Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường thpt​ (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động

“Trong giảng dạy, thì hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là công việc quen thuộc của hầu hết các GV. Hoạt động khởi động (mở đầu bài học) là hoạt động được xây dựng lên nhằm mục tiêu thu hút được sự chú ý và tổ chức hoạt động nhận thức, tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình tiếp thu bài học mới, vận dụng các kiến thức đã học vào lĩnh hội kiến thức mới, gây hứng thú cho HS với vấn đề sẽ học tập.”

Hiện nay các hình thức tổ chức hoạt động khởi động của GV ở trường phổ thông cho HS tiếp thu kiến thức mới thường được tiến hành: Kiểm tra bài cũ và khai thác những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới. Hay trao đổi

ngắn gọn các vấn đề đã học là cơ sở cho việc lĩnh hội bài mới. Trong trường hợp bài học chỉ trình bài kiến thức mới, GV chuẩn bị cho HS xây dựng tình huống có vấn đề và hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng cách nêu một hoặc hai câu hỏi (bài tập).

Một sự mở đầu bài giảng thú vị, hấp dẫn sẽ giúp phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu, tạo môi trường dạy - học tin cậy, tích cực có sự hiểu biết giữa GV và HS và giữa các HS với nhau, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, sáng tạo, tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp giúp HS tự tin, hứng thú với bài học, môn học. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan” hay câu

“đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, qua đó có thể thấy được sự khởi đầu có ý

nghĩa quan trọng trong mọi công việc, hoạt động. Ngược lại, nếu một khởi đầu kém thuyết phục có thể làm HS thất vọng, không muốn hợp tác với GV và ảnh hưởng đến cả quá trình học. Không có hai lần mở đầu, do đó, các GV cần phải xem xét nhiều yếu tố để quyết định cách mở đầu hiệu quả nhất.

Với vai trò quan trọng như vậy, đề tài này chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế các bài tập khởi động:

Ví dụ 1: Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Bài tập khởi động dạng bài Survay (khảo sát): GV tạo một bảng khảo sát để thăm dò ý kiến HS. Dạng bài này thích hợp khi đang trong giờ học, để HS cả lớp cùng đóng góp ý kiến, tránh việc bị nhàm chán khi HS chỉ nghe GV giảng bài mà không được đóng góp ý kiến. Sau đó GV sẽ cho cả lớp vote và cùng xem kết quả.

- Mục tiêu của hoạt động: khơi dậy sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS vào tìm hiểu bài mới, thu thập được ý kiến của tất cả HS về một vấn đề GV đặt ra, giới thiệu những nét tiêu biểu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và dẫn dắt vào bài mới.

- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra một bài tập dạng Survay trong Kahoot và có minh họa về hình ảnh. HS suy nghĩ, vote cho các đáp án

mà GV đưa ra, mỗi đáp án sẽ đạt được tỉ lệ % nhất định. GV là người quản lí và nắm được hết tất cả các ý kiến của HS. Dựa vào kết quả vote đáp án, GV có thể chọn ra một vài HS lí giải về sự lựa chọn mình, những HS có câu trả lời lập luận logic, có tính tư duy cao và thuyết phục nhất thì GV có thể cho điểm miệng hoặc cộng thêm vào điểm tích lũy của HS.

GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Có những nước đã sử dụng tiền của vào mục đích phát triển kinh tế, thực hiện những chính sách mới để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Thế nhưng, Đức - một nước tư bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phải chấp nhận những điều khoản nặng nề trong Hòa ước Véc-xai, nay dưới sự lãnh đạo của Hít-le, đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, tiến hành xâm lược thuộc địa và phân chia lại thế giới. Vậy chiến tranh thế giới thứ hai - cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại đã diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). - Định hướng kết quả của hoạt động: Hứng thú, tập trung trong bài học mới.

Với việc sử dụng ứng dựng Kahoot để thiết kế hoạt động khởi động (mở đầu bài học) nhằm mục đích khơi gợi sự hứng thú, thu hút sự tập trung, kích thích tư duy của HS vào bài học mới. Hơn nữa với việc sử dụng Kahoot

chúng ta có thể thu thập được tất cả ý kiến của HS trong lớp, nghĩa là tất cả HS đều được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề. GV có thể quản lí được hết các câu trả lời của HS, và đưa ra đề xuất khen thưởng với ý kiến tốt nhất.

Ví dụ 2: Bài 3: Trung Quốc

- Mục tiêu của hoạt động: GV kiểm tra bài cũ theo hình thức thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi Quiz, sau khi kiểm tra, GV sẽ đồng thời khái quát những kiến thức đã học và những kiến thức có liên quan tới bài mới để mở đầu bài học.

- Phương thức tiến hành hoạt động: GV đưa ra bộ câu hỏi trắc nghiệm Quiz được thiết kế trong Kahoot (phụ lục 3.1), sau đó cho học sinh cả lớp vào địa chỉ kahoot.it nhập mã PIN mà GV chia sẻ và bắt đầu làm lần lược các câu hỏi trong bộ câu hỏi, ba HS có số câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được lấy điểm miệng.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: “Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển, chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp và đã làm thay đổi vận mệnh của

dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á. Vậy tại sao cùng là các quốc gia ở Châu Á mà đến đầu thế kỉ XX Nhật trở thành một nước tư bản phát triển, còn Trung quốc lại trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài mới” Bài 3: Trung Quốc.

- Định hướng kết quả của hoạt động: Phát huy tính tích cực, độc lập, tập trung của HS.

So với hình thức kiển tra bài cũ bằng 1 câu hỏi theo lối truyền thống thì với việc sử dụng ứng dụng Kahoot để thiết kế bài tập trắc nghiệm phần kiểm tra bài cũ và dẫn vào bài mới, nhằm mục đích thu hút được HS cả lớp làm bài kiểm tra bài cũ thay vì mỗi tiết chỉ kiểm tra được từ hai đến ba HS, tránh tình trạng HS học tủ một phần kiến thức trong nội dung toàn bài, nội dung kiến thức trong các câu hỏi cũng được bao quát và rộng khắc hơn. Đồng thời thu hút được sự hứng thú, tập trung của HS vào bài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường thpt​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)