Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp huyện minh hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 47)

Đề tài có hai hướng xử lý thông tin: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đó là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

2.2.2.1. Xử lý thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu các vấn đề xã hội như việc cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế trong phát triển nông nghiệp như xác định chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng...

Việc xử lý thông tin được thực hiện từ việc thu thập thông tin qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu..; đưa ra các giả thiết và chứng minh cho giả thiết đó từ những sự kiện đơn lẻ được thu thập. Sau đó là xử lý logic đối với các thông tin định tính, đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

2.2.2.2. Xử lý thông tin định lượng

Thông qua các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thông tin định lượng được sắp xếp lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày ở nhiều dạng khác nhau, như: Bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, chỉ số trung bình...

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lượng, nhưng chủ yếu sử dụng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số đơn lẻ liên quan đến phát triển nông nghiệp để xây dựng các biểu đồ, đồ thị và phân tích chỉ số trung bình để chỉ ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.

Bằng phương pháp này, chúng ta có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Tác giả luân văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau:

2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Mọi vấn đề đặt ra luôn luôn phải trả lời câu hỏi "tại sao"?. Điều đó giúp cho việc hiểu

các vấn đề một cách thấu đáo, cặn kẽ. Dùng phương pháp phân tích để phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, dễ hiểu hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận văn là thông qua cái riêng để tìm cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật và hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của phát triển kinh tế huyện Minh Hóa.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu của đề tài này nói riêng, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng được dùng để nghiên cứu đề tài "Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình". Những nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là:

Phân tích quy mô, xu hướng, hiệu quả tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp huyện Minh Hóa giai đoạn 2008 - 2013 để đánh

giá được xu hướng chung từng nội dung, nhằm trả lời các câu hỏi có liên quan: Tăng trưởng của ngành nông nghiệp huyện Minh Hóa thời gian qua như thế nào? có ổn định và hiệu quả hay không?; Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện có phát triển theo hướng tiến bộ hay không?...Trên cơ sở đó tổng hợp được thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa trong thời gian nghiên cứu.

Phân tích điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa (vị trí địa lý, địa hình đất đai, tài nguyên, thời tiết khí hậu, thủy văn và nguồn nước, tài nguyên rừng, dân số và lao động, thu nhập và mức sống dân cư, cơ sở hạ tầng...) để tổng hợp và đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

Phân tích thực trạng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất trồng hàng năm, sử dụng lao động làm việc theo ngành nghề kinh tế của huyện Minh Hóa qua các năm để đánh gia sự chuyển dịch cơ cấu hàng năm về lao động làm việc trong các ngành như thế nào ?

Phân tích giá trị sản xuất hàng năm ; diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính, các loại vật nuôi chủ yếu, về sẩn xuất lâm nghiệp, về nuôi trồng thủy sản để đánh giá thực trạng, tình hình tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện và xu hướng phát triển.

Phân tích thực trạng tạo việc làm của sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, kết quả xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 2008 - 2013 để đánh giá được xu hướng chung của từng nội dung, trên cơ sở đó tổng hợp được tình hình thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp tác động về mặt xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn nghiên cứu.

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản,

các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp logic và lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử, đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm rõ các mối quan hệ đa dạng trong phát triển kinh tế huyện với các vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình phát triển của phát triển kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, thúc đẩy nhau trong quá trình phát triển.

Luận văn sử dụng phương pháp logic và lịch sử nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định được giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 là giai đoạn nghiên cứu hợp lý. Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và ở huyện Minh Hóa nói riêng.

- Tìm ra được logic của thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung cũng như cơ cấu nội tại phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa nói riêng. Cơ cấu đó xoay quanh quan hệ sản xuất trong phát triển nông nghiệp hiện nay, đây là vấn đề trọng tâm của kinh tế chính trị.

Khi trình bày các sự việc luận văn đã chú ý đến sự vận động "logic" của hoạt động phát triển nông nghiệp, chỉ ra xu hướng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Luận văn sử dụng

phương pháp logich để nghiên cứu, xem xét các các sự kiện lịch sử của phát triển nông nghiệp dưới dạng tổng quát, nhằn chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động, nắm lấy bước phát triển tất yếu, cốt lỏi. Phương pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tư duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ lịch sử về các hoạt động của phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

2.3.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tượng hóa là phương pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ảnh những bản chất đó. Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rải trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng được các kỹ thuật như kính hiển vi, các thiết bị máy móc như các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tượng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng. Vì vậy, sử dụng phương pháp trừu tượng khoa học làm cho nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đạt kết quả hơn.

Đề tài "Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình" sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chưa phải là cơ bản để xem xét 4 lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa, đó là: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng; trong đó trọng tâm của đề tài tập trung lĩnh vực sản xuất. Trong mỗi nội dung chứa đựng một khối lượng lớn các vấn đề cần phải giải quyết song phương pháp trừu tượng khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi sau:

- Phát triển kinh tế nông nghiệp về lĩnh vực sản xuất đi sâu nghiên cứu quy mô, kết quả, hiệu quả tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành nói chung và trong nội ngành.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa tập trung nghiên cứu quy mô, nguồn lực đầu vào, tình hình tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình bảo đảm thị trường đầu ra, tình hình sản lượng và hiệu quả sản xuất để từ đó đánh giá đúng thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hợp lý.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp trừu tượng khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về số lượng các hoạt động phát triển nông nghiệp của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của hoạt động phát triển nông nghiệp. Luận văn sử dụng phương pháp này chủ yếu tại chương 3 để thống kê về thực trạng và so sánh, các ngành, các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp và các giải pháp, chương trình đầu tư cho phát triển nông nghiệp , từ đó tìm ra sự phát triển để có những giải pháp tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MINH HÓA

3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Hoá là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 1.413 km2, chiếm 17,52% diện tích tự nhiên của cả tỉnh.

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 1 thị trấn) có hệ thống giao thông tương đối phát triển, đặc biệt có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A nối cảng nước sâu Vũng Áng - Hòn La qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo với nước bạn Lào - vùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa các địa phương, với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế đặc biệt là các nước Lào, Thái Lan để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong tương lai.

3.2.1.2. Địa hình đất đai

Huyện Minh Hoá nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có địa hình nhìn chung dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 90% diện tích, diện tích đất bằng ít chủ yếu nằm dọc theo sông, suối hoặc các thung lũng hẹp bị chia cắt bởi dãy núi đá vôi hoặc núi đất.

Do địa hình hẹp, dốc, đất đai phần lớn là đồi núi, lượng mưa tương đối lớn, hàng năm có nhiều bão lũ vào mùa mua, mùa khô gió phơn Tây Nam nóng gây thiếu nước làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

3.1.1.3 Tài nguyên đất

Huyện Minh Hoá có tổng diện tích đất tự nhiên là 141.270 ha với những loại đất chính sau đây:

- Đất nông nghiệp: 127.500 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 6.762 ha; Đất lâm nghiệp: 120.689 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 46 ha; Đất nông nghiệp khác: 03 ha

- Đất phi nông nghiệp: 3.444 ha

- Đất chưa sử dụng: 10.326 ha. (Cục thống kê Minh Hóa, 2013, trang 13) * Đặc điểm thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Bình, huyện Minh Hoá có những nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols): phân bố chủ yếu ở xã Quy Hóa và xã Tân Hóa. Đất có thành phần cơ giới trung bình nặng, phản ứng chua.

- Nhóm đất xám (Acsíols) gồm có:

+ Đất xám lẫn đá: Phát triển chủ yếu trên đá granit, địa hình dốc, độ che phủ thấp. Đất có phản ứng khá chua, chủ yếu phân bổ ở xã Xuân Hóa và Hồng Hóa.

+ Đất xám Feralit: Hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiểm trong điều kiện thiên nhiên nhiệt độ ẩm. Đất có phản ứng từ chua đến rất chua.

+ Đất xám trên núi đá ông: Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phẩn ứng của đất khá chua. Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao giáp với biên giới Việt - Lào.

- Nhóm đất đỏ: Phát triển chủ yếu trên đá Poocpatit và đá vôi: Đất tương đối nặng, có hạt kết bền vững, có phản ứng từ ít chua đến rất chua.

3.1.1.4. Thời tiết khí hậu

Huyện Minh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc pha trộn khí Đông Trường Sơn. Mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp huyện minh hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)