5. Kết cấu của đề tài
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa
4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đaitrên địa bàn huyện Hoài Đức bàn huyện Hoài Đức
Hiện nay đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, là một trong những vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải có những quỹ đất cụ thể để họ đầu tư canh tác sản xuất và thu hút nguồn lao động, đất đai ngày càng có ý nghĩa hết quan trọng là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện, tinh thần trách nhiệm của một số UBND các cấp, một số lãnh đạo còn thiếu linh hoạt, nhạy bén trong thực tiễn, sự phối hợp giữa ngành với các địa phương trên nhiều mặt thiếu chặt chẽ và không có hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức còn yếu, kỷ luật hành chính chưa nghiêm.
Việc đầu tư phát triển hạ tầng, đền bù, giải tỏa, tái định cư, giao đất cho các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp còn thiếu tập trung, kiên quyết, nhất quán, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư thường xuyên thay đổi, bổ sung gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó quận Hoài Đức có đề án lên quận vào năm 2020, nguồn vốn đầu tư xây dựng huyện chủ yếu được huy động vốn từ đất đai. UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4926/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng quy hoạch huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020. Theo quyết định trên, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình; chỉ đạo, giám sát thực
hiện các giải pháp để có thể huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, doanh nghiệp trong và ngoài nước, của nhân dân,... tập trung thực hiện được các dự án đầu tư, xây dựng, quy hoạch huyện Hoài Đức đã được xác định trong đề án, đảm bảo đến năm 2020 đạt được đủ các tiêu chí thành lập quận. Do kinh phí hạn hẹp vì vậy nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện chủ yếu được huy động từ nguồn vốn đấu giá đất. Trong những năm tới, sức ép về đô thị hóa, đặc biệt là huyện Hoài Đức còn một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng phải phấn đấu đạt được khi chuyển lên quận, sức ép dân số tăng, trong khi đó nguồn tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất là đất đai không tăng lên. Đất đai ngày càng trở nên có giá trị và là mối quan tâm của mọi tổ chức, người dân. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất đai đô thị đứng trước thách thức như vấn đề công bằng xã hội, giảm tỷ lệ nghèo, bảo về môi trường,… đang trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải có những chính sách được hoạch định đúng đắn phải dẫn tới thành công.
Với vai trò của đất đai là nguồn vốn cơ bản để phát triển và là chỗ dựa để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, nhưng nó lại có hạn và chỉ phát huy hết tác dụng khi nhà nước đảm bảo các quyền và thuận tiện cho việc tham gia các hoạt động của thị trường, được phân bổ và sử dụng hợp lý. Trình độ dân trí và sự kỳ vọng của người dân ngày càng cao đối với chính quyền huyện, đòi hỏi năng lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý nói chung của bộ máy quản lý Nhà nước, của chính quyền huyện phải điều chỉnh để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và đô thị. Các vấn đề này sẽ tạo ra một sức ép lớn cho chính quyền huyện cũng như các xã , thị trấn cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình quản lý.