Khối doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 28 - 31)

Chúng ta biết rằng khối doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp Thương mại nói riêng như một cơ thể sống và trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bởi vậy, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp mà vai trò hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng khác nhau.Tuy nhiên trong suốt giai đoạn phát triển việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa mang một ý nghĩa quan trọng giúp doang nghiệp tiếp cận nhanh với khách hàng của mình với một chi phí nhỏ để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa đem lại lợi nhuận to lớn cho doanh nghiệp. Bằng chứng là: Thực tế trong nhiều năm qua, hầu như mọi doanh nghiệp thương mại đều đã sử dụng điện thoại, fax, e-mail,… trong các giao hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình. Nhiều bộ ngành như hàng không, du lịch, kinh doanh, dầu khí,…đã trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính và chữ kí điện tử cũng đã được sư dụng để kí kết các hợp đồng, đó chính là các phương tiện của TMĐT. Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng e-mail để trao đổi thông tin thay cho thư qua bưu điện truyền thống, hoặc tiến hành truy cập internet để thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác. Đặc biệt là quảng cáo trên mạng, xây dựng các website để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu về bản thân doanh nghiệp của mình.

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, đến hết năm 2011 đã có khoảng 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký sàn giao dịch TMĐT, trong đó Cục đã xác nhận đăng ký cho 35 website sàn giao dịch. Các

website đã đăng ký có mô hình hoạt động khá đa dạng, tuy nhiên có thể xếp chung thành một số nhóm sau:

- Các sàn giao dịch điện tử được tổ chức theo mô hình trung tâm thương mại hoặc chợ điện tử, nơi các thành viên được mở “gian hàng ảo” và có quyền quản lý, cập nhật thông tin, hình ảnh trên các gian hàng đó (ví dụ chodientu, enbac, vatgia, 123mua, v.v…)

- Các website cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm, nơi nhiều doanh nghiệp có thể thông qua website tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị và trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (muachung, muare, bookdeal, v.v…)

- Các website rao vặt, diễn đàn, nơi thành viên có thể đăng ký tài khoản và đưa thông tin về nhu cầu mua bán ở dạng đơn giản như tin rao vặt hay chủ đề thảo luận (ví dụ rongbay, nhavadat, v.v…)

Kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp phục vụ Chương trình Chỉ số TMĐT 2012 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục tiêu chủ yếu là quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Trên 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website liên tục tăng về chất lượng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao. Từ 35 sàn giao dịch đã đăng ký, đến cuối năm 2012, Cục đã thống kê được lưu lượng giao dịch trực tuyến rất khả quan, với hơn 1,5 triệu giao dịch được ghi nhận trên 30 sàn, đạt tổng trị giá giao dịch hơn 4.130 tỷ đồng. Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đã có doanh thu: 15 trên 30 doanh nghiệp được khảo sát báo cáo

Những con số này cho thấy dịch vụ TMĐT nói chung và dịch vụ sàn giao dịch TMĐT đang là một hình thức kinh doanh nhiều tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển cho cả doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để tiến hành hoạt động kinh doanh khác trên môi trường trực tuyến.

Cũng theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2012 của Bộ Công thương thì hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối in-tơ-nét gần 100%. Các doanh nghiệp tham gia sàn gia dịch TMĐT chiếm tỷ lệ 12% trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, với tổng số doanh nghiệp được khảo sát là trên 3000 doanh nghiệp, điều này cho thấy nó không thay đổi nhiều so với các năm trước đó. Cũng theo kết quả khảo sát, 5 sàn TMĐT phổ biến nhất được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hiện nay là: Vatgia.com (chiếm 14%), 5giay.vn (chiếm 10%), Alibaba.com (chiếm 7%), Chodientu.com (chiếm 5%) và Rongbay.com (chiếm 4%). Trong tổng doanh thu của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, phí thu từ các thành viên tham gia sàn chiếm tới 84% nguồn doanh thu, phí thu được từ các hoạt động quảng cáo là 10% và 6% là từ các hoạt động khác như doanh thu bán hàng trực tiếp, phí đào tạo, phí tính trên giá trị giao dịch của thành viên…

Trong số 30 sàn giao dịch TMĐT được thống kê, nếu xếp theo quy mô doanh thu thì riêng 5 sàn giao dịch hàng đầu đã chiếm thị phần áp đảo, với giá trị giao dịch cộng gộp trên 5 sàn này chiếm 94% tổng giá trị giao dịch thành công và doanh thu cộng gộp chiếm 86% tổng doanh thu của toàn bộ 30 sàn.5 sàn giao dịch TMĐT đó là: vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, chodientu.vn và 123mua.vn.

So với năm 2011, năm 2012 tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực tuyến đã tăng đáng kể, đạt 17% so với 7% của năm 2011. Tổng giá trị đơn hàng mà doanh nghiệp đã đặt qua các phương tiện điện tử cũng rất khả quan, với 20%

doanh nghiệp được điều tra cho biết các đơn đặt hàng họ đã đặt qua các phương tiện điện tử chiếm hơn 50% tổng giá trị mua hàng cả năm, và 18% doanh nghiệp khác cho biết tỷ lệ này đạt mức 31-50%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh doanh năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước, đạt 97% (trong khi tỷ lệ tương ứng của năm 2011 là 83%). Nhóm chức năng phổ biến nhất trên website vẫn là giới thiệu doanh nghiệp (98%) và giới thiệu sản phẩm (89%).

Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMĐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có một doanh thu cụ thể và đem lại lợi nhuận cho hầu hết doang nghiệp áp dụng nó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 28 - 31)