Tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình cấp phép sử dụng phần mềm có bản quyền tại công ty trách nhiệm hữu hạn pacisoft việt nam​ (Trang 27 - 32)

5. Nội dung của đề tài

2.2 Tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam

2.2.1 Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam

Theo kết quả của cuộc điều tra gần đây trên 15.000 người sử dụng máy tính ở 33 nước nằm trong phạm vi Nghiên cứu Toàn cầu lần thứ 9 về Vi phạm bàn quyền phần mềm của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), hơn một nửa số người dùng máy tính cá nhân trên thế giới, chính xác là 57% thừa nhận có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.

Trong những năm vừa qua, tình hình vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam ở mức báo động khi luôn nằm trong số những nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Những năm trước khi hệ thống pháp luật trong nước về sở hữu trí tuệ chưa hoàn thiện thì tỉ lệ này luôn trên 90%. Theo khảo sát của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA), trong năm 2001, Việt Nam xếp ở vị trí số 1 với 94% các chương trình máy tính bị

sử dụng trái phép, giảm so với 97% của năm 2000. Năm 2005, Việt Nam và Zimbabwe là hai quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thể giới, lên tới 90%. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành và có hiệu lực từ năm 2006, trong liên tiếp 3 năm, từ 2007 đến 2009, tỉ lệ này ở Việt Nam đã giảm xuống và ở mức 85%. Đến năm 2010, tỉ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 83%. Đây là kết quả của những nỗ lực lớn của Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác tuyên truyền cũng như công tác thực thi để bảo vệ bản quyền phần mềm và xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự có thể giải quyết, ngăn chặn tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phải thừa nhận một thực tế rằng, có một số lượng lớn những phần mềm được sử dụng một cách bất hợp pháp, không chỉ là trong đại đa số người dân mà thậm chí còn có cả các doanh nghiệp. Các cuộc thanh - kiểm tra của thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ năm 2010 đến nay đối với một số doanh nghiệp đều cho thấy hầu hết vi phạm về bản quyền phần mềm. Theo phản ánh của các doanh nghiệp bị thanh tra, trong năm 2010, tổng số các phần mềm họ đã trang bị có giá trị gần 1,4 triệu USD. Trong gần 2.000 máy tính của 50 doanh nghiệp bị thanh tra trong năm 2011 thì hầu hết sử dụng bản quyền phần mềm không hợp pháp. Trong đó, những phần mềm bị vi phạm bản quyền nhiều nhất trong môi trường doanh nghiệp bao gồm Symantec Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Symantec PC Anywhere, Adobe PhotoShop... Theo số liệu của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), tính đến hết năm 2013, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 20 nước có vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới và nhóm 10 nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với mức độ vi phạm lên tới 81%.

Bảng 2.4: Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại một số nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

STT Quốc gia 2013 2011 2009 2007

1 Japan 19 % 21 % 21 % 23 %

2 New Zealand 20 % 22 % 22 % 22 %

3 Australia 21 % 23 % 25 % 28 %

5 South Korea 38 % 40 % 41 % 43 % 6 Taiwan 38 % 37 % 38 % 40 % 7 Hong Kong 43 % 43 % 47 % 51 % 8 Malaysia 54 % 55 % 58 % 59 % 9 India 60 % 63 % 65 % 69 % 10 Brunei 66 % 67 % 67 % 67 % 11 Philippines 69 % 70 % 69 % 69 % 12 Thailand 71 % 72 % 75 % 78 % 13 China 74 % 77 % 79 % 82 % 14 Vietnam 81 % 81 % 85 % 85 % 15 Sri Lanka 83 % 84 % 89 % 90 % 16 Indonesia 84 % 86 % 86 % 84 % 17 Pakistan 85 % 86 % 84 % 84 % 18 Bangladesh 87 % 90 % 91 % 92 %

Một số vụ việc liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm trong và ngoài nước:

- Năm 2014, lần đầu tiên một doanh nghiệp bị kiện vì dùng phần mềm không có bản quyền. Giữa tháng 12/2013, công ty Gold Long John Đồng Nai bị Microsoft và Lạc Việt đưa ra tòa vì cài đặt nhiều phần mềm không bản quyền trên 69 máy tính với tổng trị giá ước tính gần 1 tỷ đồng (45.000 USD). Đây là vụ kiện đầu tiên liên quan đến vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm sau hơn 9 năm chỉ áp dụng mức phạt hành chính. Ngày 6/3/2014, Long John đã đạt được thỏa thuận đền bù với cam kết thực hiện mọi yêu cầu đặt ra từ Microsoft và Lạc Việt, bao gồm việc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại 100% giá trị phần mềm vi phạm, khoảng hơn 1 tỷ đồng. Long John đã gửi đi thông báo công khai xin lỗi Microsoft và Lạc Việt do hành vi sử dụng phần mềm Microsoft Windows, Microsoft Office và từ điển Lạc Việt MTD không có bản quyền trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp này cũng thừa nhận rằng hành vi xâm phạm bản quyền phần mềm của Microsoft và Lạc Việt là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Vào ngày 26-9-2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50, Bộ Công an) phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam (Trimmers) về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty này có 41 máy tính đang hoạt động, nhưng Trimmers chỉ cung cấp được một số ít có sử dụng phần mềm có bản quyền; trong số các phần mềm bị cài đặt và sử dụng trái phép có các phần mềm của Microsoft, Adobe, Autodesk và Lạc Việt, đều là thành viên của BSA. Dù ngay tại buổi kiểm tra, Trimmers đã thừa nhận và ký vào Biên bản Thanh tra thừa nhận hành vi vi phạm như sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Trimmers cũng cam kết chấm dứt hành vi vi phạm, có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và mua bản quyền máy tính hợp pháp phục vụ cho hoạt động của công ty, nhưng sau đó, Công ty này đã không hợp tác. Vì vậy, ngày 29/5/2015, Tập đoàn Microsoft đã khởi kiện Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam ra Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương và tòa cũng đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại theo số 08/2015/TLST-KDTM về việc "tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ". Được biết, khoản tiền mà Microsoft yêu cầu Trimmers bồi thường thiệt hại 748 triệu đồng và bồi thường án phí.

- Chiều ngày 29/7/2016, website của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện (deface). Sự cố này diễn ra trong khoảng 30 phút, sau đó trang trở lại hoạt động bình thường. Hiện chưa xác định lượng dữ liệu mà nhóm tin tặc lấy từ website của Vietnam Airlines, nhưng theo một chuyên gia bảo mật tại TP HCM, file phân tích cho thấy có khoảng 400.000 thông tin khách hàng. File Excel này không được mã hoá toàn bộ và chứa đầy đủ thông tin họ tên khách hàng, địa chỉ, năm sinh, nơi công tác,… Theo các chuyên gia, nhiều lỗ hổng bảo mật đã được cảnh báo trước, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khắc phục. Về những tập tin mà nhóm hacker công khai trên mạng, một chuyên gia an ninh mạng cảnh báo nguy cơ nhóm này nhúng mã khai thác lỗi zero-day (0-day) vào tập tin Excel tài khoản Lotusmiles để chiếm quyền máy tính của những người tải về. Theo chuyên gia này, nhóm

tin tặc khai thác vào yếu tố xài phần mềm Microsoft Office lậu (không trang bị bản quyền) chưa được cập nhật các bản vá lỗi mới nhất từ Microsoft rất phổ biến tại Việt Nam. Do đó, người dùng sử dụng Microsoft không có bản quyền khi tải file này về sẽ trở thành nạn nhân mới của nhóm hacker. Điều này đã dẫn đến việc một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị chèn hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Biển Đông.

- Ngày 22/7/2016, Một công ty công nghệ cáo buộc Hải quân Mỹ đã dùng phần mềm của họ trên diện rộng mà không được sự cho phép. Trong đơn gửi Tòa án Liên bang, công ty Bitmanagement cáo buộc Hải quân Mỹ đã cài đặt ứng dụng thực tế ảo 3D có tên BS Contact Geo lên "hàng trăm nghìn" máy tính mà không được sự cho phép của họ hay các bên liên quan. Trước đó, Hải quân Mỹ đã có một thỏa thuận nhỏ, trong đó Bitmanagement đồng ý cấp phép cho cơ quan này sử dụng phần mềm thử nghiệm ở phạm vi hạn chế trong năm 2011 và 2012. Ứng dụng BS Contact Geo chỉ được cài đặt cho mục đích thử nghiệm, chạy thử và tích hợp vào hệ thống của Hải quân Mỹ. Có dự định sử dụng rộng rãi, Hải quân Mỹ đã đàm phán với công ty phần mềm để xin giấy phép bổ sung. Trong khi thỏa thuận với bên cung cấp chưa được ký kết, cơ quan này vẫn tiếp tục cài và sử dụng BS Contact Geo một cách bất hợp pháp, theo cáo buộc. Bitmanagement cho rằng những hành động trên có thể cấu thành tội "vi phạm bản quyền một cách cố ý" và đâm kiện đòi khoản bồi thường thiệt hại trị giá gần 600 triệu USD. Ở phía ngược lại, Hải quân Mỹ chưa đưa ra phản ứng về vấn đề này.

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm

Những số liệu trên cho thấy tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã có giảm tương đối nhưng vẫn còn ở trong tình trạng đáng báo động. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta vẫn

và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng những phần mềm được cài, tải miễn phí mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu.

Thứ hai, hàng rào pháp lý ở nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa quyền lực của mình. Mặc dù chúng ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và ký kết các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền phần mềm máy tính nói riêng vẫn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm.

Thứ ba, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án trước mắt và mang lại lợi nhuận trực tiếp, chưa tập trung vào những nguồn lực vô hình, đặc biệt là bản quyền phần mềm khi không cần tốn phí đầu tư vẫn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ tư, nhiều trang diễn đàn, báo điện tử đã chia sẻ, thậm chí hướng dẫn cài đặt và sử dụng những phần mềm đã được bẻ khóa sẵn. Các cửa hàng thì công khai bày bán phần mềm chưa được trang bị bản quyền mà không có bất cứ biện pháp chế tài nào từ phía nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình cấp phép sử dụng phần mềm có bản quyền tại công ty trách nhiệm hữu hạn pacisoft việt nam​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)