Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 83 - 85)

1.1 .Cơ sở lý luận huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1 .Tổng quan về ngân hàng thương mại

3.4. Đánh giá chung huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đã đạt được, công tác huy động vốn KHCN của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Về sản phẩm huy động vốn:

+ Vốn huy động từ dân cư chưa xứng với tiềm năng của BIDV Phú Thọ. Cụ thể, mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm thường chưa đạt được, trong khi quy mô thị trường lớn.

+ Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và loại tiền vẫn chưa phù hợp. Nguồn vốn bằng ngoại tệ vẫn còn thấp. Nguồn tiền có kỳ hạn trung - dài hạn

(trên 12 tháng) cũng nên được điều chỉnh để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc mở rộng hoạt động cho vay trung - dài hạn với các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Tuy sản phẩm huy động đã có những cải tiến song vẫn còn tập trung nhiều vào các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng… chủng loại chưa thật sự đa dạng và tiện ích đi kèm còn thiếu. Danh mục sản phẩm huy động dân cư chưa có các sản phẩm tài chính cao cấp như tiền gửi bảo hiểm tỷ giá, huy động vàng...Danh mục sản phẩm chưa có sự liên kết với sản phẩm khác tạo thành gói sản phẩm để thu hút khách hàng.

- Về chính sách lãi suất: phụ thuộc vào ngân hàng BIDV Việt Nam, vì vậy nhiều thời điểm lãi suất huy động không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với xu hướng chung của thị trường, đôi khi kém cạch tranh với các NHTM khác, nhất là các ngân hàng mới đi vào hoạt động như NH TMCP An Bình, NH TMCP Á Châu...

- Về công tác marketing, bán hàng:

+ Phương thức quảng bá hình ảnh về sản phẩm huy động vốn dân cư còn thiếu, chủ yếu là hình thức tờ rơi, thư ngỏ, áp phích quảng cáo nên chưa tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

+ Phương thức giao dịch và cung cấp sản phẩm cơ bản vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như nhắn tin tự động, ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán hóa đơn...còn chưa đẩy mạnh phát triển, khách hàng chưa biết nhiều đến dịch vụ này.

- Về công nghệ ngân hàng:

+ Hệ thống quản trị mạng còn gặp nhiều sự cố không chỉ ở các phòng giao dịch mà ngay tại nhiều phòng nghiệp vụ của ngân hàng, lỗi đường truyền và máy tính thỉnh thoảng gây ra sự chậm trễ trong xử lý giao dịch, cản trở phần nào đến hoạt động huy động vốn và sử dụng các dịch vụ online của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh phú thọ​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)