Đa dạng về dạng thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 62 - 65)

Theo thống kê trong số 115 loài có 16 loài cây thân gỗ (kể cả thân hóa gỗ) (chiếm 13,9 %). Phần lớn chúng là các loài cây gỗ rừng ngập mặn thuộc họ Rhizophoraceae, họ Sonneratiaceae...; các loài tham gia vào rừng ngập mặn nhƣ: Giá - Excoecaria agallocha L., Tra - Hibiscus tiliaceus L., Tra lâm vồ -

Thespesia populnea (L.) Soland. ex Correa… và cây trồng rừng nhƣ Phi lao -

Bảng 4.8:Thống kê các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

TT Dạng thân Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ)

1 Thân thảo (H) 69 60

2 Thân bụi (S) 20 17,4

3 Thân gỗ (W) 16 13,9

4 Thân leo (L) 10 8,7

Tổng cộng 115 100

Cây thân bụi (có thể là các loài có thân bụi đứng hoặc bụi trƣờn) có 20 loài (chiếm 17,4 %). Chúng chủ yếu là các loài mọc hoang dại trên các cồn cát, dọc các sƣờn đê, bờ đầm.... thuộc các họ Verbenaceae, họ Leguminosae...

Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ % dạng thân các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

Cây thân leo hoặc bò có 10 loài (chiếm 8,7 %). Chúng là một số loài trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn nhƣ Dây cóc kèn - Derris trifoliata Lour., Đậu biển - Canavalia cathartica Du Petit-Thouars.; cây tham gia chính vào một số quần xã trên cồn cát ven biển, sƣờn đề, bờ đầm nhƣ Muống biển -

Ipomoea pescaprae L.; hoặc các loài leo trên các cây thân gỗ, cây bụi dọc các bờ đê thuộc họ Nho - Vitaceae, họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loài cây thân thảo (bao gồm cả các loài cây thân thảo có thân ngầm, mọng nƣớc...) có 69 loài (chiếm 60 %). Các loài cây thân thảo tham gia ở hầu hết các kiểu quần xã khác nhau ở VQG Xuân Thủy. Chúng chủ yếu là các loài thuộc họ Hòa thảo - Poaceae, họ Cói - Cyperaceae, họ Cúc – Asteraceae, họ Rau muối - Chenopodiaceae, họ Ô rô - Acanthaceae,....

Bảng 4.9: So sánh các dạng thân của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy và VQG Phú Quốc

TT Dạng thân

VQG Xuân Thủy VQG Phú Quốc [24]

Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ) Số loài Tỷ lệ % (so với số loài toàn hệ) 1 Thân thảo (H) 69 60 23 22,33 2 Thân bụi (S) 20 17,4 13 12,62 3 Thân gỗ (W) 16 13,9 46 44,66 4 Thân leo (L) 10 8,7 8 7,77 5 Khác 13 12,62 Tổng cộng 115 100 103 100

So sánh với VQG Phú Quốc chúng tôi thấy khác với VQG Phú Quốc tại VQG Xuân Thủy số lƣợng cây thân thảo nhiều hơn và chiếm ƣu thế, số lƣợng các loài thân leo và thân bụi cũng nhiều hơn VQG Phú Quốc, số lƣợng loài cây gỗ ít hơn và ở VQG Xuân thủy không có các dạng thân khác nhƣ ký sinh, bán ký sinh hay phụ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)