5. Kết cấu của đề tài
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chủ yếu, như: Các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Niêm giám thống kê các năm 2015-2018 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Nghị quyết, kế hoạch, đề án, chương trình, các báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức; Từ các báo cáo tổng kết, công tác quản lý nhà nước về đất đai,... của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; Các báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hoài Đức; từ các công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, sách, báo, luận văn, luận án và cả trên mạng internet... Cụ thể:
Tại chương 1 luận văn, cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống các văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý luận quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiên cứu được chắt lọc từ sách, báo, tạp chí liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng.
Tại chương 3, khi viết về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội từ năm 2015-2018, số liệu về quản lý đất đai được lấy từ
các Báo cáo của huyện Hoài Đức, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoài Đức và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.