3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của toàn huyện là 48.528 người, mật độ dân số trung bình 34 người/km2. Huyện có trên 31.213 lao động, chiếm gần 65% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp và lâm nghiệp (24.700 người, chiếm trên 71% trong tổng số lao động), một số ít lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thương nghiệp sửa chữa xe,... Trong những năm qua, huyện đã tích cực giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế về trồng rừng, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò, đẩy mạnh phát triển trồng cây cao su; xúc tiến việc làm cho người lao động nông nghiệp giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ cho việc phát triển nông nghiệp. Đại bộ phận là lao động phổ thông, lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học chiếm tỷ lệ thấp. Lực lượng này tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục và các cơ quan chuyên môn cấp huyện.
Có thể thấy rằng tiềm năng nguồn nhân lực đã có, tuy nhiên để tạo được sức bật mới cho việc phát triển nông nghiệp trong những năm tới thì chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ thâm canh là nhiệm vụ cấp bách và mang tính lâu dài. Bởi vì trong bất cứ lĩnh vực lao động nào chất lượng lao động luôn là nhân tố quyết định hiệu quả.
3.1.2.2. Tình hình thu nhập và mức sống dân cư
Hiện nay, nền kinh tế của huyện Minh Hoá sản xuất nông nghiệp vẫn là chính nên dân cư nông nghiệp có tỉ trọng lớn trong cơ cấu dân số. Tuy vậy
diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại có tỷ lệ nhỏ so với diện tích tự nhiên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thu nhập bình quân của người dân huyện so với bình quân chung cả tỉnh còn thấp.
Nhìn chung, mức sống của dân cư trong huyện còn rất thấp. Những năm gần đây, nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính quyền các cấp bộ mặt kinh tế xã hội của toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực.
+ Trồng trọt: Bước đầu đã hình thành phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập bằng giá trị, từng bước ổn định đời sống nhân dân.
+ Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn. Người dân đã chú trọng hơn đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập kinh tế nông thôn.
+ Lâm nghiệp: Huyện đã giao đất, giao rừng cho người dân; đẩy mạnh khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần tái tạo, khôi phục tài nguyên rừng. Một bộ phận đã nhận thức được hiệu quả của việc trồng rừng kinh tế nên tự giác tham gia và đầu tư trồng rừng.
Khoa học công nghệ đã bước đầu được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, do diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ so với diện tích tự nhiên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên thu nhập bình quân của người dân huyện so với bình quân chung cả tỉnh còn thấp, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,09%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 26,2%.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông:
Đến nay tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các trục đường giao thông liên thôn, liên xã dần được bê tông và nhựa hoá tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá. Tuyến quốc lộ 12A và
tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế với các địa phương khác và khu vực Đông Dương.
- Đường nội huyện: Tổng chiều dài khoảng 80.7 km đã được cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa các xã, huyện.
- Đường liên thôn, liên bản: chủ yếu là đường đất, đường cấp phối đá nên còn khó khăn cho việc đi lại của nhân dân, nhất là vào mùa mưa lũ.
+ Thuỷ lợi:
Toàn huyện có 97,63 ha đất cho thuỷ lợi, chiếm 13,45% diện tích đất công cộng. Trong những năm qua được sự hỗ trợ của các chương trình dự án như định canh, định cư, 135 một số công trình thuỷ lợi được xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế của đia phương.
+ Thông tin văn hoá:
- 100% xã, thị trấn có điện và điện thoại.
- Hầu hết các xã đã có bưu điện văn hoá, trạm phát sóng truyền thanh góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Minh Hoá
* Những lợi thế:
+ Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng đặc biệt là rừng kinh tế.
+ Huyện Minh Hoá có 2 tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua (đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A). Đây là điều kiện tốt để thúc đẩy, phát triển, trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá với các vùng trong cả nước.
+ Cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là tiền đề để phát triển kinh tế hàng hoá.
+ Một số xã có điều kiện đất đai phù hợp phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đàn gia súc (Tân Hoá, Thượng Hoá).
+ Nguồn nhân lực dồi dào là lượng lao động sẵn có để khai thác tiềm năng nông lâm nghiệp và các ngành khác.
+ Huyện đã có các chủ trương, chính sách để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của huyện như: Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2015, 2020; Ban hành chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho huyện Minh Hóa giai đoạn 2011- 2015. Đặc biệt huyện cũng đã có chủ trương và chỉ đạo quyết liệt việc giao đất, giao rừng cho nhân dân trồng và quản lý là chủ trương đúng đắn hợp lòng dân và thực sự có hiệu quả trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt Quy hoạch sản xuất Nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2012 - 2020 làm cơ sở quan trọng cho định hướng phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng bền vững.
Với những tiềm năng đó, Minh Hoá có cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
* Những hạn chế, khó khăn: + Hạn chế khách quan:
- Điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt. Mùa khô nóng và hạn, mùa mưa hay có lũ lụt.
- Địa hình dốc, hiểm trở, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn. - Diện tích đất bằng ít chỉ chiếm 10% diện tích tự nhiên. + Hạn chế chủ quan:
- Việc giao lưu, trao đổi giữa huyện miền núi và vùng đồng bằng không nhiều. Điều này đã dẫn đến bị lạc hậu rất lớn về trình độ dân cư, thông tin xã hội, khoa học và công nghệ.
- Xuất phát điểm kinh tế của huyện ở mức quá thấp, ở nông thôn đại đa số kinh tế còn phát triển tự nhiên (tự cung tự cấp), không có tích luỹ để dân cư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
- Chất lượng lao động còn thấp so với các địa bàn khác. Số lao động có chuyên môn, có trình độ thâm canh còn thấp.
- Đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đa số trình độ vẫn hạn chế và hoạt động bán chuyên trách.
- Một số chính sách, như: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để phát huy tiềm năng lợi thế của huyện... chưa hiệu quả. Các biện pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế chưa được cụ thể nên hiệu quả đạt được chưa cao.
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa
Trong những năm qua huyện đã tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết việc làm và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho nhân dân. Đồng thời đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của huyện, tăng nguồn thu cho ngân sách và là động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp.
3.2.1. Quy mô, các nguồn lực đầu vào
3.2.1.1. Gia tăng các nguồn lực để phát triểnkinh tế nông nghiệp
- Tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
+ Về sử dụng đất đai: Những năm qua, huyện Minh Hóa rất chú trọng đến việc quản lý, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả; huyện đã xây dựng đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, với định hướng chung là tăng diện tích sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lâm nghiệp, giảm diện tích đất chưa sử dụng, quản lý diện tích đất phi nông nghiệp. Triển khai mạnh công
tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khuyến khích giao đất trồng rừng sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này. Nhìn chung, qua các năm diện tích đất nông nghiệp tăng từ 110.139 ha năm 2006 lên 127.363 ha năm 2010 và 127.504 ha năm 2013, diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm, được nêu trong hình 3.1 . Như vậy, xét về mặt số lượng, việc tăng diện tích đất canh tác giảm diện tích đất chưa sử dụng qua các năm là xu hướng tất yếu và hợp lý; với mức độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá nhanh cho thấy sự nổ lực trong quản lý, khai thác, sử dụng đất của địa phương.
127.363 127.360 127.500 127.504 3.39410.523 3.43310.474 3.44410.326 3.47110.295 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2010 2011 2012 2013
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2010 đến 2013
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Minh Hóa qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2010 đến 2013)
Về cơ cấu sử dụng đất, tỷ trọng đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn và có xu hướng giảm. Đặc biệt, diện tích đất nuôi trồng thủy sản còn rất nhỏ bé trong tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện và không tăng qua các năm.
Qua phân tích, diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên và tăng qua các năm, nhưng trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Số liệu tính toán cho thấy mức độ thâm canh tăng vụ trong sản xuất cây hàng năm còn thấp, nhất là cây lương thực (ngô, lúa), nguyên nhân chủ yếu là do một số vụ Hè Thu và Thu Đông năng suất thấp vì tác động của sâu bệnh, thời tiết, thiên tai (bão lụt), thoái hóa đất do xói mòn, một số diện tích bị hạn chế tưới tiêu, nhất là vụ Hè Thu, một phần vì tập quán canh tác của nông dân còn lạc hậu. Điều này được thể hiện một phần ở diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện có xu hướng càng giảm hàng năm, thay vào đó diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện có xu hướng tăng hàng năm. Nó cho thấy việc canh tác các loại cây trồng hàng năm, đặc biệt là cây lúa cho năng suất và hiệu quả không cao, vì vậy người dân có xu hướng chuyển dịch việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang trồng các loại cây trồng lâu năm như cao su, hồ tiêu, cam quýt, nhãn, vải,…
Hinh 3.2. Cơ cấu sử dụng đất trồng cây của huyện Minh Hóa qua các năm
còn hạn chế và hiệu quả sử dụng đất thấp. Với việc quy mô sử dụng đất còn nhỏ bé, quy mô vốn đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc chưa thực sự đạt được mục tiêu khai thác và lợi thế lâm nghiệp mà huyện đề ra.
+ Về sử dụng nguồn nước và diện tích mặt nước
Do hạn chế về nguồn vốn cũng như diện tích sản xuất trồng lúa, màu phân bổ đan xen nên việc xây dựng hệ thống kê mương nội đồng để tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại các hồ, đập... nhưng hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng kể, chủ yếu là của hộ gia đình mang tính tự phát và nhỏ lẻ.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiêp:
Nguồn lực vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói chung. Bất cứ hoạt động sản xuất cũng đều cần đến vốn, nếu không có vốn thì không thể nào hoạt động sản xuất được. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện còn rất thấp và thấp hơn các ngành khác, nguồn vốn đầu tư này chủ yếu là của Trung ương và tỉnh cấp cho huyện, còn ngân sách huyện bỏ ra đầu tư rất ít vì nguồn thu ở địa phương chỉ mới đáp ứng phần nhỏ bé trong tổng chi của địa phương. Tỷ lệ vốn trên một lao động nói chung và tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp nói riêng tuy tăng qua các năm, nhưng còn thấp.
Vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu với những hạng mục như xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, khai hoang xây dựng đồng ruộng, đầu tư máy móc nông nghiệp, giống, phân bón,… Bình quân vốn đầu
tư dành cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Tình hình lao động nông nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2013, huyện có 31.213 lao động, chiếm gần 65% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp và lâm nghiệp (24.700 người, chiếm hơn 79% trong tổng số lao động). (Cục thống kê huyện Minh Hóa, 2013, tr26)
Bảng 3.1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Minh Hóa qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
1. Dân số Người 47.083 47.533 48.116 48.528
2. Tổng lao động trong các
ngành kinh tế Người 27.831 28.803 30.926 31.213 3. Cơ cấu lao động trong các
ngành kinh tế
- Nông - lâm - ngư nghiệp % 80,6 82,7 80,8 79,3
- Công nghiệp và xây dựng % 5,5 3,8 5,0 5,8
- Dịch vụ - du lịch % 13,9 13,5 14,2 14,9
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2010 đến 2013)
Về chất lượng, chất lượng nguồn lao động nói chung và chất lượng lao động nông nghiệp nói riêng của huyện Minh Hóa còn thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo, ít có trình độ kỹ thuật; trình độ học vấn thấp nên đây cũng là vấn đề khó khăn, trở ngại trong việc chuyển giao, tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành trong thời gian tới.
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 80,6 82,7 80,8 79,3 5,,5 3,8 5 5,8 13,9 13,5 14,2 14,9
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hoá
Dịch vụ-Du lịch Công nghiệp và xây dựng Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Hình 3.3. Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành của huyện Minh Hóa qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa từ năm 2010 đến 2013)
Về tỷ trọng, sự chuyển dịch cơ cấu hàng năm về lao động làm việc trong các ngành không ổn định. Minh Hóa là một trong những huyện nghèo