Tính đa dạng về các bậc taxon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 51)

Kết quả phân tích thành phần loài tại khu vực nghiên cứu cho thấy tại đây có 115 loài thuộc 100 chi, 42 họ thuộc 2 ngành thực vật (không kể các cây trồng trừ những cây đƣợc trồng trong Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn). Kết quả đƣợc thực hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thống kê số lƣợng họ, chi, loài trong các ngành thực vật tại VQG Xuân Thủy Ngành Số họ Tỉ lệ % số họ Số chi Tỉ lệ % số chi Số loài Tỉ lệ % số loài I. Polypodiophyta 5 11,9 7 7,00 7 6,1 II. Magnoliophyta 37 88,1 93 93,0 108 93,9 Magnoliopsida 30 71,4 70 70,0 80 69,5 Liliopsida 7 16.6 23 23,0 28 24,4 Tổng số 42 100 100 100 115 100

4.1.1.1. Đánh giá sự phân bố của các taxon

Bảng thống kê này cho thấy thành phần của các bậc taxon phân bố không đều nhau trong đó chiếm ƣu thế là cây thuộc ngành Hạt kín chiếm tỉ lệ 93,9% tổng số loài trong hệ, trong đó lớp Ngọc Lan chiếm ƣu thế với 69,5% tổng số loài.

Hình 4.1: Biểu đồ so sánh % các taxon trong từng ngành của hệ thực vật VQG Xuân thủy

Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ đƣợc thể hiện trong ngành mà còn đƣợc thể hiện giữa các lớp của ngành Thực vật hạt kín. Trong Ngành này lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lƣợng họ chiếm 71,4% toàn VQG và chiếm 81,1 % so với ngành; 70 chi có số lƣợng chiếm 70,0% số chi toàn VQG và 75,2 % số chi toàn ngành và 80 loài chiếm 69,5 % số loài toàn VQG và 74,1 số loài toàn ngành. Điều này chứng tỏ sự phân bố giữa các taxon trong các ngành và giữa các lớp trong ngành Hạt kín ở VGQ Xuân thủy cũng tuân theo quy luật phân bố không đều nhƣ các hệ thực vật của các VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên khác [9, 18, 32, 34, 36].

Tỷ trọng giữa 2 lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida) trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cho thấy số họ lớp Loa kèn so với lớp Ngọc lan là 0,23, số chi là 0,32 và số loài là 0,35. Nhƣ vậy, tỷ trọng số họ, chi và loài của lớp Loa kèn đều thấp hơn nhiều so với lớp Ngọc lan (0,32 - 0,35).

Tỷ trọng này cũng tƣơng ứng với tỷ trọng của các hệ thực vật của các VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên khác [9, 18, 32, 34, 36].

Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín Lớp Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida 30 81,1 70 75,2 80 74,1 Lớp Loa kèn - Liliopsida 7 18,9 23 24,7 28 25,9 Tổng 37 100 93 100 108 100 Tỷ lệ (M/L) Magnilioposida/Liliopsida 4,28 3,04 2,85 Tỷ lệ (L/M) Liliopsida/ Magnilioposida 0,23 0,32 0,35

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố tỷ lệ % các taxon của hai lớp trong ngành Hạt kín

4.1.1.2. Các chỉ số đa dạng của các taxon

Các chỉ số đa dạng về hệ thực vật VQG Xuân Thủy: chỉ số đa dạng họ là 2,74 tức là trung bình mỗi họ có 2-3 loài; chỉ số đa dạng chi là 1,15 tức là trung bình mỗi chi có 1-2 loài; số chi trung bình mỗi họ là 2,38, tức là trung bình mỗi họ có 3 - 4 chi.

4.1.1.3. Đánh giá đa đạng mức độ họ của hệ thực vật VQG Xuân Thủy

Bảng 4.3: Thống kê10 họ có nhiều loài nhất ở VQG Xuân Thủy TT Tên họ Số loài Tỷ lệ % trên tổng

số loài 1 Poaceae 15 13,04 2 Asteraceae 13 11,30 3 Verbenaceae 9 7,83 4 Cyperaceae 6 5,22 5 Malvaceae 5 4,35 6 Rhizophoraceae 5 4,35 7 Amaranthaceae 4 3,48 8 Euphorbiaceae 4 3,48 9 Fabaceae 4 3,48 10 Solanaceae 4 3,48

Việc đánh giá và phân tính đa dạng ở mức độ họ trong khi nghiên cứu đa dạng một hệ thực vật cũng rất quan trọng. Thông thƣờng khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, ngƣời ta thƣờng phân tích 10 họ nhiều loài nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì: tỷ lệ % của 10 họ giầu loài nhất so với tổng số loài của toàn hệ là chỉ tiêu đánh tin cậy.

Đánh giá đa dạng bậc họ các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy dựa trên danh lục thống kê theo thứ tự những 10 họ đầu tiên có số loài nhiều nhất (bảng 4.3).

10 họ có số loài nhiều nhất có 66 loài (chiếm 60% tổng số loài thực vật). Nếu xét rộng hơn có 2 họ có 3 loài (chiếm 5,2 % tổng số loài), 10 họ có 2 loài (chiếm 17,4 % tổng số loài), còn lại là 20 họ có 1 loài (chiếm 17,4 % tổng số loài). Theo nhận định A. L. Tolmachop (1974) [ghi theo 19] về sự đa dạng thì Hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy không phải là hệ thực vật có độ đa dạng cao (số họ có số lƣợng loài chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật có 2 họ, tổng số loài của 10 họ chiếm đến 60% tổng số loài của cả hệ), điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trƣng riêng của VQG Xuân Thủy là một khu ĐNN ven biển đồng bằng Bắc Bộ và các rừng ngập mặn khác ở Việt Nam [9, 18, 26, 32, 34, 36].

4.1.1.4. Đánh giá đa đạng mức độ chi của hệ thực vật VQG Xuân Thủy

Đánh giá đa dạng bậc chi, hệ thực vật VQG Xuân Thủy có 1 chi có 4 loài là Cyperus (chiếm 3,48 % tổng số loài); tiếp theo có 2 chi có 3 loài là

Bruguiera, Sonneratia (chiếm 5,22% tổng số loài); có 8 chi có 2 loài là

Paspalum, Acanthus, Achyranthes, Hedyotis, Pandanus, Pluchea, Solanum, Vitex (chiếm 13,92% tổng số loài), còn lại là 89 chi chỉ có 1 loài (chiếm 77,39 % tổng số loài).

Các chi của hệ thực vật VQG Xuân Thủy không có nhiều loài, trong đó phần lớn là chi đơn loài đây là những các taxon cần chú ý vì nếu mất đi sẽ đồng nghĩa với việc mất các taxon ở bậc cao hơn.

Bảng 4.4: Thống kê các chi có từ 2 loài trở lên ở VQG Xuân Thủy TT Tên chi Thuộc họ Số loài

Số lƣợng Tỷ lệ

1 Cyperus Cyperaceae (họ Cói) 4 3,48

2 Bruguiera Rhizophoraceae (họ Đƣớc) 3 2,61

3 Sonneratia Sonnetariaceae (họ Bần) 3 2,61

4 Acanthus Acanthaceae (họ Ô rô) 2 1,74

5 Achyranthes Amaranthaceae (họ Dền) 2 1,74

6 Hedyotis Rubiaceae (Họ Cà phê) 2 1,74

7 Pluchea Asteraceae (họ Cúc) 2 1,74

8 Pandanus Pandanaceae (họ Dứa dại) 2 1,74

9 Paspalum Poaceae (họ Hòa thảo) 2 1,74

10 Solanum Solanaceae (họ Cà) 2 1,74

Hình 4.3: Tỷ lệ % số chi có từ 2 loài trở lên so với tổng số chi của VQG Xuân Thủy

4.1.1.5. Đánh giá đa đạng các loài thực vật ngập mặn chính và các loài tham

gia vào rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy

Trong số 115 loài có 16 loài cây ngập mặn thực sự và 27 loài tham gia vào rừng ngập mặn [45,46].

Trong số 16 loài, tại VQG Xuân Thủy có 07 loài chính, trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là loài Sú - Aegiceras corniculata (L.) Blanco, Bần chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl, Trang - Kandelia candel (L.) Druce, Đƣớc - Rhizophora stylosa Griff., Ô rô - Acanthus illcifolius L., Ô rô -

Acanthus ebracteatus Vahl., Dây cóc kèn - Derris trifoliata Lour.

Bên cạnh đó, một số loài cây rừng ngập mặn đƣợc du nhập từ một số vùng khác nhau trong và ngoài nƣớc về trồng thử nghiệm tại VQG Xuân Thủy, chúng dần thích nghi, sinh trƣởng tại Vƣờn và Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn, đó là: Cóc vàng - Lumnitzera racemosa Willd., Vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk., Vẹt tách - Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex Griff., Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., Bần không cánh -

Sonneratia apetala Buch.-Ham., Mắm - Avicennia marina (Forssk.) Vierh., Dừa nƣớc - Nypa fruticans Wurmb…

Nhƣ vậy theo Phan Nguyên Hồng [46], số loài ngập mặn thực sự ở VQG Xuân Thủy chiếm 21,05% tổng số loài ngập mặn thực sự ở Việt Nam và chiếm 13,46% số loài ngập mặn thực sự ở Đông Nam Á [45], số loài tham gia rừng ngập mặn chiếm 67,5% tổng số loài tham gia vào RNM ở Việt Nam và chiếm 12,03% tổng số loài tham gia vào RNM ở Đông Nam Á [45].

Khi so sánh với một số VQG khác có thể thấy VQG Xuân Thủy có số lƣợng loài thực vật ngập mặn chính nhiều hơn VQG Bái Tử Long, và có số lƣợng loài tham gia rừng ngập mặn nhiều hơn VQG Phú Quốc.

Bảng 4.5: So sánh tỷ lệ % số loài ngập mặn thực sự và số loài tham gia vào rừng ngặp mặn

Khu vực

Loài ngập mặn thực sự Loài tham gia vào rừng ngặp mặn Số lƣợng Tỷ lệ % so với Việt Nam Số lƣợng Tỷ lệ % so với Việt Nam VQG Xuân Thủy 8 21,05 26 65 VGG Bái Tử Long [20] 7 18,4 42 105 VQG Phú Quốc [25] 23 60,5 22 55 4.1.2. Đa dạng về dạng sống

Dạng sống đánh giá theo tiêu chuẩn C. Raunkiaer (1934). Tỷ lệ các nhóm dạng sống xác định thành phổ dạng sống (Spectrum of Biology - SB) cho họ loài thực vật tại VQG Xuân Thủy [4]. Trong số 107 loài đã xác định, nhóm cây chiếm ƣu thế tại VQG Xuân Thủy là nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 25,2%, tiếp theo là nhóm cây 1 năm (Th) chiếm 21,7 %, nhóm cây chồi nửa ẩn

(He) chiếm 20%, nhóm cây Chồi sát đất (Ch) chiếm 13,9%, nhóm cây chồi ẩn (Cr) ít nhất chiếm 12,2 %.

Nhƣ vậy có thể xác định đƣợc phổ dạng sống của hệ thực vật VQG Xuân Thủy là:

SB = 25,2 Ph + 13,9 Ch + 20 He + 12,2 Cr + 21,7 Th

Phổ dạng sống của hệ thực vật VQG Xuân Thủy so sánh với Phổ dạng sống tiêu chuẩn [ghi theo 39] là tƣơng đối phù hợp và phổ dạng sống ở đây cũng tƣơng đồng với phổ dạng sống của nhiều VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên khác [9, 18, 32, 34, 36].

Bảng 4.6: Thống kê các dạng sống của các loài trong hệ thực vật VQG Xuân Thủy Ký hiệu Dạng sống Số lƣợng Tỷ lệ % Ph Chồi trên 29 25,2 Th Cây một năm 25 21,7 He Chồi nửa ẩn 23 20 Ch Chồi sát đất 16 13,9 Cr Chồi ẩn 14 12,2 Tổng cộng 107 100

Hình 4.4: Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật VQG Xuân Thủy

Trong số những cây chồi trên mặt đất (Ph) ở VQG Xuân Thủy bao gồm các cây Cây chồi trên cao từ 8-30 m (Me), Cây chồi trên cao 2-8 m (Mi), Cây chồi trên cao 0,25-2 m (Na), Cây leo (Lp) và cây thân thảo (Hp).

Bảng 4.7:Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên Dạng sống Me Mi Na Lp Hp Tổng số

Số loài 8 14 3 3 1 29

Tỷ lệ % 27,6 48,3 10,3 10,3 3,5 100

Nhƣ vậy trong nhóm Chồi trên (Ph) nhóm chồi trên cao 2-8 m (Mi) là nhiều nhất chiếm 48,3% , tiếp theo là nhóm chồi trên cao 8-30 m (Me) chiếm 27,6 %, nhóm chồi trên cao 0,25-2 m (Na) và nhóm cây leo (Lp) chiếm 10,3 %, ít nhất là nhóm chồi trên thân thảo chỉ chiếm 3,5 %.

Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm cây chồi trên (Ph)

4.1.3. Đa dạng về dạng Yếu tố địa lý

Thống kê về yếu tố địa lý của 107 loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy [theo 4] cho thấy: Yếu tố châu Á nhiệt đới cao nhất, chiếm 33,7%, tiếp theo là Yếu tố Tân nhiệt đới và liên nhiệt đới chiếm 13,1 %, Yếu tố Đông Dƣơng chiếm 10,3 %, Yếu tố Yếu tố Ấn Độ chiếm 7,5%, Yếu tố phân bố rộng và Yếu tố nhập nội và di cƣ hiện đại mỗi yếu tố chiếm 6,5%, Yếu tố Inđônêxia - Malaixia - Úc đại dƣơng và Yếu tố cổ nhiệt đới mỗi yếu tố chiếm 5,7%, Yếu tố châu Á chiếm 4,7, Yếu tố Hải Nam - Đài Loan - Philippine và Yếu tố Đông Á mỗi yếu tố chiếm 2,8% và cuối cùng là yếu tố Đặc hữu bắc bộ chiếm 0,9%.

Hình 4.6: Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

4.1.4. Đa dạng về dạng thân

Theo thống kê trong số 115 loài có 16 loài cây thân gỗ (kể cả thân hóa gỗ) (chiếm 13,9 %). Phần lớn chúng là các loài cây gỗ rừng ngập mặn thuộc họ Rhizophoraceae, họ Sonneratiaceae...; các loài tham gia vào rừng ngập mặn nhƣ: Giá - Excoecaria agallocha L., Tra - Hibiscus tiliaceus L., Tra lâm vồ -

Thespesia populnea (L.) Soland. ex Correa… và cây trồng rừng nhƣ Phi lao -

Bảng 4.8:Thống kê các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

TT Dạng thân Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ)

1 Thân thảo (H) 69 60

2 Thân bụi (S) 20 17,4

3 Thân gỗ (W) 16 13,9

4 Thân leo (L) 10 8,7

Tổng cộng 115 100

Cây thân bụi (có thể là các loài có thân bụi đứng hoặc bụi trƣờn) có 20 loài (chiếm 17,4 %). Chúng chủ yếu là các loài mọc hoang dại trên các cồn cát, dọc các sƣờn đê, bờ đầm.... thuộc các họ Verbenaceae, họ Leguminosae...

Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ % dạng thân các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

Cây thân leo hoặc bò có 10 loài (chiếm 8,7 %). Chúng là một số loài trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn nhƣ Dây cóc kèn - Derris trifoliata Lour., Đậu biển - Canavalia cathartica Du Petit-Thouars.; cây tham gia chính vào một số quần xã trên cồn cát ven biển, sƣờn đề, bờ đầm nhƣ Muống biển -

Ipomoea pescaprae L.; hoặc các loài leo trên các cây thân gỗ, cây bụi dọc các bờ đê thuộc họ Nho - Vitaceae, họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loài cây thân thảo (bao gồm cả các loài cây thân thảo có thân ngầm, mọng nƣớc...) có 69 loài (chiếm 60 %). Các loài cây thân thảo tham gia ở hầu hết các kiểu quần xã khác nhau ở VQG Xuân Thủy. Chúng chủ yếu là các loài thuộc họ Hòa thảo - Poaceae, họ Cói - Cyperaceae, họ Cúc – Asteraceae, họ Rau muối - Chenopodiaceae, họ Ô rô - Acanthaceae,....

Bảng 4.9: So sánh các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy và VQG Phú Quốc

TT Dạng thân

VQG Xuân Thủy VQG Phú Quốc [24]

Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ) Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ) 1 Thân thảo (H) 69 60 23 22,33 2 Thân bụi (S) 20 17,4 13 12,62 3 Thân gỗ (W) 16 13,9 46 44,66 4 Thân leo (L) 10 8,7 8 7,77 5 Khác 13 12,62 Tổng cộng 115 100 103 100

So sánh với VQG Phú Quốc chúng tôi thấy khác với VQG Phú Quốc tại VQG Xuân Thủy số lƣợng cây thân thảo nhiều hơn và chiếm ƣu thế, số lƣợng các loài thân leo và thân bụi cũng nhiều hơn VQG Phú Quốc, số lƣợng loài cây gỗ ít hơn và ở VQG Xuân thủy không có các dạng thân khác nhƣ ký sinh, bán ký sinh hay phụ sinh.

4.1.5. Đa dạng về cây có giá trị sử dụng và nguy cấp 4.1.5.1. Đa dạng giá trị sử dụng của thực vật 4.1.5.1. Đa dạng giá trị sử dụng của thực vật

Bảng 4.10: Thống kê các giá trị sử dụng của các loài thực vật bậc cao có mạch tại VQG Xuân Thủy

TT Giá trị sử dụng hiệu

Số loài %/Tổng số loài

1 Cây thuốc T 87 75,6

2 Cây ăn đƣợc (rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nƣớc uống, ….)

AĐ 18 16,5

3 Cây làm thức ăn gia súc GS 11 9,5

4 Cây cho gỗ G 8 6,9

5 Cây cho dầu béo D 2 1,7

6 Cây cho tinh dầu TD 2 1,7

7 Cây có công dụng khác (cây cảnh, bóng mát, củi, bảo vệ đê biển, phân xanh, dùng để nhuộm, cho tannin…)

K 36 31,3

Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, trong số 115 loài thực vật bậc cao có mạch ghi nhận tại VQG Xuân Thủy, chúng tôi đã thống kê đƣợc 102 loài có giá trị sử dụng chiếm 88,7% số loài của cả hệ. Các công dụng của các loài ghi

theo cuốn “Danh lục thực vật Việt Nam” [1,38]. Trong số những loài này có loài có 1 giá trị sử dụng, có loài có 2-3 giá trị sử dụng nên tổng số lƣợt sử dụng lên đến 167 lƣợt .

Theo thống kê, số cây đƣợc dùng làm thuốc ở VQG Xuân Thủy là nhiều nhất có 87 loài chiếm 75,6% tổng số loài trong đó có một số loài phổ biến nhƣ Nhọ nồi - Eclipta prostrate, Ngải cứu - Artemisia vulgaris, Cối xay -

Abutilon indicum … Một số loài cây ngập mặn chính thức và các loài cây tham gia cũng đƣợc dung làm thuốc nhƣ: Ráng biển thƣờng - Acrostichum aureum,

Ô rô - Acrostichum aureum, Ô rô nƣớc - Acanthus ilicifolius, Cóc vàng -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 51)