Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp khảo sát: Luận văn sử dụng cách thức phát phiếu hỏi trực tiếp tới đối tượng cần thu thập thông tin.

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Đối tượng: Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức, một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.

Thời gian thực hiện: Tháng 07/2019.

Số lượng mẫu khảo sát: Dựa vào lý thuyết cơ bản của thống kê, để đảm bảo quy luật số lớn, cần đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu 30 phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy ở mức tương đối cao, tác giả xác định số mẫu cần chọn cụ thể gồm 74 phiếu điều tra trong đó có 60 phiếu điều tra, khảo sát đối với tổ chức cá nhân quản lý sử dụng đất và 14 phiếu điều tra khảo sát dành cho cán bộ cấp huyện, xã, thị trấn (Cán bộ cấp huyện: 05 người, gồm 02 cán bộ lãnh đạo các phòng ban thuộc huyện và 03 cán bộ nghiệp vụ, tham vấn về giải pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai. Cán bộ cấp xã, thị trấn: 09 người gồm: 03 cán bộ lãnh đạo các xã và 06 cán bộ địa chính). Khảo sát được tiến hành trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Số lượng phiếu thu về: Do trực tiến hành khảo sát nên số phiếu thu về đạt 100%, tổng cộng số lượng phiếu thu về là 74 phiếu theo đúng kế hoạch.

Công cụ khảo sát: Bảng câu hỏi (Phụ lục 2.1; 2.2).

Xác định vấn đề nghiên cứu

Các khái niệm và lý thuyết Các phát hiện nghiên cứu trước

đây

Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu

Thiết kế nghiên

cứu Kếtluận và báo cáo Phân tích dữ liệu Thu thậpdữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)