụng đúng đối tượng: Sử dụng Kahoot phải phù hợp với
đối tượng HS, đối với HS chưa từng tiếp cận hoặc sử dụng Kahoot, GV cần giới thiệu vầ hướng dẫn để HS làm quen với Kahoot, sau đó mới sử dụng và giao nhiệm vụ cho người học. Đối với người học đã từng sử dụng thì GV cần tránh giao nhiệm vụ quá dễ gây nhàm chán, hoặc quá khó kiến HS không tiếp thu được kiến thức.
Nguyên tắc đúng mức độ: Kahoot là một ứng dụng cho dạy học rất hiệu
quả, nhưng cũng không nên sử dụng quá thường xuyên, khuôn mẫu, nên thay đổi phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học để phát huy được hết những ưu điểm của Kahoot đồng thời phát triển năng lực cho người học.
Về yêu cầu: Kahoot cũng giống như một số phần mềm ứng dụng khác, khi sử dụng chúng ta phải đảm bảo tính sư phạm và tính khoa học.
Tính sư phạm: Với mục đích dùng để dạy học, các bài dạy có sử dụng
ứng dụng Kahoot phải phù hợp với nội dung bài học trong chương trình, không đi quá xa nội dung bài học, vượt qua phạm vị của chương trình mà phải dựa trên nguồn kiến thức cơ bản trong SGK.
Cách sử dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức và trình độ hiểu biết, đảm bảo tính “vừa sức” với đối tượng HS. Đối với những vấn đề khó, phức tạp GV cần lựa chọn cách sử dụng phù hợp để việc sử dụng Kahoot đạt kết quả tối ưu.
Tính khoa học: Kahoot là một ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học, ôn tập và kiểm tra đánh giá, vì vậy những bài tập được thiết kế ra từ Kahoot trướ hết phải đảm bảo kiến thức trọng tâm bài học, sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng là phải vừa phù hợp thời lượng bài dạy, vừa phù hợp và phản ánh được nội dung kiến thức. Các bài dạy có sử dụng Kahoot bên cạnh việc cung cấp kiến thức trong SGK, bài dạy cần có sự mở rộng, liên hệ, so sánh đồng thời cần thực hiện đa dạng các hình thức sử dụng Kahoot để tránh sự nhàm chán.
“Nội dung kiến thức và biện pháp sử dụng Kahoot phải tạo điều kiện thuận lợi để HS khai thác kiến thức, mở đường cho HS phát triển tư duy lịch sử của mình, chứ không phải là sử dụng ứng dụng để minh họa kiến thức bài học.”
“Trong quá trình dạy học, GV phải đảm bảo việc sử dụng Kahoot, kết hợp phù hợp và nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác để tổ chức các hoạt động học tập cho HS, giúp các em tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức mà bài dạy có sử dụng Kahoot muốn truyền tải.”
2.3. Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chƣơng trình chuẩn tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chƣơng trình chuẩn
2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động
“Trong giảng dạy, thì hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là công việc quen thuộc của hầu hết các GV. Hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là hoạt động được xây dựng lên nhằm mục tiêu thu hút được sự chú ý và tổ chức hoạt động nhận thức, tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình tiếp thu bài học mới, vận dụng các kiến thức đã học vào lĩnh hội kiến thức mới, gây hứng thú cho HS với vấn đề sẽ học tập.”
Hiện nay các hình thức tổ chức hoạt động khởi động của GV ở trường phổ thông cho HS tiếp thu kiến thức mới thường được tiến hành: Kiểm tra bài cũ và khai thác những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới. Hay trao đổi
ngắn gọn các vấn đề đã học là cơ sở cho việc lĩnh hội bài mới. Trong trường hợp bài học chỉ trình bài kiến thức mới, GV chuẩn bị cho HS xây dựng tình huống có vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng cách nêu một hoặc hai câu hỏi (bài tập).
Một sự mở đầu bài giảng thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu, tạo môi trường dạy - học tin cậy, tích cực có sự hiểu biết giữa GV và HS và giữa các HS với nhau, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, sáng tạo, tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp giúp HS tự tin, hứng thú với bài học, môn học. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan” hay câu
“đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, qua đó có thể thấy được sự khởi đầu có ý
nghĩa quan trọng trong mọi công việc, hoạt động. Ngược lại, nếu một khởi đầu kém thuyết phục có thể làm HS thất vọng, không muốn hợp tác với GV và ảnh hưởng đến cả quá trình học. Không có hai lần mở đầu, do đó, các GV cần phải xem xét nhiều yếu tố để quyết định cách mở đầu hiệu quả nhất.
Với vai trò quan trọng như vậy, đề tài này chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế các bài tập khởi động:
Ví dụ 1: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Bài tập khởi động dạng bài Survay (khảo sát): GV tạo một bảng khảo sát để thăm dò ý kiến HS. Dạng bài này thích hợp khi đang trong giờ học, để HS cả lớp cùng đóng góp ý kiến, tránh việc bị nhàm chán khi HS chỉ nghe GV giảng bài mà không được đóng góp ý kiến. Sau đó GV sẽ cho cả lớp vote và cùng xem kết quả.
- Mục tiêu của hoạt động: khơi dậy sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS vào tìm hiểu bài mới, thu thập được ý kiến của tất cả HS về một vấn đề GV đặt ra, giới thiệu những nét tiêu biểu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và dẫn dắt vào bài mới.
- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra một bài tập dạng Survay trong Kahoot và có minh họa về hình ảnh. HS suy nghĩ, vote cho các đáp án
mà GV đưa ra, mỗi đáp án sẽ đạt được tỉ lệ % nhất định. GV là người quản lí