Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp huyện minh hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 54 - 58)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Hoá là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 1.413 km2, chiếm 17,52% diện tích tự nhiên của cả tỉnh.

Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 1 thị trấn) có hệ thống giao thông tương đối phát triển, đặc biệt có đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A nối cảng nước sâu Vũng Áng - Hòn La qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo với nước bạn Lào - vùng Đông Bắc Thái Lan. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa các địa phương, với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế đặc biệt là các nước Lào, Thái Lan để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong tương lai.

3.2.1.2. Địa hình đất đai

Huyện Minh Hoá nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có địa hình nhìn chung dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 90% diện tích, diện tích đất bằng ít chủ yếu nằm dọc theo sông, suối hoặc các thung lũng hẹp bị chia cắt bởi dãy núi đá vôi hoặc núi đất.

Do địa hình hẹp, dốc, đất đai phần lớn là đồi núi, lượng mưa tương đối lớn, hàng năm có nhiều bão lũ vào mùa mua, mùa khô gió phơn Tây Nam nóng gây thiếu nước làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

3.1.1.3 Tài nguyên đất

Huyện Minh Hoá có tổng diện tích đất tự nhiên là 141.270 ha với những loại đất chính sau đây:

- Đất nông nghiệp: 127.500 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 6.762 ha; Đất lâm nghiệp: 120.689 ha; Đất nuôi trồng thủy sản: 46 ha; Đất nông nghiệp khác: 03 ha

- Đất phi nông nghiệp: 3.444 ha

- Đất chưa sử dụng: 10.326 ha. (Cục thống kê Minh Hóa, 2013, trang 13) * Đặc điểm thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Bình, huyện Minh Hoá có những nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols): phân bố chủ yếu ở xã Quy Hóa và xã Tân Hóa. Đất có thành phần cơ giới trung bình nặng, phản ứng chua.

- Nhóm đất xám (Acsíols) gồm có:

+ Đất xám lẫn đá: Phát triển chủ yếu trên đá granit, địa hình dốc, độ che phủ thấp. Đất có phản ứng khá chua, chủ yếu phân bổ ở xã Xuân Hóa và Hồng Hóa.

+ Đất xám Feralit: Hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiểm trong điều kiện thiên nhiên nhiệt độ ẩm. Đất có phản ứng từ chua đến rất chua.

+ Đất xám trên núi đá ông: Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phẩn ứng của đất khá chua. Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao giáp với biên giới Việt - Lào.

- Nhóm đất đỏ: Phát triển chủ yếu trên đá Poocpatit và đá vôi: Đất tương đối nặng, có hạt kết bền vững, có phản ứng từ ít chua đến rất chua.

3.1.1.4. Thời tiết khí hậu

Huyện Minh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc pha trộn khí Đông Trường Sơn. Mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60C. + Trung bình tháng thấp nhất 16,9 - 17,80C (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau)

+ Trung bình tháng cao nhất 33,8 - 34,30C (từ tháng 6 đến tháng 7). (Cục thống kê Minh Hóa, 2013, trang 18)

- Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn

Bình quân 2100 - 2300 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa lớn tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. (Cục thống kê Minh Hóa, 2013, trang 9)

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao và không ổn định, trung bình từ 85%. Tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%. Riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm xuống thấp. (Cục thống kê Minh Hóa, 2013, trang 11)

- Gió, bão: Huyện Minh Hoá nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thường chịu tác động của nhiều cơn bão. Trung bình hàng năm có 1- 2 cơn ảnh hưởng trực tiếp. Chế độ gió có sự phân biệt rõ rệt theo mùa: Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau làm nhiệt độ giảm thấp, gây hậu quả xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, cao điểm là tháng 7. Bình quân ngày có gió Tây Nam là 30-42 ngày/năm. Tốc độ gió lớn (20m/s) gây hạn hán, làm giảm mất độ ẩm , bốc phèn mặn, tích tụ sắt, nhôm nên việc thoái hoá đất xảy ra nhanh chóng.

Như vậy có thể thấy sự chênh lệch lớn giữa các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa của 2 mùa đông và hè.

3.1.1.5. Thuỷ văn nguồn nước

Minh Hoá thuộc khu vực đầu nguồn nên hệ thống sông, suối ngắn và dốc; tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa lũ. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn trực tiếp từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp nên dâng lên rất

nhanh gây ra lũ lụt, ngập lớn trên diện rộng. Ngược lại trong mùa khô, mực nước sông, suối xuống thấp dòng chảy trong các thung lũng rất nhỏ. Dòng chảy của các sông, suối biến động lớn và phụ thuộc theo mùa.

- Nguồn nước mặt: phụ thuộc lớn vào lượng mưa tự nhiên. Nguồn nước chủ yếu thuộc lưu vực đầu, trong đó có các hồ, đập để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Nước mặt thường khô hạn vào mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa, hiệu quả sử dụng chưa cao.

- Nguồn nước ngầm: Do nền địa chất chủ yếu là hệ thống coster nên nguồn nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 103.822.34 ha rừng chiếm 73.6% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Dân Hoá, Thượng Hoá, Hoá Sơn.

- Thực vật: thảm thực vật đa dạng và phong phú được phân bổ ở tất cả các xã. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như Lim xanh, táu, gụ, sến, mun...đã góp phần ổn định sinh thái, giữ nước đầu nguồn hạn chế quá trình xói mòn đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Động vật: Liền kề với hệ thống núi đá vôi Phong Nha Kẽ Bàng, rừng của huyện hiện có nhiều loại thú quý hiếm như hổ, báo, tữ sao, gà lôi...và các loại bò sát và động vật móng vuốt.

Nhìn chung, tài nguyên rừng của huyện tương đối phong phú và đã đảm nhận tốt chức năng phòng hộ, ổn định sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận nhân dân về tài nguyên rừng còn hạn chế nên nhiều nơi rừng bị xâm hại làm giảm độ che phủ; quá trình trôi, xói mòn đất xảy ra mạnh mẽ.

3.1.1.7. Phân vùng sinh thái nông nghiệp

Căn cứ vào các yếu tố như phân hóa địa hình, phân bố thổ nhưỡng... để phân vùng sinh thái nông nghiệp của huyện Minh hoa thành hai vùng chính là vùng núi

thấp và vùng núi cao. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài việc phân vùng không có nhiều ý nghĩa nên tác giả luận văn không phân vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp huyện minh hóa, tỉnh quảng bình​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)