5. Kết Cấu Của KLTN
3.4 CÁC KIẾN NGHỊ
Kiến nghị 1: Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Sự đổi mới hoạt động của ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh toán nói riêng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại quốc tế... Tuy nhiên, một số văn bản đã ban hành từ lâu đến nay không còn phù hợp, nhiều văn bản được bổ sung và sửa đổi nhiều lần nên việc thực thi và áp dụng rất khó, đặc biệt là các quy định pháp luật của Việt Nam trong thanh toán bằng thư tín dụng vẫn còn nhiều tranh cãi. Vì thế, yêu cầu đổi mới, chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam, cùng với việc sử dụng các thông lệ và tập quán quốc tế sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới là vấn đề tất yếu, góp phần đem lại sự ổn định trong các hoạt động kinh tế để đưa đất nước tăng trưởng bền vững và hòa nhập được với dòng chảy của thế giới. Nhà nước cần phải:
Thứ nhất: tiếp tục bổ sung và chỉnh sửa khuôn khổ pháp luật
Hiện nay, các văn bản mang tính chất thông lệ quốc tế rất nhiều như: quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng do văn phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1933, 1962, 1974, 1983...và văn bản mới nhất là bản sửa đối ban hành năm 2007, gọi tắt là UCP600.
Về lý thuyết việc vận dụng UCP600 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ sự điều chỉnh nào, đây là nét đặc thù của Việt Nam. Trong khi đó mọi quốc gia khác đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Các văn bản như vậy là rất cần thiết không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn là cơ sở để tòa án trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng. Hơn nữa UCP600 còn có những hạn chế nhất định bởi vì nó không thể bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn, không thể thay thế luật của một quốc gia. Chính vì thế, các ngân hàng tại Việt nam đã vận dụng tốt đẹp UCP600 và các thông lệ quốc tế khác vào giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nhưng kết quả thực tế lại không như họ mong muốn. Vì vậy, để giải quyết những bất đồng giữa thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia, tránh được những tranh chấp rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, nhà nước ta cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những văn bản này cần quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền được nhận hàng của ngân hàng phát hành thư tín dụng khi người nhập khẩu vay vốn của ngân hàng để nhập lô hàng đó bị phá sản, quyền được miễn trừ trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành khi có dấu hiệu tranh chấp thương mại và đã được toà án hay trọng tài tuyên bố ngừng thanh toán. Điều này là cần thiết để bảo vệ ngân hàng và là điều mà các toà án nhiều nước trên thế giới thường làm.
Về bản chất thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các hợp đồng khác, các hợp đồng này có thể làm cơ sở để hình thành thư tín dụng nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến hoặc khôn hề bị ràng buộc bởi hợp đồng. Do vậy, chính phủ cần sớm ban hành văn
bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Có thể là một nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương giữa người mua, người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.
Thứ hai: Nâng cao vai trò của hiệp hội ngân hàng Việt Nam
Hiệp hội ngân hàng là cầu nối giữa các NHTM với nhau và với NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bổ sung, chỉnh sửa và ban hành các luật, thể chế quản lý hoạt động của các NHTM sao cho phù hợp với chính sách của nhà nước và theo kịp xu hướng hội nhập trên thế giới.
Vì vậy, Chính phủ cần củng cố, phát triển và xây dựng Hiệp hội thực sự trở thành một tổ chức thống nhất gắn kết các NHTM hoạt động theo tiêu chí chung, giúp đỡ tương trợ nhau trong quá trình hội nhập quốc tế. Môi trường hoạt động của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, gồm cả rủi ro mang tính hệ thống và phi hệ thống. Đối với rủi ro mang tính phi hệ thống, Hiệp hội ngân hàng cần dự báo và giúp các NHTM phòng tránh kịp thời. Còn đối với các rủi ro mang tính hệ thống thì hiệp hội cần hỗ trợ các NHTM giảm thiểu tổn thất. Ngoài ra, Hiệp hội ngân hàng cũng cần mở rộng thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng có thêm kinh nghiệm và trình độ để hội nhập với nền kinh tế thế giới và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ ba: nâng cao cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng như:
Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định hướng,
giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa chính phủ, các bộ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập
khẩu. nhà nước sớm xây dựng các chiến lượt, kế hoạch phương án kinh doanh với nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nhóm nước. nhà nước cần thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thế giới. Bởi thiếu thông tin thị trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ không dự đoán chính xác xu hướng thị trường, kinh doanh có thể thua lỗ.
Chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp
dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. song song việc đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và đối tác cần phải đa dạng hóa các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải được coi trọng như: ưu tiên lãi xuất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu vào, giá cả và các dịch vụ công cộng, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá điện nước…
Kiến nghị 2: Đối với Saigonbank Hội sở
Thứ nhất: hoàn thiện quy trình nghiệp vụ
Việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cần theo hướng làm sao cho qui trình, thủ tục thực hiện quá trình thanh toán được đơn giản, nhanh gọn, chính xác và vẫn thu hút được khách hàng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ làm công tác thanh toán, tăng khả năng cạnh tranh của các chi nhánh, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ, giảm tối đa các yêu cầu chứng từ đối với khách hàng, bởi càng nhiều giấy tờ thì việc kiểm tra càng mất thời gian. Đồng thời giảm được chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác
Thứ hai: đối với công nghệ ngân hàng
Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của hệ thống Saigonbank là một đòi hỏi bức thiết. công nghệ thanh toán là yếu tố quan trọng đẩy nhanh tốc độ thanh toán, nâng cao chất lượng thanh toán, giảm chi phí và góp phần nào xây dựng một hệ thống thanh toán tiên tiến, hội nhập với cộng đồng ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung không thể thiếu sự gắn liền với quá trình đổi mới công nghệ ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới kiến nghị lên Saigonbank một số vấn đề sau:
Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho các ứng dụng và dịch vụ ngân hàng, trong đó có thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ như phát triển các hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu.
Xây dựng thêm kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trợ cho ứng dụng quản lý thông
tin và các quyết định điều hành kinh doanh một cách nhanh chóng chính xác/
Tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản trị điều hành,
quản lý tài chính, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý toàn bộ hệ thống tài chính cũng như nguồn nhân lực của ngân hàng liên quan đến công tác thanh toán quốc tế.
Nâng cấp các chương trình phần mềm phục vụ công tác thanh toán quốc tế.
Thứ ba: tăng cường quan hệ đại lý quốc tế
Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài kể cả số lượng lẫn chất lượng cũng là một đòi hỏi rất quan trọng. Việc xây dựng mối quan hệ với nhiều ngân hàng sẽ giúp Saigonbank tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, do đó đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Xây dựng quan hệ đại lý với phương châm uy tín, hiệu quả đảm bảo hai bên cùng có lợi. Vì vậy trong thời gian tới Saigonbank cần chú trọng mở rộng và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng, đặc biệt ở những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của việt nam như thị trường Mỹ, Nga, Nhật Bản….
Kiến nghị 3: đối với Saigonbank-CN Bình Hòa
Tất cả các yếu tố phân tích trên điều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Saigonbank-CN Bình Hòa, các giải pháp được xây dựng trên cơ sở xem xét trên nhiều yếu tố có liên quan, do đó trong quá trình thực hiện các giải pháp, Saigonbank-CN Bình Hòa nên triển khai các giải pháp một cách đồng bộ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
KẾT LUẬN
Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đang được triển khai tại Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Ban đầu đã được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong tương lai Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua nhất là trong thời kỳ kinh tế mở cửa và cạnh tranh Ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt như hiện nay: Song việc phát triển dịch vụ ngân hàng mới mẻ này là hướng đi đúng đắn của Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa.
Trên cơ sở vận dụng các lý luận về tài chính ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời vận dụng tổng họp các phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng vận dụng quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa trong thời gian qua. Phương thức tín dụng chứng từ bên cạnh đó nhiều ưu điểm như gia tăng sự đảm bảo thanh toán, tăng cường vai trò của ngân hàng tham gia.. .thì vẫn còn một số ưu điểm như phí thanh toán cao, thủ tục phức tạp... Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ đã phát huy hết vai trò của mình, làm cho quy trình thanh toán ngày càng hoàn thiện hơn và đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế khách quan về các trang thiết bị máy móc dùng để hỗ trợ trong hoạt động thanh toán...
Hiện tại, Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa đặt mục tiêu sắp tới cho việc phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh bằng cách đạt được các chỉ tiêu Hội sở chính giao, đồng thời cải tiến quy trình hoạt động để mở rộng quy mô, giữ vững khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới và các lợi thế của mình. Với các nguyên nhân tồn tại làm hạn chế tiến trình phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa và các giải pháp được nêu ra trong báo cáo, em hi vọng Ngân Hàng TMCP Sài gòn Công Thương – CN Bình Hòa sẽ đạt được các mục tiêu đề ra và ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Thanh Toán Quốc Tế - Nhà xuất bản lao động - xã hội
Chủ biên: PGS.TS Trần Hoàng Ngân PGS.TS Nguyễn Minh Kiều Nhóm Biên Soạn: ThS. Võ Thị Tuyết Anh
ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc ThS. Phan Chung Thủy
2. Quy Trình Thanh Toán Thư Tín Dụng Chứng Từ của Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương – CN Bình Hòa (lưu hành nội bộ)
3. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương-CN Bình Hoà (2015). “ Báo Cáo
Tài Chính 2015”(lưu hành nội bộ)
4. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương-CN Bình Hoà (2015. “Sơ Đồ Cơ
Cấu Tổ Chức 2015” (lưu hành nội bộ)
PHỤ LỤC*
1. Phụ Lục 2 (Phiếu Kiểm Chứng Từ)
2. Phục Lục 3 (Giấy Giới Thiệu)
3. Phục Lục 4 (Hồ Sơ Pháp Lý)
4. Phụ Lục 5 (Tờ Trình)
5. Giấy Yêu Cầu Mở Thư Tín Dụng
6. Hợp Đồng Cấp Bảo Lãnh
7. Hóa Đơn Thương Mại (Invoice)
8. Vận Đơn Đường Biển (Bill Of Lading)
9. Phiếu Đóng Gói Hàng Hóa (Packing List)
(*) các chứng từ được photo từ chứng từ gốc của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – CN Bình Hòa.