Quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 25 - 28)

Nhìn chung việc phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Nắm bắt được tình hình đó, đảng và chính phủ đã tạo những điều kiện để triển khai hệ thống thương mại điện tử.

Trong nghị quyết 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ có nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000 là: xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế-xã hội…”. Một trong những kết cấu hạ tầng đó là: hệ thống các đường truyền tin thông minh, hệ thống các thiết bị đầu cuối và các phần mềm kèm theo dùng để trao đổi, xử lý thông tin. Mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch tổng thể đến năm 2000 của chương trình quốc gia về công nghệ thông tin nêu rõ: “Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế”. Mặt khác nhu cầu của xã hội về thông tin đang phát triển rất nhanh. Trước tình hình đó, tổng công ty bưu chính- viễn thông đã xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển mạng và dịch vụ truyền số liệu tới năm 2000 nhằm tạo ra một kết cấu hạ tầng vững mạnh về mạng số liệu của Việt Nam.

Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức nối mạng với Internet toàn cầu và mở ra con đường mới cho sự bắt đầu hình thành và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập internet ở Việt Nam là khoảng 3,2

triệu người, chiếm tỷ lệ 13% - 15% dân số cả nước. Cũng theo thống kê của Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,…) đã tăng từ 2300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Có thể nói, năm 2003, 2004 là năm mà các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C… đua nhau ra đời. Tuy nhiên, những website này vẫn còn phát triển rất hạn chế và chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì còn nhiều lý do. Những mặt hàng được bán trên mạng lúc này cũng khá đa dạng như: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm số hóa (sách điện tử, CD,VCD, nhạc,…), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ,… Các dịch vụ được ứng dụng TMĐT cũng phát triển khá nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên nghành,…), giáo dục và đào tạo, … Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng...

Thương mại điện tử bắt đầu có bước đầu phát triển là vậy nhưng năm 2005 mới là năm Thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Trong năm 2005, các cơ quan Nhà nước đã chủ động xây dựng môi trường pháp lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử. Năm 2006 Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ Luật dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử trong giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung chủ yếu của Nghị định về thương mại điện tử năm 2006 là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác. Đó là những tiền đề đầu tiên góp phần vào sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trong ba năm 2005-2007,

số doanh nghiệp Việt Nam bắt tay vào xây dựng website riêng đã tăng trưởng mạnh, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên đến 38% vào cuối năm 2007.

Cũng theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009, thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau từ trang bị máy tính (trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính), kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT như thư điện tử (86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%), sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%)...

Với việc triển khai rộng khắp các công nghệ mới đã góp phần không nhỏ đưa Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng thế giới và thương mại điện tử cũng phát triển từ đó đến nay. Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần. Và có một điểm nhấn điểm đáng chú ý lớn nhất ở giai đoạn này là sự phát triển của các mạng xã hội lớn, thu hút được nhiều người tham gia như: Google+, Facebook, Zing me,… đã đem

cũng có thể kinh doanh trực tuyến với mức chi phí rất thấp, gần như là miễn phí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w