Áp dụng phƣơng trình An ninh phi truyền thống trong việc đánh giá chung kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tư của quỹ đầu tư phát triển ninh bình​ (Trang 73)

chung kết quả công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF trong giai đoạn năm 2016-2018

Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ quản lý Quỹ NBDIF kết hợp với dữ liệu và các hệ số tài chính theo báo cáo, tác giả tổng hợp và đánh giá nhƣ sau:

Bảng 2.7 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong cho vay đầu tư của NBDIF HỢP PHẦN TIÊU CHÍ THANG ĐIỂM (10) Thao tiêu chí Theo hợp phần S1: An toàn

Dƣ nợ/Tổng tài sản cho vay 10

7.25

Dự phòng rủi ro 9

Dƣ nợ/Tổng TSĐB 8.5

Nợ không có TSĐB, TSĐB có khả năng thanh khoản thấp 6 Chính sách pháp luật 5 Thực thi chính sách pháp luật 5

S2: Ổn định

Hệ thống quản lý của NBDIF 7

7.5

Lãi suất 9

Rủi ro bất khả kháng 7 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô 7 Môi trƣờng chính trị 8 Nhân sự 7 S3: Phát triển Vốn chủ sở hữu 6 6.6 Vốn điều lệ 6 Tổng dƣ nợ 7 Khách hàng dự án 7 Doanh thu 7 C1: Chi phí quản trị rủi ro Thẩm định dự án 8 6.5

Kiểm tra, giám sát 8

Điều chỉnh hệ thống quản lý 6 Đào tạo cán bộ 8 Hệ thống thông tin 5 Huy động vốn 4 C2: Chi phí quản lý khủng hoảng Tƣ vấn pháp luật 8 7.3 Quản lý TSĐB 6 Khấu hao TSĐB 8 C3: Chi phí khắc phúc hậu quả sau khủng hoảng Cơ quan tƣ pháp 9 Cơ quan hành pháp 8 8.7 Thẩm định, xử lý TSĐB 9 S= 3S-3C= (7.25+7.5+6.6)-(6.5+7.3+8.7)= -1.15 2.3.2 Những kết quả đạt đƣợc

trong công tác quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ. Trong đó, NBDIF đã cho sửa đổi và ban hành nhiều quy định, quy chế, áp dụng nhiều các giải pháp quản lý để giảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhằm từng bƣớc đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình. Cụ thể:

- Ngày 25/03/2016 NBDIF đã ban hành Quy chế thẩm định tại Quyết định số 03/QĐ-HĐQL thay thế Quy chế thẩm định ban hành tại Quyết định số 22/2005/QĐ- HĐQL ngày 08/4/2005;

- Ngày 25/03/2016 NBDIF đã ban hành Quy chế quản lý TSBĐ tiền vay tại Quyết định số 02/QĐ-HĐQL thay thế Quy chế bảo đảm tiền vay ban hành tại Quyết định số 04/QĐ-HĐQL ngày 23/11/2011;

- Ngày 08/04/2016 NBDIF đã ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nghiệp vụ tại Quyết định số 54/QĐ-QĐT thay thế Quy định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy điều hành ban hành tại Quyết định số 03/QĐ-HĐQL ngày 32/11/2011;

- Ngày 08/06/2016 NBDIF đã ban hành Quy chế làm việc tại Quyết định số 106/QĐ-QĐT;

- Ngày 27/6/2019 NBDIF đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-HĐQL về việc thành lập Hội đồng xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tƣ;

- Trong giai đoạn 2016 – 2018 NBDIF thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn do Bộ Tài chính và Hiệp hội Quỹ ĐTPTĐP tổ chức, đồng thời đã cử 02 cán bộ đi học nâng cao từ cao đẳng lên đại học, 06 cán bộ từ đại học lên cao học. Đến năm 2018, trình độ chuyên môn của cán bộ NBDIF: trên đại học: 11 ngƣời, đại học: 21 ngƣời;

- Trong giai đoạn 2016 – 2018, NBDIF đã tiến hành thu hồi 1.162 triệu đồng số tiền nợ dƣ nợ gốc quá hạn, số dự án nợ xấu giảm từ 8 dự án xuống còn 7 dự án, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 23,3% trong năm 2016 xuống còn 15,4% trong năm 2018, tƣơng ứng dƣ nợ xấu giảm từ 24.035 triệu đồng xuống 22.874 triệu đồng. Các dự án giải ngân trong giai đoạn này chƣa có dự án nào phát sinh nợ quá hạn.

2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động cho vay đầu tƣ của NBDIF trong giai đoạn 2016-2018 đã phát huy hiệu quả là vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế

trong xã hội. Đồng thời là kênh, công cụ để tỉnh ban hành chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ vào những lĩnh vực ƣu tiên phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, từ những phân tích ở trên ta nhận thấy công tác quản trị rủi ro của NBDIF còn nhiều khó khăn, hạn chế nhƣ:

- Tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn so với quy định, số dự án nợ sấu có giảm xong một số dự án nợ kéo dài chƣa có biện pháp thu hồi;

- Cơ sở pháp lý, phƣơng pháp quản trị rủi ro chƣa rõ ràng còn chồng chéo, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, tránh nhiệm chƣa cao;

- Việc kiểm soát dòng tiền của đơn vị vay vốn, nguồn tiền đi, nguồn tiền thu của doanh nghiệp đều thông qua các ngân hàng thƣơng mại nên Quỹ hoàn toàn thiếu chủ động trong việc giám sát luồng tiền, việc trả nợ chủ yếu dựa vào ý thức trả nợ của doanh nghiệp, Quỹ chƣa có công cụ hữu hiệu để thu hồi cho vay đầu tƣ.

- Đối tƣợng cho vay của Quỹ: Các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH có đặc điểm chung là đòi hỏi ƣu tiên phục vụ cho phúc lợi xã hội với đặc thù có nguồn vốn đầu tƣ lớn; khả năng thu hồi vốn lâu; tỷ suất lợi nhuận thấp; khó thu hút đầu tƣ xã hội hóa. Vì vậy, có rất ít các nhà đầu tƣ tƣ nhân tham gia đầu tƣ các dự án kết cấu hạ tầng KTXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Do đặc thù Quỹ chỉ cho vay các dự án cơ sở hạ tầng trung và dài hạn, danh mục cho vay không đa dạng nhƣ các tổ chức tín dụng nên dễ xảy ra rủi ro. Đồng thời do nguồn vốn hoạt động thấp nên khi 1 hoặc 2 dự án không trả nợ thì số nợ quá hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ cho vay của Quỹ (tỷ lệ nợ xấu cao).

- Theo Điều 20 Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định về “thẩm quyền xử lý rủi ro” theo đó Hội đồng quản lý Quỹ quyết định việc xóa nợ lãi, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ gốc:

+ Trường hợp xóa nợ lãi, Quỹ trình HĐQL, HĐQL tổ chức họp ra Nghị quyết, sau đó Chủ tịch HĐQL quyết định.

+ Trường hợp xóa nợ gốc: Quỹ trình HĐQL, HĐQL thông qua, sau đó Quỹ trình Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đưa nội dung ra giao ban UBND để thống nhất, sau đó trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua rồi mới quyết định.

Từ thực tế cho thấy, khi khách hàng phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan; để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho đơn vị vay vốn bằng biện pháp xóa lãi,

khoanh nợ thƣờng gặp nhiều khó khăn do một số thành viên trong Hội đồng quản lý làm việc kiêm nhiệm chƣa hiểu hết về hoạt động cho vay dẫn đến hạn chế trong việc xóa lãi và khoanh nợ.

- Tại Điều 18 Nghị định 138 chỉ quy định Quỹ đƣợc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay theo quy định áp dụng cho các tổ chức tín dụng (quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN) và xử lý rủi ro theo các biện pháp gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ mà chƣa có quy định, hƣớng dẫn cụ thể về các biện pháp xử lý rủi ro nên việc xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn (hiện nay các tổ chức tín dụng đều có các quy định và hƣớng dẫn riêng về các biện pháp xử lý rủi ro, xử lý TSBĐ).

- Khó khăn vƣớng mắc trong việc thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu về quyền thu giữ TSBĐ nhƣng việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khắn, vƣớng mắc. Theo Nghị quyết 42, quyền thu giữ TSBĐ đi kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ; trong khi đó, tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, còn có hợp đồng thế chấp chƣa áp dụng điều khoản này. Vì vậy, cần đàm phán với bên vay (bên bảo đảm) để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, ngay cả với những khoản vay đáp ứng đƣợc điều kiện này, thì việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công an các cấp. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cƣỡng chế đối với các trƣờng hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành công hay không hiện nay phụ thuộc nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm). Sự vào cuộc của chính quyền địa phƣơng còn yếu, chƣa đồng đều, chƣa quyết liệt, chính quyền địa phƣơng các cấp (đặc biệt là cấp phƣờng, xã) trên thực tế chỉ đạo còn rất chậm, dẫn đến khó khăn cho việc thực thi các biện pháp xử lý nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày tổng quan về lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Sơ lƣợc về quy trình cho vay và các biện pháp quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của Quỹ. Đồng thời đánh giá năng lực của Quỹ thông qua góc độ đầu tƣ trực tiếp, ủy thác và nhận ủy thác, đặc biệt là lĩnh vực cho vay đầu tƣ và quản trị rủi ro cho vay đầu tƣ. Từ những đánh giá và phân tích, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những mặt hạn chế cần khắc phục về thực trạng quản trị rủi ro làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp nâng cao quản trị rủi ro ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC CHO VAY ĐẦU TƢ CỦA NBDIF

3.1 Mục tiêu và Định hƣớng phát triển của NBDIF 3.1.1 Mục tiêu của NBDIF 3.1.1 Mục tiêu của NBDIF

- Xây dựng NBDIF thành một định chế tài chính đủ mạnh, giúp UBND tỉnh thực thi có hiệu quả các chính sách huy động vốn cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng KTXH theo chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; đồng thời mở rộng các chức năng tài chính nhà nƣớc khác của tỉnh.

- Làm cầu nối giúp UBND tỉnh tiếp cận và huy động đƣợc vốn trên thị trƣờng vốn cho đầu tƣ phát triển.

- Làm đầu mối tiếp nhận, khai thác và quản lý các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện các chức năng quản lý tài chính nhà nƣớc khác do UBND tỉnh giao.

- Góp phần giải quyết nhu cầu vốn cấp thiết của các tổ chức kinh tế trong việc đầu tƣ vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của tỉnh, thông qua việc cung cấp một nguồn tín dụng trung dài hạn với lãi suất cho vay hợp lý.

- Tăng cƣờng năng lực thể chế và cơ chế quản trị của Quỹ trong hoạt động cho vay đầu tƣ thông qua việc xây dựng và chuẩn hóa quy trình thẩm định, quy trình cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

3.1.2 Định hƣớng phát triển của NBDIF

- Tham mƣu UBND Tỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ theo lộ trình để mở rộng quy mô hoạt động.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ:

+ Mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả từng khoản cho vay đầu tƣ phát triển để bảo đảm chất lƣợng tín dụng, nợ xấu trong phạm vi kiểm soát. Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng cho vay đầu tƣ theo kế hoạch đề ra hàng năm;

+ Thực hiện quản lý đối với các nguồn vốn ủy thác của địa phƣơng qua đó giúp UBND tỉnh quản lý tập trung các nguồn vốn và nâng cao vai trò của Quỹ trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng;

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy hoạt động, mô hình tổ chức:

+ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình để chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tƣ;

+ Tăng cƣờng công tác quản trị và điều hành, tiến đến xây dựng hình ảnh Quỹ trở thành tổ chức tài chính năng động, hiệu quả và tin cậy;

+ Tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Quỹ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, xây dựng chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp để thu hút đƣợc ngƣời tài và tâm huyết về làm việc tại Quỹ.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động để Quỹ trở thành một tổ chức cho vay đầu tƣ chuyên nghiệp, có uy tín cao.

- Mở rộng đối tƣợng cho vay đầu tƣ thuộc danh mục lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH trên địa bàn tỉnh.

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF vực cho vay đầu tƣ của NBDIF

Để phát huy những kết quả đã làm đƣợc, khắc phục đƣợc những hạn chế, NBDIF cần thực hiện những giải pháp sau:

3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

- Nghiên cứu đề nghị Bộ Tài chính, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 và Nghị định 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP đối với các vấn đề liên quan đến: mô hình hoạt động của Quỹ, mức lãi suất cho vay, giới hạn cho vay đầu tƣ,… trên nguyên tắc vừa tạo sự chủ động và linh hoạt cho Quỹ trong khi vẫn đảm bảo đƣợc an toàn trong hoạt động kinh doanh của Hệ thống Quỹ ĐTPTĐP;

- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh căn cứ vào chiên lƣợc phát triển KTXH của địa phƣơng ban hành mở rộng Danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH ƣu tiên phát triển, tạo điều kiện cho NBDIF phát huy tốt vai trò

của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh;

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy trình để chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ;

- Hiện đại hóa cơ chế báo cáo từ địa phƣơng đến Trung ƣơng nhằm nâng cao hiệu hoạt động cơ chế giám sát từ xa đối với Quỹ;

- Tăng cƣờng phối hợp giữa Bộ tài chính với UBND tỉnh, thành phố và các Ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.

3.2.2. Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn cho vay đầu tƣ

Nguồn hoạt động để cho vay đầu tƣ chủ yếu là vốn trung và dài hạn, do đó cần phối hợp có hiệu quả giữa nguồn vốn bổ sung từ Ngân sách Nhà nƣớc, vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc:

- Tiếp tục đề nghị UBND tỉnh bố trí đầy đủ nguồn vốn điều lệ cho Quỹ, đảm bảo mức vốn 500 tỷ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của NBDIF đã đƣợc phê duyệt để nâng cao năng lực tài chính cho Quỹ;

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét cho NBDIF huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, ủy thác nguồn vốn của các Quỹ tài chính khác cho NBDIF, đảm bảo cho NBDIF có nguồn vốn hoạt động đủ mạnh để tài trợ vốn vay cho các dự án lớn, dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần thu hút và huy động vốn từ các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ;

- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế, nhƣ: Vay lại nguồn vốn vay của các Bộ, ngành liên quan, các Quỹ tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tư của quỹ đầu tư phát triển ninh bình​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)