Kể từ thời điểm những chiếc xe hơi đầu tiên được nhập khẩu vào Thái Lan bởi hoàng tộc đến nay đã hơn 60 năm. Lúc này, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan đã vươn
lên vị trí số 1 ASEAN và thứ 9 thế giới với sản lượng 2,5 triệu xe được sản xuất vào năm 2013, và 2 triệu xe mỗi năm. Hiện ngành công nghiệp này đóng góp khoảng 12% GDP của Thái Lan, rất nhiều nhà sản xuất xe hơi lớn trên thế giới đều dựa vào các nhà máy và nhân công ở đất nước này.
Bảng 1.2: Doanh số bán xe ô tô của Thái Lan từ 2011 -2018
Nguồn : Thai Automotive Industry Association năm 2018 Sự thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan dựa vào một quá trình thực hiện các bước đi theo một trình tự 5 giai đoạn hợp lý từ đơn giản đến phức tạp.
Định hướng toàn ngành rõ ràng
Cho đến hiện nay, tại Thái Lan đã có trung tâm nghiên cứu của những hãng ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Isuzu, Nissan và Denso. Nhìn lại chặng đường của Thái Lan, có thể thấy rõ rằng ngành công nghiệp ô tô của đất nước này phát triển qua 5 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 1: Chỉ sửa chữa đơn thuần những chiếc xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài CBU (Complete Build-up Unit).
Giai đoạn 2: Lắp ráp thành phẩm từ những linh phụ kiện nhập khẩu từ nước ngoài CKD (Completely Knocked Down).
Giai đoạn 3: Sản xuất phụ tùng, tập trung vào những thiết bị gốc có giá trị gia tăng thấp.
Giai đoạn 4: Tiếp tục nội địa hóa khâu sản xuất phụ tùng, nhưng đã chuyển sang sản xuất những thiết bị gốc có giá trị gia tăng cao.
Giai đoạn cuối c ng: tập trung vào hoạt động R&D (phát triển và thiết kế sản phẩm)
Hình 1.4: Sơ đồ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan
Nguồn: Thai Automotive Industry Association năm 2017.
Rộng mở cho nhà sản
Để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển, Thái Lan chia khu vực ưu tiên thành 3 vùng: Vùng 1, vùng 2, vùng 3. Với những nhà sản xuất ô tô, điều kiện để được hưởng ưu đãi bao gồm:
- Sản lượng thực tế không thấp hơn 100.000 chiếc/năm trong bất kỳ năm nào suốt 5 năm đầu tiên hoạt động.
- Tất cả sản phẩm phải được dựa trên cùng một nền tảng được chấp nhận bởi Bộ đầu tư Thái Lan.
- Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đầu miễn thuế doanh nghiệp không được nhỏ hơn 15 tỷ baht, không bao gồm chi phí đất đai, vốn lưu động.
Foreign J/V Foreign Majority 54% Thai Majority 23% Pure Thai 23% Local Suppliers Nhà cung ứng nội địa
LSEs Large Scale Enter\prises
Doanh nghiệp quy mô lớn
SMEs Small & Medium
Enterprises
Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Assembler Nhà sản xuất (18 car makers, 8 motocycle markers) 100.000 workers) Tier 1 (709 companies) Tier 2, 3 (1,700 companies) 4 5 0 ,0 0 0 w o rk er s
Structure of Thai Automotive Industry Ngành Công nghiệp ôtô Thailand
- Kế hoạch đầu tư cho sản xuất phụ tùng, linh kiện phải được đệ trình và chấp nhận bởi Bộ đầu tư.
Đổi lại nhà sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ được các nghĩa vụ nhập khẩu máy móc bất kể vùng nào, miễn thuế doanh nghiệp 5 năm và những quyền lợi khác theo quyết định số 1/2543 ký ngày 01/08/2000.
Với nhà sản xuất phụ tùng, Thái Lan cũng chia rõ chính sách gồm 2 nhóm: phụ tùng thông thường và công nghệ cao. Những nhà sản xuất phụ tùng thông thường được miễn nghĩa vụ nhập khẩu máy móc, miễn thuế doanh nghiệp với vùng 1 là 3 năm, vùng 2 là 3-7 năm, vùng 3 là 8 năm. Với nhà sản xuất phụ tùng công nghệ cao như ABS, hệ thống điều hòa không khí cho ô tô… được miễn nghĩa vụ nhập khẩu với máy móc, và 8 năm thuế doanh nghiệp tại tất các vùng.
Đa dạng hóa ngành sản xuất linh kiện
Năm 2018, ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Thái Lan vẫn đang phát triển ổn định và dự kiến đạt mức tăng trưởng từ 5 – 8% trong năm 2019.
Ngoài thị trường Mỹ, Thái Lan vẫn đang xuất khẩu phụ tùng ô tô các thị trường khác như Châu Phi, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam…
Ngành sản xuất phụ tùng Thái luôn nâng cao công nghệ, tìm kiếm các lĩnh vực mới cho sản phẩm của họ như sản xuất thiết bị điện tử thông minh… Hiện tại, Thái Lan đang từng bước triển khai đề án về việc xây dựng các cụm công nghiệp mới tập trung vào công nghệ cao.
Chính sách hỗ trợ
Chính sách ổn định là một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp ô tô Thái Lan. Ngoài ra, nơi này còn tạo điều kiện gia nhập thị trường như ưu đãi thuế, miễn thuế không chỉ với ngành sản xuất, mà còn đối với hoạt động nghiên cứu phát triển.
Mặc dù nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp ô tô Thái Lan cũng có kỹ năng cao nhất so với các nước khác trong khu vực, nhưng chính phủ Thái Lan vẫn cho phép nhà đầu tư nước ngoài mang những chuyên gia, kỹ sư và nhân viên vào nước này với chính sách visa linh hoạt.
Thái Lan không những xây dựng tốt chính sách và hạ tầng cho đầu vào, mà còn cung cấp cơ sở hạ tầng xuất sắc phục vụ cho vận tải. Mạng lưới giao thông tại đây xuyên suốt từ Đông- Tây, Nam- Bắc, dễ dàng kết nối tới các nước khác trong khu vực, sân bay quốc tế Bangkok và cảng biển nước sâu Laem Chabang, cùng hệ thống tàu hỏa kết nối thuận tiện khắp đất nước. Điều này khiến cho các khâu xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và góp phần không nhỏ để Thái Lan trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất khu vực. Có thể thấy, hàng loạt những chính sách lớn nhằm bảo đảm cho sự phát triển của cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, Thái Lan đã là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 12 thế giới và lớn nhất tại Đông Nam Á.
Nhìn vào những chính sách trên của Thái Lan có thể thấy họ đã đưa ra được một chính sách lâu dài, đi theo từng bước, ưu tiên, ưu đãi cái gì trước, cái gì tiếp theo và hướng tương lai như thế nào (lấy phát triển xe pick-up làm nền tảng, tiếp theo là xe thân thiện môi trường, các dòng xe cỡ nhỏ, xe tương lai). Vì vậy, hầu hết các tên tuổi lớn của ngành ôtô trên thế giới đều đổ dồn đầu tư vào đây như Ford, Toyota... với những khoản đầu tư từ ban đầu cũng như những giai đoạn tiếp theo đều rất lớn, lên tới hàng trăm triệu USD và đương nhiên họ được hưởng những chính sách ưu đãi đã quy định
1.4.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Indonesia. Indonesia.
Phát triển ngành công nghiệp ôtô dựa trên chính sách bảo hộ ngành công nghiệp trong nƣớc.
Chính phủ Indonesia thực hiện các chính sách rõ ràng, nhất quán và dài hạn cho ngành ôtô; áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích thuế quan và phi thuế quan cho các nhà đầu tư, miễn thuế nhập khẩu đối với rất nhiều loại nguyên liệu thô mà Indonesia chưa có.
Với chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt thấp đối với dòng xe đa dụng được giảm nhiều so với các dòng xe chở khách thông thường mà theo đó thuế TTĐB đối với xe chở khách thông thường (dưới 2.5 l) là 30 - 40% trong khi đó, thuế TTĐB đối với xe đa dụng 1 cầu chỉ từ 10 - 20% tuỳ theo dung tích xilanh.
Để kích thích phát triển sản xuất trong nước với một thị trường hơn 300 triệu dân, tại Quy hoạch Phát triển kinh tế Indonesia giai đoạn 2011 - 2015 được công bố tháng 5/2011, Chính phủ nước này đã xác định, công nghiệp ô tô là ngành có vai trò cốt lõi trong phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 1.3: Doanh số bán hàng xe ô tô của Indonesia từ 2005 – 2017
Nguồn: Association of Indonesian Automotive Industries
Theo bảng trên cho thấy công nghiệp ô tô của Indonesia tăng trưởng mạnh, với tốc độ tăng bình quân 20%/năm, sản lượng và doanh số bán hàng năm 2013 và 2014 đạt trên 1,2 triệu xe.
Tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất, tập trung kích thích cả khu vực sản xuất lẫn tiêu dùng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia, Airlangga Hartarto, sản xuất ô tô đã trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ đạo trong chính sách công nghiệp quốc gia, đóng góp đáng kể vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thống kê cho thấy, năm 2016, ngành công nghiệp ô tô đã đóng góp khoảng 10,47% tổng sản phẩm quốc nội đối với các mặt hàng không phải xăng dầu, chỉ đứng sau ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát, với 32,84%, và ngành công nghiệp kim loại, máy tính, điện tử, quang học, thiết bị với 10,71%.
Hiện nay, mỗi năm Indonesia sản xuất 1,1 triệu ô tô, trong đó 200.000 xe được xuất khẩu, tạo ra khoảng 3 triệu việc làm. Hiện nay có ba hãng ô tô lớn đang hoạt động ở khu vực Tây Java của Indonesia, gồm: MMKI, Suzuki, và Shanghai Wuling. Trong khi đó, hãng Mitsubishi Motor Krama Yudha (MMKI) vừa khánh thành một nhà máy mới tại Trung tâm Quốc tế Greenland, Cikarang, Tây Java, Indonesia.
Theo tuyên bố của MMKI, với khoản đầu tư 7,5 tỷ rupee, hãng sẽ có năng lực sản xuất 160.000 ô tô mỗi năm và sử dụng một lực lượng lao động khoảng 3.000 người. Điều này cho thấy Indonesia là địa điểm đầu tư hấp dẫn trong ngành công nghiệp ô tô và có nhiều thế mạnh để thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.Trong tương lai, ngành công nghiệp ô tô sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Indonesia.
Ngoài ra, Indonesia còn tiếp tục mở cửa cho các tập đoàn ôtô nước ngoài đầu tư vào sản xuất trong nước. Trong đó, Tập đoàn Toyota khẳng định sẽ đầu tư 2,7 tỷ USD trong vòng 4 năm tới; Honda sẽ đầu tư 2,7 tỷ yen để xây nhà máy mới, ngoài ra còn có Nissan, Daihatsu, Suzuki cũng đang xúc tiến hoạt động này.