5. Nội dung của đề tài
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
Những số liệu trên cho thấy tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã có giảm tương đối nhưng vẫn còn ở trong tình trạng đáng báo động. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta vẫn
và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng những phần mềm được cài, tải miễn phí mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu.
Thứ hai, hàng rào pháp lý ở nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa quyền lực của mình. Mặc dù chúng ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và ký kết các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền phần mềm máy tính nói riêng vẫn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm.
Thứ ba, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án trước mắt và mang lại lợi nhuận trực tiếp, chưa tập trung vào những nguồn lực vô hình, đặc biệt là bản quyền phần mềm khi không cần tốn phí đầu tư vẫn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp.
Thứ tư, nhiều trang diễn đàn, báo điện tử đã chia sẻ, thậm chí hướng dẫn cài đặt và sử dụng những phần mềm đã được bẻ khóa sẵn. Các cửa hàng thì công khai bày bán phần mềm chưa được trang bị bản quyền mà không có bất cứ biện pháp chế tài nào từ phía nhà nước.