Phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 53 - 55)

- Mobile banking: xuất hiện ở VN năm 2003 nhưng cho đến nay các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của

3.2.2.Phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử

Sau đây là một số kinh nghiệm để phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử:

1. Nếu bạn kinh doanh với quy mô tương đối lớn, hãy cung cấp địa chỉ kết nối và giúp đỡ trực tiếp khách hàng 24/7 trên mạng xã hội (thông qua chat hoặc gọi điện) giống như dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông thường

2. Cung cấp những phương thức đảm bảo, bảo hành uy tín để giải tỏa những mối lo ngại của khách hàng. Những mối lo lắng này cũng là những mối lo lắng chung của bất kỳ ai khi tham gia mua sắm trực tuyến: thanh tóan không minh bạch; hàng hóa không đúng kích thước, màu sắc, chất liệu; giao hàng chậm trễ…

3. Đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt, thưởng điểm cho khách hàng trung thành, và các đặc quyền khác cho khách hàng khi mua sắm thông qua mạng xã hội. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các chương trình khuyến mãi trên Facebook và trang web chính sẽ giúp thu hút thêm fan hâm mộ tham gia theo dõi các trang mạng xã hội trong một thời gian nhất định.

4. Đưa ra lựa chọn cập nhật thông tin qua điện thoại di động (hãy nhớ không bao giờ “nhấn chìm” và làm phiền khách hàng bằng quá nhiều thông tin).

5. Kết hợp các tính năng của trang web vào trang Facebook fanpage: chức năng zoom và xem hình ảnh sản phẩm từ nhiều góc độ, xem sản phẩm dưới

nhiều lựa chọn khác nhau, tư vấn và hỗ trợ mua sắm… để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng.

6. Thêm vào các công cụ tìm vị trí (nếu công ty bạn có hệ thống cửa hàng bán lẻ) phòng khi khách hàng muốn đến mua hàng tận nơi.

7. Cung cấp các nội dung miễn phí hoặc “độc quyền” dành riêng cho các fan trên Facebook.

Trên đây là một số gợi ý nhưng bạn không nên ứng dụng một cách rập khuôn. Thành công đòi hỏi nhiều thử nghiệm và điều chỉnh để xem điều gì là thích hợp nhất với doanh nghiệp cũng như nhu cầu khách hàng của mình.

3.2.3. Phổ biến tài liệu về thương mại điện tử

Ở Việt Nam hiện nay, TMĐT còn là một vấn đề hết sức mới mẻ, do đó, để phổ cập một kiến thức cơ bản về vấn đề này cần phải phát hành các loại sách chuyên ngành về ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại. phát hành sách về TMĐT sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin về TMĐT một cách có hệ thống nhất, đầy đủ và chính tắc. Tuy nhiên bằng biện pháp phát hành sách chúng ta mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu của các cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo,các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động TMĐT. Những người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Riêng đối với các đối tượng như: người tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ, tư thương…thì biện pháp phát hành sách chưa đạt hiệu quả cao.Biện pháp phát hành sách có thể cung cấp nhiều thông tin đến bạn đọc, song đối tượng đọc lại không thể rộng rãi như việc đăng báo, mặc dù đăng báo cũng có hạn chế của nó như thông tin không tổng quan và đầy đủ, thông tin quá chắt lọc và mỗi bài báo chỉ có thể đề cập đến một vấn đề nhỏ, bạn đọc muốn có nhận thức đầy đủ phải mất công sưu tập… theo trung tâm thông tin thương mại, các ý kiến phản hồi về các bài báo chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 53 - 55)