Chuyển cây in vitro ra môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro phục vụ chuyển gen ở cây đậu nho nhe (vigna umbellata) (Trang 51 - 54)

3. Nội dung nghiên cứu

3.3. Chuyển cây in vitro ra môi trường tự nhiên

Việc nghiên cứu điều kiện chuyển cây tái sinh in vitro ra ngoài môi trường

cũng là một khâu rất quan trọng. Cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện ổn

định về mọi mặt: dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ và đặc biệt luôn ở trong điều kiện

vô trùng. Khi chuyển cây in vitro ra trồng ở vườn ươm là nơi có điều kiện khác

biệt rất nhiều so với môi trường trong ống nghiệm, cây phải tự thích nghi với điều kiện tự nhiên nơi mọi thứ đều có thể thay đổi thất thường, không ổn định. Chính vì vậy, cây phải có chế độ chăm sóc và huấn luyện để thích nghi dần với điều kiện môi trường tự nhiên bên ngoài trước khi đưa ra vườn ươm.

Các cây được lựa chọn để đưa ra môi trường ngoài tự nhiên là những cây khỏe mạnh, thân mập, lá có màu xanh đậm, bộ rễ khỏe có màu trắng đục (Hình 3.10). Cây được đưa ra khỏi phòng nuôi cấy 2-3 ngày để thích nghi với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ môi trường ngoài. Sau đó, tiến hành các thao tác lấy cây ra

khỏi bình nuôi cấy và trồng vào các giá thể khác nhau như bảng 2.2. Cây con được để ở nơi có đủ ánh sáng nhưng tránh các tác động trực tiếp từ môi trường tự nhiên như nắng, mưa, gió…. Pha loãng dung dịch MS cơ bản 10 lần tưới nhẹ vào gốc, cứ 5 tiếng tưới 1 lần. Sau khoảng 2-3 ngày, giảm dần lượng nước tưới. Sau khi cây sống ra rễ và lá mới, có thể đưa ra ngoài vườn ươm.

Hình 3.11. Cây tái sinh in vitro hoàn chỉnh để ra bầu đất

Nghiên cứu này đã sử dụng 4 loại giá thể khác nhau để xác định giá thể

phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển cây đậu Nho nhe sau nuôi cấy in

vitro. Các giá thể được thể hiện ở bốn công thức, đó là CT1: đất thịt (100%); CT2: đất thịt : trấu hun (2:1); CT3: đất thịt : cát (2:1); CT4: cát : trấu hun (1:1), kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giá thể tới sức sống của cây đậu Nho nhe tái sinh in vitro

Công thức Giá thể Tỷ lệ sống (%) CT1 Đất thịt (100%) 80 CT2 Đất thịt : trấu hun (2:1) 98 CT3 Đất thịt : cát (2:1) 36,70 CT4 Cát : trấu hun (1:1) 33,33

Bảng 3.4. cho thấy cây đậu Nho nhe có nguồn gốc in vitro thích hợp với giá thể là đất thịt và trấu hun. Cụ thể ở giá thể đất thịt 100% và đất thịt : trấu hun tỷ lệ 2:1 tỷ lệ cây sống cao lần lượt là 80%; 98%. Ở loại giá thể có cát trộn với đất thịt hoặc trấu hun tỷ lệ sống của cây giảm mạnh còn 33,33% và 36,70%.

Như vậy, giá thể thích hợp để trồng cây đậu Nho nhe sau tái sinh in vitro

là đất thịt : trấu hun với tỷ lệ 2:1.

Hình 3.12. Cây tái sinh in vitro hoàn chỉnh được trồng trong bầu đất chứa giá thể đất thịt, trấu hun tỷ lệ 2:1 sau 2 tuần

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro phục vụ chuyển gen ở cây đậu nho nhe (vigna umbellata) (Trang 51 - 54)