Nhờ mở rộng diện tích canh tác, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật, thâm canh trong sản xuất nên giá trị sản lượng nông nghiệp của Minh Hóa tăng hàng năm, năm 2013 đạt 346,792 tỷ đồng, trong đó, đóng góp nhiều nhất vẫn là ngành sản xuất nông nghiệp, sau đó đến lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản huyện Minh Hóa qua các năm (giá cố định 1994)
(Đơn vị triệu đồng).
Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Tổng
2008 135.058 18.757 2.453 156.268 2009 160.302 19.143 2.606 182.051 2010 172.836 34.226 3.505 210.567 2011 214.823 36.227 4.334 255.384 2012 231.727 39.182 4.508 275.417 2013 271.925 69.403 5.464 346.792
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2008 đến 2013
Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi đóng góp giá trị lớn dựa vào số lượng chăn nuôi đàn trâu, bò, lợn của huyện hàng năm; trong khi đó đóng góp của ngành dịch vụ nông nghiệp không đáng kể.
Bảng 3.14. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp huyện Minh Hóa qua các năm (theo giá cố định năm 1994)
GTSX ngành (triệu đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trồng Trọt 115.052 138.523 119.035 120.388 138.398 138.926 Chăn nuôi 37.250 48.865 62.848 64.537 60.615 71.364 Dịch vụ NN 57 96 100 346 213 422
Bảng 3.15. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của huyện Minh Hóa qua các năm Năm Diện tích Sản lượng Tổng số Lúa Cây l. thực khác Tổng số Lúa Cây l.thực khác 2008 2.046 1.146 900 8.039 4.111 3.928 2009 2.102 1.181 921 9.029 4.496 4.533 2010 2.017 1.049 968 6.826 2.927 3.899 2011 2.019 1.009 1.010 8.595 3.850 4.745 2012 2.053 1.035 1.018 9.865 4.230 5.635 2013 1.981 1.034 948 9.185 4.267 4.917
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2008 đến 2013
Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích của huyện tăng hàng năm, năm 2008 đạt 29,72 triệu đồng/ha và năm 2013 đạt 33,31 triệu đồng/ha. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, nuôi trồng cây nông nghiệp.
Bảng 3.16. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt hàng năm của huyện Minh Hóa
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Giá trị 29,72 31,95 28,43 35,43 33,91 33,31
Bảng 3.17. Năng suất lúa cả năm của huyện Minh Hóa qua các năm
(Đơn vị: Tạ/ha)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2008 36,03 42,05 32,06 - 2009 38,06 47,00 32,50 - 2010 27,89 46,00 13,75 - 2011 42,55 45,10 40,00 - 2012 40,87 50,06 33,60 8,4 2013 41,28 48,12 45,01 4,98
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến 2013
Đơn vị:% -40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn: Niên Giám thống kê huyện Minh Hóa
Diện tích Năng suất
Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất cây lúa huyện Minh Hóa qua các năm
Đối với cây lúa, do chịu tác động nhiều của điều kiện thời tiết, sâu bệnh nên diện tích và năng suất không ổn định qua các năm, đặc biệt vào năm 2010, diện tích lúa vụ hè thu của huyện bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt, gây ảnh hưởng đến năng suất cả năm của huyện. Huyện cũng đã thử nghiệm việc gieo trồng lúa vào vụ mùa, tuy nhiên không đạt năng suất và hiệu quả cao do gặp bất lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước.
3.3. Đánh giá những thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa
3.3.1. Những thành công
Trong những năm qua, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Minh Hóa đạt được những thành công trên một số mặt chủ yếu sau:
3.3.1.1. Về quy mô và sử dụng nguồn lực:
Huyện đã xác định được đất là nguồn lực quan trọng nên đã chú trọng quy hoạch, quản lý , sử dụng đất khá hợp lý và hiệu quả. Đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, khuyến khích giao đất rừng trồng phát triển sản xuất. góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này.
Huyện đã tranh thủ nguồn vốn của tỉnh, của Trung ương và nguồn vốn từ các chương trình, dự án để nâng cấp được một số công trình thủy lợi, khai hoạng xây dựng đồng ruộng, đầu tư máy móc nông nghiệp, giống, phân bón... Bình quân vốn đầu tư dành cho phát triển nông nghiệp tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Công tác đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, thú ý, được chú trọng và cơ bản đáp ứng về số lượng cho các xã. Nhiều xã đã từng bước thí điểm đưa các loại giống, vật nuôi mới vào sản xuất thử nghiệm và cũng đã có kết quả khả quan. Huyện đã chỉ đạo nông dân áp dụng khá tốt cơ cấu giống và
Commented [A1]: Anh cảnh nên đánh giá thành tự theo các tiêu chí phát triển nông nghiệp đã đưa ra ở chương cơ sỏ lý luận: 3.3.2.1. Về quy mô và sử dụng nguồn lực ra sao? nguyên nhân? 3.3.2.2. Về tổ chức sản xuất nông nghiệp có hợp lý? nguyên nhân? 3.3.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có phù hợp? nguyên nhân?
3.3.2.4. Về tiêu thụ sản phẩm? có đạt yêu cầu? nguyên nhân? 3.3.2.5. Có gia tăng sản lượng, năng suất và hiệu quả? nguyên nhân
lịch thời vụ. Một số mô hình thâm canh lạc, ngô; mô hình trồng cao su; mô hình trồng rừng nguyên liệu; mô hình trồng cây keo; mô hình nuôi nhím sinh sản, nuôi ong lấy mật...đem lại hiệu quả kinh tế cao cần được phát huy và nhân rộng.
Ngành lâm nghiệp của huyện phát triển khá thông qua việc đẩy mạnh giao khoán rừng cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ nên đã nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp không ngừng tăng lên, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và giúp một số hộ nông dân vươn lên làm giàu.
3.3.1.2. Về tổ chức sản xuất
Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bắt đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình nhưng đã có nhiều đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp.
Một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đã được xây dựng, tôn tạo và nâng cấp như công trình đạp thủy lợi Ba Nương, hệ thống kênh mương nội đồng, đường giao thông liên thôn, liên xã. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số cụm dịch vụ cung ứng cho sản xuất của nông dân. Bước đầu huyện cũng đã quan tâm chỉ đạo tăng cường các kênh cấp vốn để nông dân có điều kiện tiếp cận.
3.3.1.3. Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, huyện cũng đã có sự chỉ đạo để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn; đã lựa chọn được một số loại cây, con phù hợp với điều kiện của địa phương và đem lại năng suất, hiệu quả cao hơn và đảm bảo chất lượng. Qua thử nghiệm, huyện xác định phát triển cây cao su và cây keo là cây trồng chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác.
3.3.1.4. Về tiêu thụ sản phẩm
Công tác đảm bảo đầu ra cho hàng nông sản cũng được chú trọng. Huyện cũng đã từng bước nghiên cứu và xây dựng chỗi giá trị đối với các loại
cây để hỗ trợ liên kết giũa người dân với doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng đã có một số chính sách ưu tiên, hỗ trợ vốn, nâng cao kiến thức cho nông dân cũng như mở rộng các mô hình: Nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp và nông dân - Hộ kinh doanh... từng bước ổn định nguồn cung, nâng cao chất lượng và giá thành đầu ra.
3.3.1.5. Về gia tăng sản lượng, năng suất và hiệu quả
Về sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng hàng năm (năm 2013 đạt 346,792 tỷ đồng ). Giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất trồng của huyện cũng có xu hướng tăng (năm 2008 đạt 29, 72 triệu đồng/ha và năm 2013 là 33,91 triệu đồng/ha). Giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng có xu hướng tăng qua các năm, dịch vụ sản xuất lâm nghiệp trong những năm gần đây có bước phát triển.
Có được những thành công trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những điều kiện thuận lợi riêng có của huyện, như:
- Huyện Minh Hóa là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Bình, có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A nối cảng nước sâu Vũng Áng - Hòn La qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo với nước bạn Lào - vùng Đông Bắc Thái Lan... thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, trong nước và quốc tế (Lào, Thái Lan) cho phát triển kinh tế trong tương lai.
- Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng, với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới; có một số loại nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp như cao lanh, cát, sỏi,… với trữ lượng lớn; diện tích đất lúa và đất màu tuy ít nhưng được phù sa bồi đắp nên rất phì nhiêu; diện tích đất lâm nghiệp chưa khai thác còn nhiều, có lợi thế cho phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm (nguyên liệu giấy, cao su và chăn nuôi đại gia súc).
- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ từ ngân sách phục vụ chương trình nông thôn, miền núi như chương trình cho huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, chương trình 135, chương trình 134, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng, chương trình thủy lợi hóa đất màu, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại, hỗ trợ mua máy nông cụ; chương trình đưa điện, thông tin liên lạc phục vụ nông thôn, miền núi; chương chình đào tạo nghề, phát triển làng nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn trong nhân dân; … nên nội lực của huyện đã nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong huyện.
- Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông, lâm sản mà huyện có điều kiện phát triển rất thuận lợi như: sản phẩm mủ cao su, nguyên liệu giấy, gỗ bao bì và một số loại thực phẩm khác,…
3.3.2. Những hạn chế và thách thức
3.3.2.1. Về quy mô và sử dụng nguồn lực
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã thực hiện còn chậm; việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng còn lúng túng; công tác giống cây trồng lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình có nơi chưa hiệu quả; tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép còn xảy ra ở một số nơi.
- Việc sử dụng đất trồng cây hàng năm của huyện có hướng giảm trong khi đó diện tích trồng cây lâu năm có xu hướng tăng theo hướng tự phát dễ phá vỡ quy hoạch và chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân của việc chuyển đổi này như đã trình bày ở phần trên chủ yếu là do năng suất và hiệu quả sản xuất cây lúa không cao.
- Quy mô đất sử dụng đất nhỏ bé, quy mô vốn đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn hạn chế; chưa phát huy được lợi thế chăn
Commented [A2]: Phần này chỉ giúp cho phần lý giải nguyên nhân cho thành công hay hạn chế.
Commented [A3]: Phần đánh giá hạn chế cũng bám vào các tiêu chí như trên để đán giá, sau đó bô sung nghuyên nhân
nuôi đại gia súc và lợi thế phát triển lâm nghiệp của huyện. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện còn thấp và thấp hơn các ngành khác, tỷ lệ vốn đầu tư trên một lao động nông nghiệp còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đặc điểm của địa hình miền núi, huyện nghèo thu ngân sách không đáng kể, phụ thuộc chính vào nguồn đầu tư của tỉnh và của Trung ương.
- Nguồn thu ngân sách của huyện quá nhỏ bé; vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu do nông hộ tự bỏ vốn và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; nhà nước chủ yếu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
- Huyện đang áp dụng các chủ trương chính sách chung cho phát triển nông nghiệp, còn thiếu một số cơ chế chính sách cụ thể sát với đặc thù riêng có của huyện để phát huy những lợi thế so sánh của địa phương.
- Chất lượng lao động nói chung và chất lượng lao động nông nghiệp của huyện Minh Hóa còn rất thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo, ít có trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn thấp
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, quy trình canh tác ít chú ý đến bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu có thể là do xuất phát điểm của nền kinh tế huyện còn quá thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (là một trong 62 huyện nghèo của cả nước), nên khả năng tích lũy và huy động các nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; ; tiềm lực kinh tế của huyện còn thấp, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn còn thiếu, dàn trải, chưa kịp thời; các chính sách hỗ trợ sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; mặt bằng dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất hạn
chế; tình trạng phát rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để; tập quán, thói quen canh tác của nông dân còn lạc hậu, đồng bào dân tộc ít người nhận thức về áp dụng khoa học công nghệ chưa cao
3.3.2.2. Về tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp của huyện chưa thực sự hợp lý. Hợp tác xã, các công ty, nhà máy sản xuất còn ít, quy mô nhỏ, chưa thực sự làm bà đỡ cho nông dân phát triển sản xuất. Mô hình sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của địa phương chủ yếu theo hình thức hộ gia đình. Trên địa bàn huyện chưa xây dựng được mô hình trang trại nông nghiệp. Tổ chức sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng của người dân còn hạn chế, kinh doanh tự phát theo lối tự cung tự cấp, hiệu quả sản xuất thấp và rủi ro lớn.
- Tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã chưa thực sự đúng nghĩa trong nền kinh tế hội nhập; kinh tế hộ gia đình là mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu nhưng hiệu quả còn thấp.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do công tác chỉ đạo để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm chưa được đầu tư đúng mức. Công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình, vận động người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa mạnh. Ngoài ra, đo nhận thức, trình độ lao động, trình độ dân trí còn thấp (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) cũng là nguyên nhân cản trở đến việc tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện.
3.3.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt chậm; số mô hình đạt giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích còn ít; chỉ đạo thâm canh, sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao còn hạn chế; một số xã thực hiện chưa