Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hoài Đức là huyện ngoại thành nằm phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, mới sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008, có tọa độ 21,02 độ vĩ Bắc, 105,26 độ kinh Đông. Hoài Đức có vị trí chiến lược cửa ngõ phía Tây thành phố, tiếp giáp các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp 2 huyện Đan Phượng, Phúc Thọ; - Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ;

- Phía Đông giáp các quận: Hà Đông, Nam Hoài Đức, Hoài Đức;

- Phía Tây giáp sông Đáy, bên kia sông là 2 huyện Quốc Oai và Phúc Thọ. Thị trấn Trạm Trôi – trung tâm của huyện nằm ven quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 16 km, cách thị xã Sơn Tây 25 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 82,67 km2 với 20 đơn vị hành chính (19 xã, 01 thị trấn). Dân số huyện Hoài Đức đến năm 2018 là 209 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Huyện Hoài Đức có vị trí địa lý trọng yếu, kề cận trung tâm thủ đô, tiếp giáp các trung tâm kinh tế lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có 5,5 km đường Quốc lộ 32 (từ trung tâm Hà Nội, qua Cầu Giấy, Hoài Đức đi Sơn Tây – Thanh Hà – Thanh Thủy- Thanh Sơn) chạy qua địa bàn 05 xã; 8,4 km đường Đại lộ Thăng Long (đường Láng – Hòa Lạc) chạy qua địa bàn 04 xã; tỉnh lộ 70, tỉnh lộ 79...

Điều kiện tự nhiên của Hoài Đức mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao và độ dốc hợp lý; được phân

thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy:

- Vùng bãi: Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên vùng này có những vùng trũng xen lẫn vùng cao, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, bao gồm các xã: Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, An Thượng, Song Phương, Đông La, Vân Côn.

- Vùng đồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm một phần diện tích các xã ven sông đáy và toàn bộ diện tích thị trấn Trạm Trôi và các xã: Đức Giang, Đức Thượng, Di Trạch, Kim Chung, Vân Canh, Lại Yên, Sơn Đồng, La Phù, An Khánh.

Có thể nói, Hoài Đức có lợi thế rất lớn về mặt địa lý. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Đặc biệt, trong những năm tới, cùng với sự hoàn thiện của mạng lưới giao thông đô thị, kinh tế của huyện chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)