Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 36 - 39)

- Mobile banking: xuất hiện ở VN năm 2003 nhưng cho đến nay các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của

2.3.2.Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam

thương mại điện tử ở Việt Nam

Cơ hội mà thương mại Internet tạo ra là không thể phủ nhận, song nó cũng đưa ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Bao gồm:

- Thách thức cử thói quen tiêu dùng:

Thực tế hiện nay đi mua sắm là thói quen và sở thích của rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ. Họ có thể mất hàng giờ lang thang trong siêu thị, trung tâm thương mại để tìm cho mình sản phẩm yêu thích hay thậm chí là tiêu khiển. Họ thích được nhìn, sờ, thử hàng hóa mà mình định mua hơn là xem chúng trên website. Nhiều doanh nghiệp còn phải đối mặt với các rào cản về văn hóa và luật pháp trong việc áp dụng TMĐT. Phần lớn khách hàng vẫn còn e ngại trong việc gửi những thông tin về thẻ tín dụng của họ lên internet và mua hàng trực tuyến, những mặt hàng chưa từng tận mắt nhìn thấy.

Bên cạnh đó còn có một bộ phận các doanh nghiệp, họ vẫn ưa hình thức giao dịch trực tiếp vì như vậy mới tạo được sự tin cậy cho họ. Tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các đối tác mình chưa gặp bao giờ đang là một thực tế của nhiều doanh nghiệp.

-Thách thức của công nghệ:

Tham gia vào lĩnh vực TMĐT không thể không nhắc đến yếu tố công nghệ.Vì có thể nói công nghệ là nền tảng hay xuơng sống của thương mại điện tử, công nghệ là điều kiện cần không thể thiếu để TMĐT phát triển.Công nghệ quanh ta đang thay đổi từng ngày từng giờ.Một thực tế là ngày nay con người đang dần bị lệ thuộc vào công nghệ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh qua việc xây dựng một website trên mạng, khi hệ thống bị trục trặc không vận hành được do lỗi của công

nghệ thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp, điều này có thể dẫn tới mất khách hàng. Khi công nghệ thay đổi nhanh chóng và để theo kịp điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải có sự đầu tư và theo đuổi cho phù hợp. Nếu không có sự đầu tư cho nhân viên trong công tác đào tạo thì một điều tất yếu là công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không sự đột phá, thậm chí còn bị sa sút.Doanh nghiệp khi áp dụng thương mại phải nhanh chóng bắt kịp xu thế của công nghệ để không bị tụ hậu so với đối thủ cạnh tranh và bị loại khỏi cuộc chơi.

-Thách thức từ tính pháp lí của TMĐT :

Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống luật hoàn chỉnh hoàn về TMĐT. Chúng ta mới chỉ có Luật giao dich điện tử ban hành năm 2005.Tuy nhiên chỉ có những quy định chung nhất về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Sau đó, Nghị định 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ban hành năm 2007 có một điều về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, tuy nhiên điều này chỉ nêu khá chung chung: “Hình thức thể hiện, việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử. Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính phải đáp ứng đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật đối với các chuyên ngành về tài chính”. Nghị định 27 không đưa ra quy định cụ thể nào về giá trị pháp lý của chứng từ, hóa đơn điện tử cũng như các điều kiện cần thiết để chứng từ, hóa đơn điện tử được chấp nhận trong các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế… Do đó, từ năm 2005 cho đến năm 2012, việc sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch TMĐT giữa các đơn

việc doanh nghiệp áp dụng TMĐT vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như thông tin về thẻ tín dụng). Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.

Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử thực chất là một chợ ảo, trong đó người bán và người mua tương tác với nhau. Để khách hàng tin tưởng và sử dụng thì chúng ta phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua.

Các thách thức khác:

- Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh. Đó là các ngành từ trước đã tận dụng được sự mất cân đối về thông tin giữa người mua và người bán như môi giới bất động sản và những ngành luôn phải ở gần khách hàng để giảm chi phí tìm kiếm và chi phí mua hàng của khách như ngành bán lẻ.

- Internet cho phép giảm chi phí xuất bản do đó có thể tạo ra một môi trường hỗn độn bởi quá nhiều thông tin. Khi đó sự chú ý của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp.

- Cạnh tranh về giá cả cũng gia tăng vì các phần mềm có thể dễ dàng giúp xác định được các nhà cung cấp có giá rẻ nhất là các mặt hàng thông dụng

- TMĐT đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Họ lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại.

- Các hệ thống nhận tiền thanh toán cửa web TMĐT rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.

Nhìn chung những điểm bất lợi trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực TMĐT còn khá mới mẻ với đại đa số người dân Việt Nam. Cũng như đối với các công nghệ mới khác, nó cần thời gian để không chỉ phát triển công nghệ mà còn phát triển kinh nghiệm, chuyên môn, và văn hoá để sử dụng nó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 36 - 39)