LĨNH VỰC CHO VAY ĐẦU TƢ CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƢƠNG
1.5.1 Đánh giá chung theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống
HỢP PHẦN TIÊU CHÍ THANG ĐIỂM (10) Theo tiêu chí Trung bình theo hợp phần S1: An toàn Nợ xấu toàn hệ thống 7 7.3 Dự phòng rủi ro 8
Quy trình, quy chế nghiệp vụ 7
S2: Ổn định Mô hình quản lý 7 7.3 Lãi suất 9 Nhân sự 6 S3: Phát triển Vốn chủ sở hữu 7 7.3 Tổng dƣ nợ 8 Doanh thu 7 C1: Chi phí quản trị rủi ro Chi phí quản lý 7 7.5 Đào tạo cán bộ 8 C2: Chi phí quản lý khủng hoảng Tƣ vấn pháp luật 8 7.5 TSĐB 7 C3: Chi phí khắc phúc hậu quả sau khủng hoảng
Cơ quan thực thi pháp luật 8
8.5 Thẩm định, xử lý TSĐB 9
1.5.2 Các yếu tố tác động
Trong quá trình nghiên cứu về An ninh phi truyền thống, nhóm tác giả Nguyễn Văn Hƣởng & Hoàng Đình Phi có xây dựng Phƣơng trình an ninh cơ bản của 1 chủ thể nhƣ sau:
AN NINH CỦA 1 CHỦ THỂ = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ
KHẮC PHỤC)
Dựa trên phƣơng trình cơ bản an ninh của 1 chủ thể, các tác giả đã tổng hợp và phát triển mô hình phƣơng trình cơ bản về an ninh trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của Quỹ ĐTPT địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau :
AN NINH TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ QUẢN
LÝ KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SAU KHỦNG HOẢNG)
An toàn: đƣợc đánh giá theo các tiêu chí nhƣ tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đầu tƣ trên tổng dƣ nợ cho vay, mức trích lập dự phòng rủi ro nói chung và dự phòng rủi ro trong cho vay đầu tƣ, các cơ sở pháp lý, phƣơng pháp quản trị rủi ro cũng nhƣ hệ thống quy chế hoạt động...
Ổn định: đƣợc đánh giá dựa vào các tiêu chí nhƣ chất lƣợng của mô hình quản trị rủi ro, bộ máy quản lý, sự ổn định của mức lãi suất cho vay và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách thẩm định và cán bộ tín dụng trong quy trình phê duyệt khoản vay
Phát triển bền vững: căn cứ vào tình hình thực tế của Quỹ ĐTPT địa phƣơng nhƣ vốn chủ sở hữu của Quỹ, tổng dƣ nợ cho vay so với tổng tài sản, doanh thu từ hoạt động cho vay đầu tƣ mang lại
Chi phí quản trị rủi ro: là các chi phí liên quan đến quản lý bộ máy hoạt động của Quỹ đảm bảo cho hoạt động liên tục, chi phí liên quan đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Chi phí quản lý khủng khoảng: là các chi phí liên quan đến tƣ vấn pháp luật nhằm hộ trợ hành lang pháp lý và các văn bản luật và dƣới luật liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay đầu tƣ, chi phí liên quan đến tài sản bảo đảm,...
Chi phí khắc phục hậu quả sau khủng hoảng: chi phí phát sinh khi rủi ro xảy ra nhƣ chi phí liên quan đến cơ quan thực thi pháp luật (án phí), chi phí liên quan đến việc thẩm định và xử lý tài sản đảm bảo nhằm bù đắp một phần tổn thất do rủi ro gây ra
Vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy, để Quỹ ĐTPT địa phƣơng có thể hoạt động ổn định, đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh và đóng góp cho các dự án, công trình địa phƣơng thì việc quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tƣ là vô cùng cần thiết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu tổng quan những lý luận chung về rủi ro trong hoạt động cho vay không chỉ của các tổ chức tài chính nói chung mà của Quỹ ĐTPTĐP nói riêng. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra khái niệm, đặc trƣng và các hoạt động chủ yếu của Quỹ ĐTPTĐP; các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay của Quỹ, quy trình quản trị rủi ro tại Quỹ. Từ những cơ sở lý luận chung nói trên, luận văn cũng đƣa ra một số những biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP.
Đây là những lý luận cơ bản giúp tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại NBDIF trong giai đoạn từ năm 2016-2018 đƣợc trình bày trong chƣơng 2.
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI NBDIF
2.1 TỔNG QUAN VỀ NBDIF
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi của Quỹ: Quỹ đầu tƣ phát triển Ninh Bình
Tên giao dịch quốc tế: Ninh Binh Development Investment Fund Tên viết tắt: NBDIF
Địa chỉ trụ sở: Quỹ đặt tại Đƣờng Nguyễn Bặc, phố Hợp Thành, Phƣờng Ninh Khánh, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình
Quỹ Đầu tƣ phát triển Ninh Bình là tổ chức tài chính Nhà nƣớc của tỉnh, đƣợc thành lập theo Quyết định số 2782/QĐ-UB ngày 26/12/2003 và đƣợc tổ chức lại theo Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình. Quỹ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 563/QĐ - UBND ngày 23/7/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình và các quy định hiện hành của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP.
Từ khi đƣợc tổ chức lại theo Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 29/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình, NBDIF đƣợc ủy thác quản lý hoạt động cho Ngân hàng phát triển Việt nam chi nhánh Ninh Bình. Các hoạt động liên quan đến thẩm định, định giá, cho vay, quản lý thu hồi nợ và kiểm soát vốn vay, quản lý tài chính kế toán đƣợc thực hiện bởi bộ máy quản lý của Ngân hàng phát triển Việt nam chi nhánh Ninh Bình. Năm 2010, NBDIF đƣợc UBND tỉnh Ninh Bình cho hoạt động độc lập, bộ máy tổ chức và nhân sự của Quỹ đƣợc sắp xếp, kiện toàn lại theo hƣớng tăng cƣờng vai trò trách nhiệm điều hành quản lý, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và năng lực hoạt động, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh. Đến nay bộ máy quản lý điều hành của NBDIF đã đƣợc đƣợc kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao gồm: Hội đồng quản lý 05 ngƣời hoạt động kiêm nhiệm, 04 viên chức quản lý và 28 cán bộ, nhân viên thuộc 05 phòng nghiệp vụ. Dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Quản lý, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ
của các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, tập thể Quỹ luôn nỗ lực, phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Ngoài hiệu quả kinh tế thu đƣợc, nguồn vốn của Quỹ đƣợc xem là nguồn “vốn mồi” để thu hút lĩnh vực tƣ nhân, các thành phần kinh tế cùng tham gia bỏ vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng KTXH vào những địa bàn khó khăn, thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực có tính chất xã hội hóa cao của địa phƣơng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung của tỉnh. Đặc biệt là thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về ƣu tiên phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, hệ thống cung cấp nƣớc sạch, giao thông, giáo dục, du lịch, môi trƣờng, ... góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Theo Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình, vốn điều lệ của Quỹ là 500 tỷ. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2018 vốn điều lệ của Quỹ đạt 203 tỷ đồng. Vốn điều lệ của NBDIF hiện nay đƣợc bổ sung tăng hàng năm từ nguồn Ngân sách địa phƣơng cấp và từ hiệu quả kinh doanh của mình.
Theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ- CP, Quỹ có chức năng:
- Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của Pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án, phát triển cơ sở hạ tầng - kinh tế của tỉnh.
- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện các hoạt động theo Hợp đồng ủy thác; phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng theo ủy quyền của UBND tỉnh để huy động vốn cho ngân sách tỉnh.
- Nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ phát triển nhà ở và một số Quỹ khác do UBND tỉnh thành lập.
- Thực hiện đầu tƣ trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tƣ, góp vốn thành lập doanh nghiệp; ủy thác cho vay đầu tƣ, thu hồi nợ.
2.1.2 Phạm vi hoạt động của Quỹ:
- Hoạt động huy động vốn: Quỹ huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nuớc.
- Hoạt động đầu tƣ trực tiếp: Quỹ đƣợc đầu tƣ trực tiếp vào các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH ƣu tiên phát triển của địa phƣơng do UBND tỉnh Ninh Bình ban hành.
- Hoạt động cho vay: Quỹ đƣợc cho vay, cho vay hợp vốn đối với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng KTXH ƣu tiên phát triển của địa tỉnh Ninh Bình do UBND tỉnh Ninh Bình ban hành.
- Hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp: Quỹ đƣợc góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng, KTXH thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng do UBND tỉnh Ninh Bình ban hành.
- Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác: đƣợc nhận ủy thác, quản lý nguồn vốn đầu tƣ, cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tƣ cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nƣớc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, đƣợc nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ phát triển đất, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các Quỹ tài chính địa phƣơng khác do UBND cấp tỉnh thành lập. Quỹ đƣợc ủy thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tƣợng vay vốn của Quỹ .
- Hoạt động huy động vốn cho ngân sách địa phƣơng: Quỹ tổ chức, thu xếp việc huy động vốn cho ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật, bao gồm cả phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng theo ủy quyền của UBND tỉnh Ninh Bình.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác: Do UBND tỉnh Ninh Bình giao để phục vụ phát triển KTXH tại địa phƣơng nhƣng không trái với quy định, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các văn bản pháp luật liên quan.
2.1.3 Tổ chức bộ máy và nhân sự
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của NBDIF
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy
Gồm Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều hành.
- Hội đồng quản lý gồm 5 thành viên, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. - Ban Kiểm soát gồm 02 thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Bộ máy điều hành Quỹ gồm có Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ: Văn Phòng, Kế hoạch - Thẩm định, Quản lý đầu tƣ trực tiếp, Tín dụng – Ủy Thác, Tài chính - Kế toán.
2.1.3.2 Chức năng của các phòng nghiệp vụ
hành hoạt động chung của Quỹ theo chƣơng trình, kế hoạch công tác; Quản lý và tổ chức bộ máy hoạt động, biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công nhân viên và ngƣời lao động thuộc thẩm quyền của Quỹ theo quy định của pháp luật; Quản lý công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ thi đua khen thƣởng, chế độ chính sách, tiền lƣơng; Giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, cơ sở vật chất, TSBĐ phƣơng tiện, điều kiện làm việc phục vụ cho hoạt động của cơ quan Quỹ.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mƣu cho Giám đốc Quỹ trong công tác quản lý hoạt động tài chính và chế độ kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán và các quy định khác áp dụng cho hoạt động tài chính kế toán của Quỹ; thực hiện các chính sách cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn. Xây dựng các quy chế, quy định về công tác tài chính, kế toán; Triển khai thực hiện Kế hoạch tài chính đã đƣợc Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.
- Phòng Tín dụng - Ủy thác: Tham mƣu cho Giám đốc Quỹ tổ chức, quản lý, triển khai các lĩnh vực cho vay đầu tƣ từ nguồn vốn của Quỹ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; Ủy thác và nhận ủy thác các nguồn vốn.
- Phòng Kế hoạch - Thẩm định: Tham mƣu cho Giám đốc Quỹ trong công tác xây dựng Kế hoạch hoạt động, Kế hoạch huy động và sử dụng vốn của Quỹ; Thẩm định các dự án có sử dụng nguồn vốn của Quỹ (cho vay, đầu tƣ trực tiếp, góp vốn thành lập doanh nghiệp,…), thẩm định tài sản thế chấp theo quy định.
- Phòng Quản lý Đầu tƣ trực tiếp: Là phòng chuyên môn thuộc Quỹ, có chức năng giúp Giám đốc Quỹ quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập doanh nghiệp của Quỹ; Xây dựng chiến lƣợc, tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ và thoái vốn đầu tƣ.
2.1.3.3 Nhân sự
Hiện nay, nhân sự của NBDIF có 32 ngƣời, chƣa kể các thành viên Hội đồng quản lý và Ban kiểm soát làm việc theo hình thức kiêm nhiệm. 100% cán bộ Quỹ đều tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kỹ sƣ xây dựng…phù hợp với hoạt động của NBDIF, trong đó: trên đại học: 11 ngƣời, đại học: 21 ngƣời. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 06 ngƣời; Sơ cấp: 26 ngƣời.
trách nhiệm cao, đƣợc đào tạo bài bản. Cán bộ quản lý của NBDIF là những cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên công tác lâu năm và từng đảm nhiệm vị trí quan trọng trong những đơn vị lớn nhƣ: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng, …Bên cạnh đó, NBDIF cũng có nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý để động viên, khuyến khích ngƣời lao động tích cực làm việc ngày một hiệu quả hơn.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NBDIF giai đoạn 2016-2018
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội đồng quản lý, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh; NBDIF đã phát huy tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình. Ngoài hiệu quả kinh tế thu đƣợc, nguồn vốn của Quỹ đƣợc xem là nguồn vốn mồi để thu hút lĩnh vực