Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động chống chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh long an​ (Trang 56 - 58)

V- Cán bộ hướng dẫ n: TS Phạm Thị Nga

5.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động chống chuyển giá

Khi gia nhập WTO với các quyền lợi và nghĩa vụ, Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nền tảng cho các chính sách thương mại của mình. Để

làm được điều này thì Việt Nam phải từng bước rà soát và chỉnh sửa luật pháp sao cho phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO. Việt Nam phải theo đuổi

các chính sách kinh tế, thuế quan nhằm tạo nên một thị trường mang tính minh bạch, tự do hóa và mang đúng nghĩa của một nền kinh tế thị trường.

Việt Nam cần tham khảo các chính sách thuế của các tổ chức có uy tín trên thế

giới như OECD, tổ chức diễn đàn thuế Châu Á,... để xây dựng các chính sách thuế

phù hợp với đặc điểm kinh tế chính trị xã hội.

Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cường thực hiện việc ký các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khi gia nhập WTO. Các hiệp định song phương này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo môi trường đầu tư, giải quyết các tranh chấp và cung cấp số liệu kinh tế. Thông qua đó CQT có thể thu thập các thông tin cần thiết trong việc điều tra về hoạt động chuyển giá của một MNC. Việc ký hiệp

định song phương giúp cho hai quốc gia liên kết chặt chẽ hơn và phối hợp cùng nhau kiểm soát các hành vi gian lận kinh tế của các MNC trong đó có hoạt động chuyển giá.

Hiện tại, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuếđối với thu nhập với 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam cần tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia khác nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại với các quốc gia bạn và làm giảm gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư. Việc tránh

đánh thuế hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từđó sẽ

làm giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các DN FDI. Hiệp định tránh

đánh thuế hai lần thường nhắm vào các loại thu nhập như cổ tức, tiền lãi vay, thu nhập tiền bản quyền hay lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Khi ký kết các hiệp định tránh đánh thuế thì CQT của các quốc gia mới có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các DN FDI có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Thông qua các hiệp định này thì các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát và chống chuyển giá.

Theo ban cải cách thuế, thuộc tổng cục thuế, đây là hình thức hiệu quả chống chuyển giá mà nhiều nước (như Trung Quốc và Ấn Độ) đã áp dụng. Để đảm bảo

quyền lợi của quốc gia có DN bỏ vốn đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, CQT 2 nước và nhóm DN có liên quan sẽ ngồi lại, bàn bạc thỏa thuận về giá chuyển nhượng sản phẩm hay linh kiện của DN. Mức giá được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đối với một nhóm hàng nhất định. Trên cơ sở đó, nhóm DN có quan hệ giao dịch sẽ không tăng giảm chi phí hay giá chuyển nhượng mua bán sản phẩm một cách bất hợp lý và cơ quan 2 nước cũng thu thuế đúng và đủ hơn. Cái lợi của hình thức này là CQT kiểm soát việc chuyển giá ngay từđầu, không phải chạy theo thanh tra, kiểm tra như hiện nay, tốn quá nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh long an​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)