tại Ban quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng – VPQH
4.1.1. Kế hoạch đầu tư xây dựng của Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2019 – 2025
Giai đoạn 2019 – 2025, VPQH tiếp tục triển khai nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội. Một số dự án Văn phòng Quốc hội chuẩn bị triển khai gồm:
Một làđầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc
hội tại các địa phương
Qua số liệu thống kê cho thấy có tới 48 Đoàn đại biểu Quốc hội chƣa có trụ sở riêng, đang làm việc chung trụ sở với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân hoặc các cơ quan chính quyền, đoàn thể khác. Có 15 Đoàn đại biểu Quốc hội đã đƣợc Văn phòng Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tƣ xây dựng trụ sở hoặc bàn giao trụ sở từ đơn vị khác nhƣng các trụ sở này đều đƣợc đƣa vào sử dụng đã lâu, đến nay đã xuống cấp, thiết bị, hệ thống kỹ thuật lạc hậu, …
Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội tại các địa phƣơng, Văn phòng Quốc hội đã định hƣớng, nghiên cứu lập dự án “Đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội tại các địa phƣơng”. Tổng mức đầu tƣ : 614.486 triệu đồng,
74
Hai là đầu tư xây dựng Thư viện Quốc hội
Hiện nay, toàn bộ diện tích dành cho hoạt động làm việc, tra cứu, kho sách, các không gian đọc đƣợc bố trí tại tầng hầm Nhà Quốc hội với tổng diện tích 500m2, các khu chức năng, thông tin số, nghiên cứu và tƣơng tác giữa Thƣ viện Quốc hội với độc giả chƣa đƣợc triển khai do thiếu không gian, nhiều tài liệu, sách phải xếp trồng trong kho. Nhà nƣớc Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, vì vậy Thƣ viện Quốc hội không chỉ đóng vai trò là trung tâm tƣ liệu lập pháp phục vụ cho Quốc hội mà còn phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật của hệ thống hành pháp, tƣ pháp cũng nhƣ các trƣờng đại học. Đây là một bài toán đặt ra trong sự phát triển của Thƣ viện Quốc hội. Trong thời gian tới khối lƣợng văn bản, tài liệu phiên họp sẽ ngày một gia tăng (bản giấy và bản số). Do đó việc thành lập một phòng đọc tra cứu chuyên về nghị sự là một vấn đề cấp bách đối với Thƣ viện Quốc hội. Từ thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Thƣ viện Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã định hƣớng nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ dự án Thƣ viện Quốc hội tại Lô H8, khu trung tâm chính trị Ba Đình. Chi phí đầu tƣ xây dựng: 122 tỷ đồng
Ba là đầu tư xây dựng Nhà khách Quốc hội tại 27A Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ phục vụ hoạt động của Quốc hội tại thành phố Hà Nội còn lạc hậu và phân tán, nhiều công trình đã xuống cấp, một số cơ sở còn phải đi thuê, đi mƣợn...vv. Không có địa điểm đón tiếp đƣợc toàn bộ đại biểu khi tham dự kỳ họp Quốc hội khiến việc phục vụ hội họp, ăn nghỉ, công tác đảm bảo an ninh, giao thông đi lại và chăm sóc sức khỏe gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều khoản chi cho ngân sách, gây khó khăn
75 trong thực hành tiết kiệm.
Mục tiêu của dự án là đầu tƣ xây dựng mới Nhà khách Quốc hội tại 27A Trần Hƣng Đạo sau khi phá bỏ công trình hiện trạng đã xuống cấp. Đây là nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, phục vụ ăn nghỉ của đại biểu Quốc hội trong các kỳ họp Quốc hội, của các cơ quan Quốc hội, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và dự hội nghị, hội thảo của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội tại Hà Nội.
Công trình yêu cầu đƣợc thiết kế xây dựng đúng quy trình quy phạm hiện hành, phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố, có kiến trúc đẹp, hiện đại vừa đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng trƣớc mắt vừa có thể phát triển đầu tƣ chiều sâu trong tƣơng lai. Chi phí đầu tƣ xây dựng: 351 tỷ đồng
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý các dự án ĐTXD - VPQH
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tƣ ngân sách trong đầu tƣ xây dựng công trình, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tƣ và khai thác các kết quả của đầu tƣ; Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tƣ, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật đƣợc duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lƣợng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
Trong thời gian tới, mục tiêu chính của quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng là đảm bảo việc quản lý các dự án đúng tiến độ và chất lƣợng đề ra; đẩy nhanh công tác giải ngân, thanh quyết toán công trình kịp thời tạo uy tín cho cấp trên để trong tƣơng lai đƣợc giao quản lý các dự án quan trọng hơn, có quy mô lớn hơn; đào tạo thêm các cán bộ tƣ vấn giám sát để thực hiện công tác giám sát đúng quy trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
76
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, hoàn thiện quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN có những phƣớng hƣớng cụ thể nhƣ sau:
+ Nâng cao chất lƣợng thẩm định phê duyệt các nội dung của dự án. Chất lƣợng thẩm định phê duyệt dự án là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả dự án.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hoàn thiện quy trình về thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Nâng cao vai trò của hoạt động tƣ vấn, giám sát:
Cần nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu tƣ vấn hơn nữa, lựa chọn đƣợc các nhà thầu tƣ vấn có năng lực, trình độ chuyên môn tốt.
Ban Quản lý các dự án ĐTXD cần thực sự quyết liệt hơn nữa đối với đơn vị Tƣ vấn giám sát, cần có các chế tài cụ thể đối với Tƣ vấn giám sát khi để xảy ra các lỗi soát xét hồ sơ, vi phạm về chất lƣợng công trình.
+ Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phải đúng đắn, khách quan công bằng. Nhận thức đúng vai trò lựa chọn đơn vị tốt vào tham gia dự án đối với hiệu quả thực hiện dự án. Từ đó có những biện pháp nâng cao chất lƣợng chỉ định thầu tránh cơ chế “ xin cho”.
+ Trong nghiệm thu, thanh toán thƣờng xẩy ra hiện tƣợng khối lƣợng đề nghị thanh toán lớn hơn khối lƣợng thực tế. Điều đó có thể do nhà thầu cố tình đề nghị nghiệm thu tăng không đúng khối lƣợng thực tế để hƣởng lợi hoặc ngƣời nghiệm thu không kiểm tra hoặc không phát hiện ra.
Để hạn chế tình trạng này cần có những quy định gắn chặt trách nhiệm cá nhân giám sát. Ngƣời giám sát thi công phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi nhật ký đầy đủ, ký xác nhận với nhà thầu thi công xây dựng khối lƣợng hoàn thành, khối lƣợng vật liệu đƣa vào công trƣờng…
77
Thời gian nghiệm thu phải đƣợc quy định rõ trong hợp đồng tránh để xẩy ra tình trạng cả năm không nghiệm thu, khi hết năm nghiệm thu dồn dập gây áp lực giải ngân, áp lực với khối lƣợng công việc lớn không kiểm soát đƣợc.
+ Tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ xây dựng tại VPQH đảm bảo đƣợc thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa các, cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Nâng cao chất lƣợng quản lý đối với công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN theo hƣớng chính xác, đúng chế độ, định mức giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN theo hƣớng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN. Cần cải tiến quy trình cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tƣ theo hƣớng đơn giản về thủ tục, đáp ứng tiến độ thi công công trình.
4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý các dự án ĐTXD – VPQH nguồn nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý các dự án ĐTXD – VPQH
4.2.1 Tăng cường công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm đƣợc nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp công trình. Để tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:
Quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu
78
Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu.
Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu: Hiện nay giá gói thầu thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở bằng với giá dự toán đƣợc phê duyệt, để nâng cao hiệu quả khi tổ chức đấu thầu khi xây dựng giá gói thầu cần đƣa ra một tỷ lệ giảm giá so với giá dự toán. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp có tình trạng thông thầu thì vẫn tiết kiệm đƣợc khoản kinh phí trong giá trúng thầu.
Cơ chế kiểm soát
Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. Để thực hiện đƣợc điều này, đòi hỏi Ban quản lý các dự án đầu tƣ phải quy định các hình thức xử lý nghiêm đối với những thành viên ban quản lý để lộ thông tin rò rỉ ra bên ngoài trƣớc khi tổ chức đầu thầu công khai. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt áp dụng đối với những trƣờng hợp thông thầu, dàn xếp trong đấu thầu (nếu phát hiện, có thể cấm tham gia đấu thầu trong các dự án tiếp theo trong 2 năm).
Các văn bản phê duyệt dự toán, phê duyệt giá gói thầu chỉ phát hành rộng rãi ra bên ngoài khi đã thực hiện xong việc mở thầu nhƣ vậy sẽ hạn chế bớt lƣợng thông tin bị rò rỉ.
4.2.2 Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng đầu tư xây dựng
Đối với chủ đầu tư
Phải nghiên cứu nắm rõ những quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng công trình nói chung và trong đó có quản lý chất lƣợng công trình xây dựng nói riêng. Nâng cao năng
79
lực cho các chủ thể bằng việc mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn các nghiệp vụ liên quan để các chủ đầu tƣ không thuộc phạm vi lĩnh vực xây dựng hiểu và nắm đƣợc những quy trình, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng trên cơ sở đó thực hiện tốt công việc đƣợc giao.
Trƣớc khi đấu thầu, Chủ đầu tƣ phải yêu cầu đơn vị dự kiến đấu thầu gửi hồ sơ năng lực, Chủ đầu tƣ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ năng lực của đơn vị này có đảm bảo yêu cầu về năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu, tính chất của hồ sơ thiết kế cũng nhƣ kỹ thuật thi công hay không.
Công tác thẩm tra thiết kế, giám sát công tác khảo sát và kết quả khảo sát, các Chủ đầu tƣ phải chú trọng và quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ, có hệ thống, không đƣợc coi nhẹ. Nguồn vốn phải bảo đảm bố trí theo tiến độ triển khai thi công công trình.
Đối với ban quản lý các dự án ĐTXD
- Để có hiệu quả quản lý đầu tiên và trƣớc nhất Giám đốc dự án phải thƣờng xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cũng nhƣ cọ xát để tăng thêm nhiều kinh nghiệm quản lý thì mới ra đƣợc các quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý dự án.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá năng lực, điều chuyển cán bộ, nhân viên vào vị trí thích hợp nhất, phù hợp với điều kiện năng lực của mỗi cá nhân.
- Nghiêm khắc trong công tác tự phê bình và phê bình cá nhân, bộ phận của đơn vị. Nghiêm túc nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu để kịp thời chấn chỉnh mặt yếu, bồi dƣỡng mặt mạnh, phải có những cá nhân tốt mới tạo nên tập thể tốt.
- Ngày càng xây dựng tinh thần trách nhiệm cao cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, công việc giao phải cụ thể để mỗi cá nhân, bộ phận có trách nhiệm
80
với công việc mình đƣợc giao tránh trƣờng hợp ngƣời này ỷ lại vào ngƣời kia gây mất hiệu quả công việc.
- Tạo điều kiện để cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị. Tạo không khí thi đua để nâng cao hiệu quả công việc cũng nhƣ tinh thần của cán bộ công nhân viên.
- Thống nhất, phối hợp hoạt động giữa các thành viên, bộ phận trong Ban QLDA: Xây dựng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể cho các đơn vị, phòng ban và từng cá nhân, tránh trƣờng hợp chồng chéo về quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. Có chế độ giao ban, các cuộc họp trao đổi thông tin cần thiết giữa các lãnh đạo, trƣởng phòng để có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các phòng ban chức năng và các thành viên tham gia dự án.
- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý chất lƣợng nhƣ quản lý chất lƣợng trong công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lƣợng trong quá trình thi công... Các phòng nghiệp vụ của Ban trao đổi, thảo luận đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lƣợng quản lý dự án. Hàng năm cử cán bộ, chuyên viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ nhƣ Quản lý dự án, giám sát dự án, kỹ sƣ định giá...
Tổ chức đánh giá các công trình đã hoàn thành để rút ra những kinh nghiệm trong quản lý chất lƣợng công trình cho từng thành viên trong Ban quản lý các dự án ĐTXD.
Trong các buổi sinh hoạt Đảng, chính quyền thƣờng xuyên kiểm điểm, nhắc nhở các cán bộ, chuyên viên của ban rèn luyện ý thức bản thân, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh…để nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý dự án.
Đối với đơn vị tư vấn thiết kế
81
Không nên quá lạm dụng phần mềm trong tính toán thiết kế, nên xem đó là công cụ hỗ trợ. Tƣ vấn thiết kế phải đề bạt ngƣời có chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện thiết kế; làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
Kết quả khảo sát, các tiêu chuẩn đƣợc áp dụng phù hợp cho từng công trình cụ thể với để đáp ứng đƣợc yêu cầu từng bƣớc thiết kế.
Khi lập dự án, thiết kế: phải đƣa ra đƣợc quy mô dự án, thiết kế đƣa ra cho đƣợc phƣơng án thiết kế khả thi để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện