Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 31)

2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa

Dựa trên các công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và công bố trƣớc đây về thành phần thực vật, tài nguyên thực vật tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định cũng nhƣ một số tài liệu có liên quan sau:

Bản đồ các loại: Bản đồ địa hình VN 2000, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng mới nhất, bản đồ lập địa…

Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới các loài cây ăn đƣợc nói chung và các loài thực vật có phân bố tại Khu vực nghiên cứu.

Danh lục thực vật mới nhất đang đƣợc sử dụng tại VQG Xuân Thủy. Thu thập các tài liệu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy.

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành thống kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại toàn bộ thông tin một cách chính xác trên cơ sở các tại liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.

2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp * Điều tra theo tuyến

Dựa trên nền bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng của Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy kết hợp đi thực địa để xác định các hƣớng tuyến điều tra. Các tuyến điều tra phải đại diện, phải đảm bảo đi qua tất cả các kiểu quần xã thực vật. Các tuyến khảo sát chúng tôi đã nghiên cứu gồm:

Bảng 2.1: Các tuyến điều tra tại VQG Xuân thủy Tên

tuyến

Địa điểm Tọa độ (điểm đầu-điểm cuối) Quần xã thực vật TKS-01 Cồn Ngạn - Cồn Lu N: 20.24187; E: 106.57040. N: 20.23174; E: 106.58480 RNM ƣu thế Sú (Aegiceras corniculata (L.) Blanco) và Trang (Kandelia candel (L.) Druce) và các loài tham gia RNM trên bờ đầm tôm TKS-02 Cồn Lu N: 20.24877; E: 106.57750. N: 20.23174; E: 106.58480. N: 20.22101; E: 106.58379

Rừng Phi lao (Casuarina equisetifolia L.), RNM ƣu thế Sú

(Aegiceras corniculata (L.)

Blanco), Trang (Kandelia candel

và các loài tiên phong trên bãi cát

TKS-03 Cồn Ngạn N: 20.25371; E: 106.57028. N: 20.24187; E: 106.57040.

Các kiểu RNM và các loài cây tham gia RNM trên bờ đầm tôm

TKS-04 Bãi Trong N: 20.22853; E: 106.50012. N: 20.23001; E: 106.50384.

Rừng trồng các loài cây ngập mặn chủ yếu là Trang (Kandelia candel (L.) Druce) và Đƣớc vòi (Rhizophora stylosa Griff.)) ĐKS-01 Trạm nghiên cứu Rừng ngập mặn N: 20,2411 E: 106,5144

Nơi trồng thử nghiệm các loài cây ngập mặn

2.4.3. Điều tra theo ô tiêu chuẩn

Nhằm nghiên cứu thành phần và cấu trúc một số quần xã thực vật ngập mặn và đánh giá khả năng sinh trƣởng của một số loài thực vật ngập mặn chính, chúng tôi tiến hành khảo sát theo các ô tiêu chuẩn (OTC). Kích thƣớc mỗi OTC là 20x20 m. Các ô tiêu chuẩn đƣợc đặt tại một số quần xã thực vật ngập mặn chính. Tại các ô tiêu chuẩn chúng tôi tiến hành nghiên cứu về mật độ, sự tái sinh, sự sinh trƣởng của các loài thực vật và thảm tƣơi.

Các ô tiêu chuẩn đƣợc lựa chọn nhƣ sau:

Ô số 1: tại Cồn Ngạn; tọa độ: 20.22038; E: 106.54900; Quần xã ƣu thế bởi loài Trang – Kandelia candel (L.) Druce.

Ô số 2: tại Cồn Lu; tọa độ: N: 20.21639; E: 106.55009; Quần xã đặc trƣng bởi sự hỗn giao của 4 loài Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Trang - Kandelia candel (L.) Druce, Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl. và Đƣớc - Rhizophora stylosa Griff.

Ô số 3: tại Cồn Ngạn (Bồng Trắng); tọa độ: N: 20.25371; E: 106.57028; Quần xã đặc trƣng bởi sự ƣu thế của các loài Trang - Kandelia candel (L.) Druce, Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco và Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl.

Hình 2.1: Vị trí các ô tiêu chuẩn

Thời gian khảo sát: chúng tôi tiến hành 04 đợt khảo sát

- Đợt 1 vào tháng 7/2013 (I): số liệu kế thừa từ dự án JICA- NBDS/VEA/BCA

- Đợt 2 vào tháng 12/2013 (II) - Đợt 3 vào tháng 6/2014 (III) - Đợt 4 vào tháng 6/2014 (IV)

2.4.4. Phƣơng pháp nội nghiệp

2.4.4.1. Cách xử lý, bảo quản mẫu

Sau khi lấy mẫu cần đeo nhãn cho mẫu. Trên nhãn ghi số hiệu mẫu. Các thông tin về mẫu đƣợc ghi vào sổ riêng bao gồm:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã), nơi lấy mẫu. - Ngày lấy mẫu.

- Đặc điểm quan trọng: Cây gỗ hay dây leo, chiều cao cây, đƣờng kính, màu lá, hoa, quả, các đặc điểm về mầu sắc và mùi vị…

- Ngƣời lấy mẫu. - Chụp ảnh

Xử lý mẫu

Mẫu thu thập đƣợc xử làm tiêu bản theo kỹ thuật làm tiêu bản thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 [30]), hiện nay phƣơng pháp này đang đƣợc sử dụng tại các phòng tiêu bản trong nƣớc nhƣ Phòng tiêu bản Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội,….,.

2.4.3.2. Định loại và xây dựng danh lục

Xác định tên khoa học bằng phƣơng pháp so sánh hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dƣỡng. Với những mẫu chƣa biết rõ tên thì tham khảo ý kiến chuyên gia cùng giáo viên hƣớng dẫn.

Căn cứ theo tiêu bản thu đƣợc, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật của VQG Xuân Thủy, kết hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [1, 38], kết hợp với tham khảo tra cứu tên khoa học trên các trang The International Plant Name Index [60], Tropicos [61].

Danh lục thực vật đƣợc sắp xếp theo quan điểm trong cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [1, 38]. Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắc sắp xếp thứ tự sự tiến hóa của các ngành thực vật, riêng ngành Hạt kín đƣợc chia thành lớp Ngọc lan và Loa kèn. Trong mỗi ngành hoặc lớp, các taxon đƣợc sắp xếp theo ABC đối với các họ, chi và loài.

2.4.3.3. Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học

Theo phƣơng pháp Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997 [31], dựa vào danh lục xây dựng đƣợc, tiến hành thống kê số lƣợng họ, chi, loài thực vật cho từng ngành,

từng lớp. Xác định chỉ số chi (số loài trung bình của một chi), chỉ số họ (số loài trung bình của 1 họ) và chỉ số chi/họ (số chi trung bình của một họ).

Phân tích về dạng sống thực vật: thông tin về dạng sống của các loài đƣợc xác định qua các tài liệu, dạng sống đƣợc xác định theo thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [ghi theo 4].

Phân tích đa dạng các yếu tố địa lý thực vật: thống kê các yếu tố địa lý thực vật qua các tài liệu, theo quan điểm của Lê Trần Chấn (1999) [4].

Phân tích đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật: các thông tin về giá trị sử dụng của thực vật đƣợc xác định theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [1, 38].

Phân tích đa dạng về dạng thân của các loài: dạng thân của các loài thực vật đƣợc xác định theo các tài liệu tham khảo và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [1, 38].

Tình trạng bảo tồn của các loài đƣợc đánh giá theo Sách Đỏ Việt nam phần thực vật (2007) [2], Nghị định số 32/2006-NĐ-CP của chính phủ Việt Nam (2006) [22], IUCN Red List of Threadtened Plant Species ver. 3.1.2001 (2014) [62].

2.4.3.4. Phương pháp hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc về thành phần

loài, mật độ cá thể:

- Mật độ cá thể của loài trong quần xã N: cây/m2 (tổng số cá thể/tổng diện tích).

- Sự sinh trƣởng và phát triển của các loài đƣợc theo dõi bằng các chỉ số đƣờng kính thân (DBH), chiều cao vút ngọn (Hvn) và trạng thái của các cá thể (ra hoa, có quả...).

- Cấu trúc tổ thành cây gỗ đƣợc tính theo công thức:

Ki = ni *10 m

trong đó: Ki: hệ số tổ thành loài thứ i ni: số lƣợng cá thể loài thứ i m: tổng số cá thể điều tra

- Khả năng tái sinh của quần xã đƣợc xác định bằng thành phần, mật độ, sức sống của cây tái sinh (cây mạ và cây con) của các loài thực vật ngập mặn.

- Xác định hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc một số quần xã thực vật ngập mặn chính thông qua hiện trạng các cá thể (cây phát triển tốt, phát triển kém, rụng lá, gãy cành, gãy ngọn, đổ nghiêng, chết...).

- Xử lý số liệu, các thông tin thu thập.

2.5. Phạm vi nghiên cứu:

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Vị trí địa lý hành chính

Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Mờ, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km và cách Hà Nội 130 km, nằm trong tọa độ địa lý:

Từ 20010’ đến 20015’ vĩ độ bắc. 106020’ đến 106032’ kinh độ đông Phía Đông Bắc giáp sông Hồng

Phía Tây Bắc giáp vùng dân cƣ 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Phía Đông Nam và Tây Nam giáp biển đông.

3.2. Địa hình địa mạo

Khu vực VQG Xuân Thủy có địa hình khá bằng phẳng, dốc từ Bắc xuống Nam, là kiểu bãi triều bồi tụ mạnh. Độ cao trung bình từ 0,5 đến 0,9m, đặc biệt là ở Cồn Lu có nơi cao đến 1,2 đến 1,5m. Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông Vọp và sông Trà.

Địa hình các cồn chắn ở cửa sông nhƣ Cồn Lu, Cồn Mờ, Cồn Ngạn, có dạng đảo nhỏ hình quả thận quay lƣng ra biển.

Địa hình các bãi triều lầy Mangrove thấp rộng và thoải, phân bố giữa 2 thế hệ cồn cát. Địa hình này là kết quả của quá trình tích tụ trầm tích trong chế độ động lực tƣơng đối yên tĩnh.

Hệ thống lạch triều chính đang hoạt động có xu hƣớng chảy về phía Tây Nam, còn hệ thống lạch triều thứ cấp thì có hƣớng vuông góc, đổ vào lạch triều chính (hƣớng Đông Bắc - Tây Nam).

Địa hình đáy biển có sự phân dị theo hƣớng dọc bờ, địa hình càng ra ngoài biển càng dốc (1 - 200

3.3. Khí hậu thuỷ triều

* Khí hậu

Khu vực VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đầu mùa đông không khí lạnh khô, cuối mùa đông không khí lạnh ẩm. Mùa hạ nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, thƣờng xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới.

- Tổng lƣợng bức xạ lớn, từ 95 - 105 kcal/cm2/năm, tổng nhiệt năm từ (8.000 - 8.500 0c).

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240c, biên độ nhiệt trong năm rất lớn (thấp nhất là 6,80C và cao nhất là 40,10

C)

- Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.175 mm, tổng số ngày mƣa trong năm là 133 ngày, năm có lƣợng mƣa cao nhất là 2.754mm và thấp nhất là 978mm.

- Hai hƣớng gió chính trong năm ở khu vực là hƣớng đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hƣớng gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.

- Độ ẩm không khí khá cao, dao động trong khoảng từ 70 - 90%. Các tháng 10, 11, 12 có độ ẩm thấp, thƣờng nhỏ hơn 75%. Các tháng 2, 3, 4 có độ ẩm rất cao, thƣờng đi kềm với mƣa phùn.

* Thuỷ văn

Khu vực VQG Xuân Thuỷ thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ, ngoài ra còn có trƣờng hợp lặp triều nhƣng ít. Biên độ lặp triều trung bình từ 1,5 đến 1,8m, lớn nhất là 4m và nhỏ nhất là 0,25m.

Độ mặn nƣớc biển của khu vực biến thiên phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của sông Hồng. Vào mùa đông, độ mặn trung bình của nƣớc biển tƣơng đối đồng nhất khoảng 18 - 30%. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông, dao động trong khoảng 20 - 27%.

3.4. Địa chất đất đai.

* Địa chất

Khu vực VQG nằm trong một hệ thống trầm tích và địa mạo phức tạp, nhƣng phân bố có quy luật theo địa tầng và theo không gian từ lục địa ra biển. Có thể khái quát các đơn vị trầm tích nhƣ sau:

- Bùn sét xám đen giàu vật chất hữu cơ của rừng ngập mặn ven biển bị lầy hoá, đặc trƣng cho giai đoạn trƣớc biển tiến cực đại Holoxen giữa.

- Sét xám xanh giàu Monmorilonit vũng vịnh thành tạo trong gia đoạn biển tiến cực đại Holoxen giữa.

- Bùn sét xám đen tàn dƣ rừng ngập mặn cổ bị đầm lầy hoá, đặc trƣng cho giai đoạn bắt đầu biển lùi...

- Bùn sét xám đen bãi triều rừng ngập mặn và bùn sét xám nâu lạch triều, phân bố giữa 2 cồn cát cửa sông, đƣợc thành tạo trong giai đoạn hiện đại, đang bị biến động theo thời gian, địa hình trũng thấp.

- Cát hạt nhỏ nằm ở các cồn chắn cửa sông tàn dƣ và cồn chắn hiện đại có dạng cánh cung lƣng quay ra biển.

* Đất đai

Đất đai trong khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ chủ yếu có 2 nhóm đất chính là bùn phù sa và cát lắng đọng, các nhóm đất này nói chung là chƣa ổn định, còn ảnh hƣởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên. Khoáng sản chủ yếu là cát xây dựng, sa khoáng hiếm và than bùn ở tầng sâu với lƣợng khí đốt không ổn định.

3.5. Dân số và lao động

3.5.1. Dân số và mật độ dân số

Theo số liệu thống kê của các xã cho thấy toàn bộ 5 xã vùng đệm Vƣờn Quốc Gia Xuân Thuỷ có 46.148 khẩu, 11464 hộ với diện tích 38,66 km2. Thực tế cho thấy số ngƣời trong một hộ hơi thấp, bình quân là 4 ngƣời / hộ, trong mỗi hộ thƣờng là 2 - 3 thế hệ, rất ít có những hộ gia đình đông tới 9 - 10 ngƣời và có đến 4 thế hệ cùng chung sống. Mật độ dân cƣ các xã tƣơng đối đồng đều, trung bình 1.206 ngƣời/km2

, Xã có mật độ dân cao nhất 1.331 ngƣời/km2, xã có mật độ thấp nhất là 1023 ngƣời/km2

.

Theo số liệu thống kê các xã cho thấy, trên khu vực vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ có 86 thôn, xóm. Các điểm dân cƣ nông thôn xuất hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau và không đồng đều theo địa bàn các xã, thƣờng phân bố tập trung chủ yếu ở gần trung tâm xã, và dọc các tuyến đƣờng giao thông liên xã chạy qua. Một số xóm kinh tế mới thuộc 3 xã Giao An (500 hộ), Giao Thiện (49 hộ) và Giao lạc phân bố cả ra phía ngoài đê quốc gia.

3.5.2. Cơ cấu dân số và lao động

Theo số liệu thống kê các xã vùng đệm cho thấy tổng dân số là 45.967 khẩu, trong đó: nữ chiếm 51,3%, nam chiếm 48,7%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 23.412 ngƣời, chiếm 50,7% số dân trong khu vực vùng đệm, trong đó: Số lao động nữ là 12.046 ngƣời, chiếm 51,5% số lao động trong vùng đệm. Nhƣ vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 ngƣời trong độ tuổi lao động.

3.5.3. Tỷ lệ tăng dân số

Theo số liệu của các xã cung cấp, cho thấy toàn bộ 5 xã vùng đệm Vƣờn Quốc Gia Xuân Thuỷ có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên tƣơng đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là 1,2 %. Nhƣng đây là con số đã giảm nhiều so với

các năm về trƣớc. Nguyên nhân giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các xã vùng đệm so với những năm trƣớc đây là do trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng lên và công tác kế hoạch hoá gia đình của địa phƣơng đƣợc thực hiện tốt trong những năm gần đây.

Tuy nhiên trong năm 2002 số ngƣời sinh con thứ 3 vẫn còn tƣơng đối nhiều, có một số ít trƣờng hợp sinh con thứ 4, 5, 6 và cả thứ 7 cũng xẩy ra. Thƣờng tập trung ở các xã, thôn có đông thành phần dân thiên chúa giáo. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức của ngƣời phụ nữ còn rất nặng nề đối với sinh con một bề và đặc biệt là chịu nhiều ảnh hƣởng ràng buộc của đạo luật thiên chúa giáo.

3.6. Tôn giáo và dân tộc

Khu vực 5 xã vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 31)