5. Nội dung của đề tài
3.4 Một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm
tại Việt Nam
Để góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm nói riêng và vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền, đặc biết là những nguyên nhân mang tính chất xã hội. Nâng cao nhận thức về sử dụng phần mềm có bản quyền ở mọi cấp độ : Chính Phủ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Chính phủ xác địng quan điểm về sở hữu trí tuệ thật rõ ràng. Xây dựng môi trường pháp lý cho lĩnh vực phần mềm với các điều luật nghiêm minh và thực thi chặt chẽ. Các cơ quan Chính phủ phải đi tiên phong trong việc sử dụng phần mềm hợp pháp. Đẩy mạnh việc xây dựng một thương hiệu phần mềm Việt Nam và củng cố uy tín phần mềm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Có sự khen thưởng , động viên thích đáng đối với những cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền. Cần có những chính sách phát triển hợp lý, một bộ luật chặt chẽ về bản quyền cũng với những văn bản thực thi cụ thể cùng với một cơ chế có hiệu quả và đủ mạnh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm thực thi. Đảm bảo một cách chắc chắn rằng những quy
phạm pháp luật này được sử dụng một cách đúng đắn và phát huy tối đa được sức mạnh của hệ thống pháp luật.
- Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan.
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng. Cần khuyến khích mở các cuộc thương lượng giữa những người có nhu cầu sử dụng phần mềm với các chủ sở hữu phần mềm nhằm giảm giá sản phẩm phần mềm, tăng số lượng phần mềm cung cấp cho xã hội.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Nhìn chung, Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam đã có những chính sách phù hợp cũng như áp dụng quy trình chuẩn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường phần mềm trong và ngoài nước. Đây chính là nhờ sự tổ chức làm việc chặt chẽ của bộ máy công ty và sự nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty. Mặc dù công ty gặp phải không ít khó khăn và thử thách trong những bước đầu thành lập công ty và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Bên cạnh đó, có thể nói Pacisoft là công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt, không khí làm việc thoải mái, môi trường làm việc thân thiện.
Bên cạnh những ưu điểm về năng lực nhân sự, năng lực kỹ thuật cũng như năng lực tổ chức, qui trình cấp phép phần mềm có bản quyền tại Công ty TNHH Pacisoft vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cũng như khó khăn nhất định cần khắc phục và vượt qua như:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động marketing
- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật cho nhân viên kinh doanh
- Cần quan tâm đúng mức đến chế độ lƣơng thƣởng
Khắc phục được những nhược điểm cũng như vượt qua những khó khăn nêu trên, Công ty TNHH Pacisoft sẽ dần trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phần mềm nói riêng và ngành công nghệ thông tin nói chung.
KẾT LUẬN
Với sự nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư nhân sự và công nghệ nhằm phục vụ quý khách hàng ngày một tốt hơn. Công ty Pacisoft đã và đang trở thành những nhân tố quan trọng trong việc góp phần “thiết kế và xây dựng” nên những nền móng vững chắc trong công cuộc chinh phục đỉnh cao sản xuất và kinh doanh của khách hàng.
Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, mỗi ngành công nghiệp hay công nghệ cao bao gồm sản xuất, phụ trợ, xây dựng, thiết kế, chế tạo hẳn cần những yếu tố nhất định. Một trong số đó là máy móc và phần mềm ứng dụng đi kèm. Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam tự hào rằng những sản phẩm và giải pháp mang lại thực sự hữu ích và gắn bó lâu dài và tăng tính cạnh tranh trong tất cả quá trình hình thành đến thành công.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn Quy trình cấp phép sử dụng phần mềm tại Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam, em đã có những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình trên. Những giải pháp này mang tính khái quát về mặt lí luận kết hợp với tình hình thực tế về quy trình cấp phép sử dụng phần mềm tại Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam trong thời gian qua. Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nên những giải pháp đưa ra chưa bao quát hết tình hình thực tế của công ty và bài báo cáo cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung từ GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cùng các anh chị là nhân viên Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cùng các anh chị nhân viên Công ty TNHH Pacisoft Việt Nam đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hà Thành – Trí Việt (2008). Hướng dẫn cách bảo mật và quản trị mạng cho người tự học. Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
- Khoa Tiến (2015). Phân phối và cấp phép phần mềm bản quyền [Internet]. [trích dẫn ngày 10/03/2015]. Lấy từ: URG: http://www.pacisoft.com.
- Nhóm tác giả (2014). Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
- “Vi phạm bản quyền tin học ở Việt Nam vẫn ở mức cao”, trang web:
www.anninhthudo.vn, 24/7/2014.
- “Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính toàn cầu 2011”, trang web:
www.cov.gov.vn, 17/05/2012.
- Tiểu luận: “Vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, trang web: www.thanhtra.edu.vn, 24/11/2015.
- “Vi phạm bản quyền phần mềm là rào cản TPP”, trang web:
www.trungtamwto.vn, ngày 21/4/2016.
- “Sử dụng phần mềm không bản quyền đem rủi ro cho doanh nghiệp”, trang web: www.ictnews.vn, ngày 18/8/2014.