Đa dạng về cây có giá trị sử dụng và nguy cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 65 - 68)

4.1.5.1. Đa dạng giá trị sử dụng của thực vật

Bảng 4.10: Thống kê các giá trị sử dụng của các loài thực vật bậc cao có mạch tại VQG Xuân Thủy

TT Giá trị sử dụng hiệu

Số loài %/Tổng số loài

1 Cây thuốc T 87 75,6

2 Cây ăn đƣợc (rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nƣớc uống, ….)

AĐ 18 16,5

3 Cây làm thức ăn gia súc GS 11 9,5

4 Cây cho gỗ G 8 6,9

5 Cây cho dầu béo D 2 1,7

6 Cây cho tinh dầu TD 2 1,7

7 Cây có công dụng khác (cây cảnh, bóng mát, củi, bảo vệ đê biển, phân xanh, dùng để nhuộm, cho tannin…)

K 36 31,3

Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, trong số 115 loài thực vật bậc cao có mạch ghi nhận tại VQG Xuân Thủy, chúng tôi đã thống kê đƣợc 102 loài có giá trị sử dụng chiếm 88,7% số loài của cả hệ. Các công dụng của các loài ghi

theo cuốn “Danh lục thực vật Việt Nam” [1,38]. Trong số những loài này có loài có 1 giá trị sử dụng, có loài có 2-3 giá trị sử dụng nên tổng số lƣợt sử dụng lên đến 167 lƣợt .

Theo thống kê, số cây đƣợc dùng làm thuốc ở VQG Xuân Thủy là nhiều nhất có 87 loài chiếm 75,6% tổng số loài trong đó có một số loài phổ biến nhƣ Nhọ nồi - Eclipta prostrate, Ngải cứu - Artemisia vulgaris, Cối xay -

Abutilon indicum … Một số loài cây ngập mặn chính thức và các loài cây tham gia cũng đƣợc dung làm thuốc nhƣ: Ráng biển thƣờng - Acrostichum aureum,

Ô rô - Acrostichum aureum, Ô rô nƣớc - Acanthus ilicifolius, Cóc vàng -

Lumnitzera racemosa, Giá - Excoecaria agallocha, Vẹt dù - Bruguiera gymnorhiza, Bần chua - Sonneratia caseolaris, Mắm đen - Avicennia marina, Dừa nƣớc - Nypa fruticans, Phiên hạch - Sesuvium portulacastrum, Bồng bồng to - Calotropis gigantean, Cúc tần - Pluchea indica, Sài hồ nam - Pluchea pteropoda , Thầu dầu - Ricinus communis, Cóc kèn - Derris trifoliate, Ngọc nữ biển - Clerodendrum inerme, Náng - Crinum asiaticum, Cỏ gấu biển - Cyperus stoloniferus, Dứa gỗ - Pandanus tectorius…..

Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm công dụng chính của các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy

Các cây ăn đƣợc có 18 loài chiếm 15,6 % tổng số loài, một số cây ăn quả nhƣ Nê - Annona glabra, Chanh leo - Passiflora edulis, Bần chua - Sonneratia caseolarisi, Dừa - Cocos nucifera và một số loài làm rau nhƣ Dền cơm -

Amaranthus lividus, Rau sam - Portulaca oleracea …..

Số loài làm thức ăn gia súc có 11 loài chiếm 9,5% phần lớn tập trung ở họ Hòa thảo - Poaceae và Cói - Cyperaceae.

Các loài cho gỗ có 8 loài chiếm 6,9% tổng số loài, một số loài nhƣ phổ biến nhƣ Xoan - Melia azedarach, đáng chú ý một số loài vừa cho gỗ, vừa có tác dụng bảo vệ các vùng đất bồi hoặc sống trong rừng ngập mặn nhƣ Phi lao -

Casuarina equisetifolia, Đƣớc - Rhizophora stylosa.

Số loài cho dầu béo có 2 loài chiếm 1,7% một số loài nhƣ Thầu dầu -

Ricinus communis, Dừa - Cocos nucifera, số loài cho tinh dầu có 2 loài chiếm 1,7 % nhƣ Cói gấu biển - Cyperus stoloniferus, Cói hoa tán - Cyperus corymbosus. Ngoài ra còn có 36 loài cho các công dụng khác nhƣ cây cảnh, bóng mát, bảo vệ đê biển, phân xanh, dùng để nhuộm, cho tanin …. Các loài này chiếm 31,3%.

Bảng 4.11: So sánh một số loài có công dụng chính ở VQG Xuân Thủy và VQG Phú Quốc

Giá trị VQG Xuân Thủy VQG Phú Quốc Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

Làm thuốc 87 75,6 59 57,28

Cho gỗ 8 6,9 31 30,1

Ăn đƣợc 18 16,5 13 12,26

So sánh một số nhóm công dụng chủ yếu với VQG Phú quốc ta ta thấy ƣu thế nổi bật của hệ thực vật VQG Xuân Thủy là các loài làm thuốc, tiếp theo là cây ăn đƣợc và cây làm thức ăn gia súc đều nhiều hơn so với VQG Phú Quốc [24].

4.1.5.2. Về mức độ bị đe dọa

Trong số các loài thực vật thuộc VQG Xuân Thủy 2 loài là Acrostichum aureum L. và Kandelia candel (L.) Druce thuộc phân hạng Ít lo ngại (LC - Least concern: bao gồm các taxon không đƣợc coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa) theo IUCN (2012) [62] và không có loài nào có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật vườn quốc gia xuân thủy và sự sinh trưởng phát triển của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng trong khu vực​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)