3.1.1 Mục tiêu của NBDIF
- Xây dựng NBDIF thành một định chế tài chính đủ mạnh, giúp UBND tỉnh thực thi có hiệu quả các chính sách huy động vốn cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng KTXH theo chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; đồng thời mở rộng các chức năng tài chính nhà nƣớc khác của tỉnh.
- Làm cầu nối giúp UBND tỉnh tiếp cận và huy động đƣợc vốn trên thị trƣờng vốn cho đầu tƣ phát triển.
- Làm đầu mối tiếp nhận, khai thác và quản lý các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện các chức năng quản lý tài chính nhà nƣớc khác do UBND tỉnh giao.
- Góp phần giải quyết nhu cầu vốn cấp thiết của các tổ chức kinh tế trong việc đầu tƣ vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của tỉnh, thông qua việc cung cấp một nguồn tín dụng trung dài hạn với lãi suất cho vay hợp lý.
- Tăng cƣờng năng lực thể chế và cơ chế quản trị của Quỹ trong hoạt động cho vay đầu tƣ thông qua việc xây dựng và chuẩn hóa quy trình thẩm định, quy trình cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
3.1.2 Định hƣớng phát triển của NBDIF
- Tham mƣu UBND Tỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ theo lộ trình để mở rộng quy mô hoạt động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ:
+ Mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả từng khoản cho vay đầu tƣ phát triển để bảo đảm chất lƣợng tín dụng, nợ xấu trong phạm vi kiểm soát. Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng cho vay đầu tƣ theo kế hoạch đề ra hàng năm;
+ Thực hiện quản lý đối với các nguồn vốn ủy thác của địa phƣơng qua đó giúp UBND tỉnh quản lý tập trung các nguồn vốn và nâng cao vai trò của Quỹ trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng;
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy hoạt động, mô hình tổ chức:
+ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình để chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tƣ;
+ Tăng cƣờng công tác quản trị và điều hành, tiến đến xây dựng hình ảnh Quỹ trở thành tổ chức tài chính năng động, hiệu quả và tin cậy;
+ Tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Quỹ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, xây dựng chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp để thu hút đƣợc ngƣời tài và tâm huyết về làm việc tại Quỹ.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động để Quỹ trở thành một tổ chức cho vay đầu tƣ chuyên nghiệp, có uy tín cao.
- Mở rộng đối tƣợng cho vay đầu tƣ thuộc danh mục lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH trên địa bàn tỉnh.
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF vực cho vay đầu tƣ của NBDIF
Để phát huy những kết quả đã làm đƣợc, khắc phục đƣợc những hạn chế, NBDIF cần thực hiện những giải pháp sau:
3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
- Nghiên cứu đề nghị Bộ Tài chính, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 và Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP đối với các vấn đề liên quan đến: mô hình hoạt động của Quỹ, mức lãi suất cho vay, giới hạn cho vay đầu tƣ,… trên nguyên tắc vừa tạo sự chủ động và linh hoạt cho Quỹ trong khi vẫn đảm bảo đƣợc an toàn trong hoạt động kinh doanh của Hệ thống Quỹ ĐTPTĐP;
- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh căn cứ vào chiên lƣợc phát triển KTXH của địa phƣơng ban hành mở rộng Danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH ƣu tiên phát triển, tạo điều kiện cho NBDIF phát huy tốt vai trò
của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh;
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy trình để chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ;
- Hiện đại hóa cơ chế báo cáo từ địa phƣơng đến Trung ƣơng nhằm nâng cao hiệu hoạt động cơ chế giám sát từ xa đối với Quỹ;
- Tăng cƣờng phối hợp giữa Bộ tài chính với UBND tỉnh, thành phố và các Ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.
3.2.2. Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn cho vay đầu tƣ
Nguồn hoạt động để cho vay đầu tƣ chủ yếu là vốn trung và dài hạn, do đó cần phối hợp có hiệu quả giữa nguồn vốn bổ sung từ Ngân sách Nhà nƣớc, vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc:
- Tiếp tục đề nghị UBND tỉnh bố trí đầy đủ nguồn vốn điều lệ cho Quỹ, đảm bảo mức vốn 500 tỷ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của NBDIF đã đƣợc phê duyệt để nâng cao năng lực tài chính cho Quỹ;
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét cho NBDIF huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, ủy thác nguồn vốn của các Quỹ tài chính khác cho NBDIF, đảm bảo cho NBDIF có nguồn vốn hoạt động đủ mạnh để tài trợ vốn vay cho các dự án lớn, dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần thu hút và huy động vốn từ các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ;
- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế, nhƣ: Vay lại nguồn vốn vay của các Bộ, ngành liên quan, các Quỹ tài chính, WB, AFD,…;
- Xây dựng kế hoạch rút vốn hợp lý, hiệu quả để đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn đầu tƣ vào các dự án;
- Bên cạnh đó, NBDIF cần phối hợp chặt chẽ với các TCTD khác trên địa bàn để cho vay hợp vốn để đảm bảo tài trợ vốn kịp thời cho các dự án, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ.
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay đầu tƣ 3.2.3.1 Nhận biết sớm dấu hiện rủi ro tín dụng 3.2.3.1 Nhận biết sớm dấu hiện rủi ro tín dụng
- Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ đƣợc các nguyên nhân gây ra thua lỗ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, TSBĐ và hồ sơ tín dụng, … Đồng thời, tăng cƣờng sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động nhƣ tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.
Hiện tại, trƣớc khi đƣợc phê duyệt khoản vay đầu tƣ, tất cả các khách hàng của Quỹ phải cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ dự án, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án đầu tƣ, báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán và một số hồ sơ khác theo yêu cầu. Tất cả những hồ sơ này đƣợc Phòng Tín dụng - Ủy thác và Phòng Kế hoạch - Thẩm định kiểm tra một cách chặt chẽ đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, phƣơng án kinh doanh đƣợc phân tích kỹ lƣỡng bằng các công cụ tính toán để đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền vào ra của dự án đầu tƣ, khả năng thanh toán của đơn vị vay vốn, thời gian thu hồi vốn…. Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu đánh giá còn dựa trên ƣớc tính chủ quan của các cán bộ tín dụng, tỷ suất sinh lời bình quân giữa các ngành nghề linh vực khác nhau, và do ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ lạm phát, thay đổi lãi suất, thay đổi môi trƣờng kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu tính toán, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm…Do đó, NBDIF cần xem xét và xây dựng các công cụ tính toán và phân tích hợp lý, tăng tỷ lệ tài sản thế chấp, giảm tỷ lệ vốn vay trên tài sản thế chấp đối với các tài sản bảo đảm có tính thanh khoản không cao. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định khách hàng, cần đặc biệt chú ý một số yếu tố nhƣ: lịch sử tín dụng của khách hàng vay (có trả nợ gốc và lãi đúng hạn? thông tin cung cấp có trung thực?), thái độ lảng tránh, trì hoãn việc trả nợ gốc và lãi vay, sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tìm hiểu kỹ nguyên nhân sự sụt giảm: do tình hình chung của ngành? Do chất lƣợng sản phẩm cung cấp của khách hàng? Do khách hàng mất một số khách hàng tiềm năng?...), hàng tồn kho chậm luân chuyển còn tồn đọng nhiều trong kho (lí do của sự chậm luân chuyển? do tồn kho ảo khác với tồn kho thực tế? do sản phẩm lỗi không bán đƣợc?...), nguồn tiền thu khách hàng về chậm, các khoản nợ phải trả nhƣ
nợ lƣơng ngƣời lao động, nợ nhà cung cấp.. quá hạn mà chƣa có khả năng thanh toán, tình hình sử dụng tài sản cố định, công suất tài sản cố định (các tài sản này có phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hay không? Giá trị còn lại có nhiều không? Thực tế về hƣ hại và hao mòn?...), giá vốn chiếm tỷ trọng quá nhiều so với doanh thu,… Tất cả những yếu tố trên cần đƣợc xem xét và đánh giá một cách cụ thể, có sự so sánh dữ liệu qua các năm dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp trên báo cáo tài chính, dữ liệu thu thập đƣợc từ các cơ quan khác, và dữ liệu do tìm hiểu thực tế để từ đó, các cán bộ tín dụng có thể nhận diện những rủi ro sớm.
3.2.3.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định
- Thẩm định dự án đầu tư và năng lực của khách hàng:
Khi tiến hành thẩm định dự án đầu tƣ và khách hàng các cán bộ cần tuân thủ theo các bƣớc sau:
Hình 2.9: Các bước thẩm định dự án
+ Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định khách hàng vay vốn và dự án vay vốn: thẩm định kỹ khả năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; nắm vững thông tin khách hàng vay vốn thông qua công tác thẩm định, kiểm tra; chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ cơ quan thuế, tài chính, kiểm toán, thông tin từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng; sử dụng có hiệu quả thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC); xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tập hợp, thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng để nắm vững thông tin về khách hàng, từ đó quyết định cho vay chính xác hoặc từ chối cho vay. Các cán bộ tín dụng phải là những cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin. Thông tin thu thập đƣợc từ các nguồn nhƣ: do khách hàng cung cấp (phỏng vấn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, công nhân viên doanh nghiệp, qua hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản, hồ sơ khoản vay, báo cáo tài chính,...; do bên thứ ba cung cấp (mua hoặc tìm kiếm từ các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, các phƣơng tiện truyền thống, ..); thông tin thu thập phải từ cả thông tin tài chính và phi tài chính. Yêu cầu đặt ra trƣớc khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá, là cán bộ tín dụng cần xác định tính trung thực và độ tin cậy của các số liệu, và khách quan trong suốt quá trình đánh giá, phân tích dự án, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra sự tuân thủ chế độ tài chính kế toán; kiểm tra sự khớp đúng về số liệu trên từng biểu và giữa các biểu trong báo cáo tài chính và giữa báo cáo tài chính các năm với nhau; kiểm tra sự khớp đúng từng khoản mục trên từng báo cáo tài chính với nguồn số liệu đƣợc sử dụng để tạo lập; kiểm tra một số khoản mục chi tiếp, tập trung vào phát hiện các nghi ngờ, số liệu bất hợp lý, xem xét với giải thích của khách hàng và kiểm tra thực tế; kiểm tra các vấn đề liên quan đến gian lận thuế,... Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phân tích dòng tiền dự án, thay đổi môi trƣờng kinh doanh, thay đổi chính sách dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lực kinh doanh, phân tich các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng tăng trƣởng, khả năng sinh lời của khách hàng.
Việc phân tích các chỉ tiêu này phải đƣợc gắn liền với đặc điểm kinh tế ngành, chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
+ Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án cho vay, bảo đảm thực hiện tốt các nội dung: tập hợp tài liệu thẩm định; đánh giá đúng doanh nghiệp về tình
hình sản xuất kinh doanh, dòng tiền, nguồn tiền dùng để trả nợ vay.
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định khách hàng, cần đặc biệt chú ý một số yếu tố nhƣ:
+ Trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ: Khía cạnh kỹ thuật pháp lý; khía cạnh kinh tế tài chính (Phƣơng án khai thác – kinh doanh; phƣơng án nguồn vốn và phƣơng án vay – trả nợ vay …); khía cạnh môi trƣờng – xã hội; tài sản bảo đảm; kế hoạch đấu thầu;
+ Trong công tác thẩm định năng lực của chủ đầu tƣ: Năng lực quản trị, chuyên môn; năng lực tài chính (vốn góp, dòng tiền, khả năng trả nợ vay, khả năng thanh toán…); mối quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác (các hợp đồng tín dụng đã ký, doanh số cho vay, thu nợ…).
Những yếu tố trên cần đƣợc xem xét và đánh giá một cách cụ thể, có sự so sánh dữ liệu qua các năm dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp trên báo cáo tài chính, dữ liệu thu thập đƣợc từ các cơ quan khác và dữ liệu do tìm hiểu thực tế để từ đó, các cán bộ tín dụng có thể nhận diện những rủi ro sớm.
- Thẩm định TSBĐ:
TSBĐ đƣợc xem nhƣ nguồn trả nợ thứ hai trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi. Do đó, việc thẩm định TSBĐ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cho vay đầu tƣ. Khi nhận một TSBĐ thì cán bộ tín dụng cần phải xác định đƣợc:
+ Giá trị của tài sản;
+ Tính ổn định của tài sản; + Tính pháp lý của tài sản; + Tính thanh khoản.
Những TSBĐ chủ yếu của NBDIF là đất đai, nhà xƣởng, hàng tồn kho, máy móc sản xuất, tài sản hình thành trong tƣơng lai...
Khi nhận những TSBĐ là đất đai, nhà xƣởng, cán bộ thẩm định nên giữ những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà xƣởng đƣợc xây dựng trên lô đất đó. Giấy tờ cầm cố phải đƣợc trình lên và đăng ý ở cơ quan có thẩm quyền theo quy
định. Khi nhận những TSBĐ là máy móc thiết bị, hàng tồn kho... cán bộ cần có đầy đủ hồ sơ tài sản, hợp đồng mua bán, định giá giá trị còn lại của máy móc thiết bị, hao mòn lũy kế, khả năng và công suất sản xuất, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, giấy nộp tiền,... giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm.
Cán bộ thẩm định cần kiểm tra các thông tin có liên quan đến TSBĐ qua các cơ quan có thẩm quyền nhƣ: Sở tài nguyên môi trƣờng, UBND tỉnh, cơ quan đăng