Cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 90 - 117)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình

Trong dòng văn học viết, người viết khi sáng tác chú tâm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình, không nhất thiết quan tâm đến việc viết cho ai. Nhưng ca dao thì khác. Vốn là thơ ca trữ tình - với hình thức trò chuyện, diễn xướng, đối đáp là chủ yếu đồng thời do đặc trưng của mối quan hệ cộng đồng của người nông dân Việt Nam xưa kia mà tính chất trữ tình trò chuyện in đậm trong cảm hứng trữ tình của ca dao và trong cấu tứ, trong cách xưng hô của lời ca. Người hát bao giờ cũng muốn đem nỗi lòng mình chia sẻ với ai đó nên thường hướng vào một đối tượng cụ thể, cho dù là nói với một vật vô tri vô giác. Vậy đối tượng được phản ánh trong ca dao vùng biển, vùng mỏ có những tâm trạng sau:

3.2.2.1. Cảm thông, sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ

Trong phần khảo sát ta thấy có 192 bài ca dao nói về thân phận người dân lao động lam lũ, khổ cực. Đọc mỗi bài ca dao lại là một cảnh ngộ, một số phận dù là người phu mỏ hay ngư dân, cuộc sống của họ đầy cơ cực, vất vả. Tuy nhiên trong ca dao vùng biển, dù cuộc sống có vất vả, đối mặt với nhiều nguy cơ như người con gái trong bài ca dao dẫu có phải “bước chân xuống bùn” thì tâm trạng của đối tượng trữ tình được hiện lên là tình yêu đối với quê hương và nghề chài lưới bởi nhờ có lao động đã mở rộng ra cho cô gái sự hiểu biết về vẻ đẹp, về đặc điểm của các loài động vật dưới nước. Từ đó, khơi dậy tình yêu đối với nghề chài lưới và quê hương giàu đẹp của mình:

Ví dù em có xuống bùn Thì em mới biết cá gầu có gai

Con bơn con nhệch là hai Con còng con ghẹ có tài đào hang

Kể rằng cá đuối bơi ngang Cái đuôi có điện ra đàng làm cao...

... Kể từ mặt biển kể lên

Chim thu nhụ đé vược hên nhất đời...

Tuy nhiên, trong ca dao vùng mỏ, những người công nhân mỏ còn bị bóc lột, áp bức, trà đạp lên cả nhân phẩm, bị tước đi những quyền và điều kiện sống tối thiểu của một con người như đã nói đến ở những phần trước. Có 196 bài ca dao cất lên ẩn chứa tâm trạng đó của đối tượng trữ tình. Những lời than cất lên nghe thật xót xa:

Bốn mùa xuân hạ thu đông Đờ xuy lá nón gái không dám nhìn

Thân sao thân đến thế này Quần bao áo bị mình gầy xác ve

“Thân sao thân đến thế này” cất lên đầy bi ai, tủi nhục và nước mắt về cuộc sống không khác gì địa ngục nơi trần gian, thiếu thốn, khổ sở trăm bề. Những người phụ nữ còn đáng thương hơn khi họ cất lên tiếng thương thay cho thân phận hồng nhan của chính mình, cất lên tiếng than với “chàng” với người họ yêu dấu!

Một ngày hai bữa cơm đèn

Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng!

Đọc những câu ca dao đó lên, chắc chắn, không chỉ chàng trai được nhắc tới trong bài ca dao mà mỗi chúng ta đều xót xa, đau đớn cho những kiếp người phải sống trong cảnh lầm than, cảm thông và mong muốn được sẻ chia với họ những mất mát, đau đớn ấy.

Hàng loạt những câu ca dao không hướng tới một đối tượng cụ thể, không nói rõ tên mà chỉ gọi bằng đại từ phiếm chỉ “ai” cùng câu hỏi tu từ cất lên đầy ai oán, phẫn nộ:

- Ai sinh ra cái lò than Để tôi vất vả gian nan thế này

- Ai sinh ra cái là ngầm Để tôi đội đất lầm bầm cả đêm

- Ai đưa tôi đến chốn này Bên kia Bãi Cháy, bên này Hòn Gai

- Một ngày hai bốn đồng xu Đi sương về mù khổ lắm ai ơi!

- Hỡi ơi cùng một kiếp người Sống cơ cực đào than cho chủ

Mặc dù “ai” hướng tới một đối tượng không xác định rõ nhưng có lẽ mọi người đều thấu hiểu đó là những kẻ chủ mỏ, chủ lò, những “thằng Tây”, “ông Tây” với “mũi lõ, bụng phình”, “mặt đỏ” “mặt trắng” “mắt xanh” cùng bọn tay sai như ông cai “mặt

thì kẹo kéo, mũi dài thước Tây”. Vì thế, khi miêu tả ngoại hình, tên gọi của chúng, tác giả dân gian đều sử dụng ngôn ngữ châm biếm, đả kích, lời ca dao đầy tính trào phúng, khinh ghét, miệt thị chúng - những kẻ thống trị lộng hành, bóc lột dân ta đến sức cùng lực kiệt. Chúng trở thành nhân vật phản diện trung tâm và được miêu tả một cách sắc sảo, rõ nét, đúng với bản chất thật của mình.

Không chỉ châm biếm ngoại hình, những người phu mỏ đã dùng ngòi bút của mình vạch trần sự tàn ác của những kẻ cai than, chủ mỏ. Hàng loạt bài ca dao đã nói lên sự tàn ác, tệ đánh đập và cả những thủ đoạn dối trá, thói dâm đãng của bọn chủ mỏ như đã phân tích ở những phần trước. Đọc đến những vần thơ ấy, người đọc không khỏi phẫn nộ, trào dâng niềm căm thù đối với những kẻ cướp nước và càng cảm thông, thấu hiểu trăm ngàn đắng cay mà những người phu mỏ, những người đàn bà mỏ phải chịu. Vì thế, có những tiếng chửi đã cất lên hướng tới bọn chủ mỏ thực dân và tay sai (đã trình bày ở phần tâm trạng phẫn uất, căm giận chế đọ thực dân phong kiến của nhân vật trữ tình).

Trong ca dao truyền thống cũng như ca dao vùng biển, vùng mỏ, đã có biết bao nhiêu lời tâm sự về thân phận tủi khổ của những người dân nghèo thấp cổ bé họng thật xót xa, đau đớn. Qua đó, thế hệ mai sau cũng hiểu được phần nào nỗi thống khổ của những con người chịu ách thống trị “một cổ hai tròng” trong thời kì đen tối của đất nước Việt Nam xưa kia để cảm thông, sẻ chia chân thành.

3.2.2.2. Yêu thương, thủy chung, gắn bó

Trên thực tế, trong xã hội xưa người lao động hạnh phúc không được bao nhiêu mà buồn tủi, bất hạnh thì nhiều. Mặc dù cuộc sống “ngột ngạt” nhưng với tâm hồn dạt dào tình cảm chân dung người lao động được hiện lên vẫn trong sáng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương, thủy chung với quê hương, gia đình và với người thân yêu. Qua khảo sát, chúng tôi thấy 169 bài ca dao vùng mỏ, vùng biển cũng có tâm trạng này ở đối tượng trữ tình. Chung tâm trạng như vậy, ta cũng bắt gặp khi tìm hiểu về nhân vật trữ tình. Sở dĩ có sự trùng lặp là bởi ca dao là tiếng nói tâm tình nhằm giãi bày, chia sẻ, tìm sự cảm thông, thấu hiểu giữa con người với nhau. Và con người nhắc tới ở đây lại là những người nông dân trọng nghĩa tình nên ta bắt gặp sự tương đồng là điều dễ hiểu.

Trước hết, tình cảm yêu thương, sự gắn bó thủy chung thể hiện ở đối tượng trữ tình thông qua tình yêu, nỗi nhớ với quê hương, gia đình. Bởi quê hương, gia đình là nơi chan hòa tình thương, thanh bình, yên vui dù cuộc sống tuy có vất vả, đói nghèo. Trong ca dao vùng mỏ ta thấy rõ điều đó. Phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, bị đánh đập, bóc lột cả về thể xác và tinh thần khiến những người thợ, người phu luôn nhớ nhung về quê nhà. Tâm sự đó được nhân vật trữ tình gửi gắm vào ca dao, gửi gắm nỗi nhớ quê hương - nơi vì đói nghèo, vì nợ nần, vì những lời mộ phu ngọt ngào mà họ phải ra đi: “Hôm qua ra bến Quảng Đông/ Muốn về Nam Định mà

không có tiền”. Nhắc đến quê hương, gia đình, cảm xúc của nhân vật trữ tình thường

trùng xuống, xót xa, lắng đọng theo dòng hồi ức. Quê hương, gia đình trở thành điểm tựa trong tư tưởng để người lao động có động lực hơn trong cuộc sống, vượt qua những chuỗi ngày vất vả mưu sinh.

Đôi khi chỉ cần nhắc tới tên đất, tên miền người đọc có thể cảm nhận sâu sắc nỗi nhớ quê hương da diết trong những vần ca dao của công nhân mỏ Quảng Ninh. Bằng cách vận dụng linh hoạt chất liệu dân gian, họ đưa chính địa danh quê hương mình vào ca dao: “Có ai về tỉnh Thái Bình/ Cho tôi nhắn gửi chút tình quê hương”. Cùng chung mạch cảm xúc, tâm trạng, đối tượng trữ tình hiện lên như đồng cảm sâu sắc cùng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi nhớ, niềm thương của người con xa xứ, xa nhà nói riêng, là lòng tự hào, yêu quý quê hương, đất nước nói chung của con người vùng mỏ, vùng biển.

Trong ca dao vùng mỏ, nỗi nhớ quê hương không đơn thuần chỉ là nhớ vùng đất, địa danh mà bao giờ cũng gắn liền với gia đình. Bởi những người công nhân khi rời quê hương, bản quán ra mỏ làm phu đã để lại sau lưng cả họ hàng và những người thân yêu nhất. Biết bao cung bậc cảm xúc trong những vần ca dao bình dị. Họ thương cha mẹ “bên quán chờ con” đến “rưng rưng nước mắt”, day dứt phận mình nghèo không làm tròn đạo hiếu. Họ trăn trở vì không thể sớm hôm kề cận bên những bậc sinh thành. Họ gửi chút tình “nhớ em bé”, “thương mẹ già”, nhớ những người tri kỷ nay đã xa cách: “Cùng là bát máu xẻ đôi/ Nhà nghèo nên nỗi mỗi người một phương”.

Để rồi những người phu mỏ những ước mong: “Ước gì vài hào mua gạo mẹ

ăn/ Còn mình nhịn đói cho cam tấm lòng”. Họ trải lòng về tâm sự khi “tám năm chưa

được về quê” phải xa cha mẹ, vợ con đi làm phu sở mỏ: “Vợ con cha mẹ ở rầy nhà

quê/ Cha mong con chóng mà về/ Vợ mong con được sớm khuya tới nhà”. Họ dùng

những lời ca dao viết thành thư gửi gắm những trông cậy của bản thân về nơi quê nhà xa nhớ. Kẻ đi xa gửi gắm gia đình mình cho người ở lại cũng chính là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau: “Trước thăm anh chị ở nhà/ Sau thăm các cháu cùng là họ

đương” ; “Em nhờ anh chị ở nhà/ Trông nom giỗ tết ông bà hàng năm”. Dù trong

vất vả nhọc nhằn những người phu mỏ vẫn không quên trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và quê hương. Phải đi xa xứ không thể làm tròn bổn phận của một người chồng, một người con, của người anh, người chị… có lẽ là một trong những day dứt lớn nhất của những người công nhân mỏ. Đối tượng trữ tình là người thân thiết, hàng xóm, bạn bè cùng làng, cùng quê lại cùng cảnh ngộ nên đồng cảm sâu sắc và sẵn sàng giúp đỡ nhân vật trữ tình, đón nhận sự tin tưởng của người gửi gắm bằng tấm lòng trân trọng, không nề hà khó khăn.

Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nhân dân lao động, trong đó ca dao tình yêu là một thiên tình ca muôn điệu biểu hiện rõ nhất trong đó là hệ thống nhân vật trữ tình - đối tượng trữ tình qua hai vai giao tiếp nam - nữ, xưng hô cụ thể là anh - em, mình - ta, chàng - nàng, ta - cô... hay qua các hình ảnh ẩn dụ thuyền - bến, anh - khách má đào... được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, bạn bè, tình yêu nhưng phong phú và hấp dẫn nhất vẫn là tình yêu đôi lứa. Nhân vật trữ tình đôi khi trực tiếp thổ lộ tình cảm yêu thương như lời tỏ tình, thể hiện nỗi nhớ, mơ ước hòa hợp nên duyên vợ chồng. Đáp lại tấm chân tình, đối tượng trữ tình có khi e ấp, ngượng ngùng nhận lời;

- Bây giờ kì ngộ hai ta Đá gì nung đốt mà ra vôi này

Ăn vào nước đỏ lại cay

Thì nàng giảng hết anh nay được tường...

Cũng có khi lại chưa đồng ý đi đến cuối đường hạnh phúc với người yêu mà còn muốn thử thách tình yêu;

- Công anh xuống xuống lên lên Mòn quần rách áo vì duyên cô nàng

Cũng có khi tình cảm thắm thiết, mặn nồng họ lại cùng chung ước mơ về một mái nhà hạnh phúc, sum vầy

- Thuyền đã đến bến, bến ơi Cắm sào cho chặt lên chơi ăn trầu

Thuyền đến bến chẳng lên chơi Để em vặt ngọn mồng tơi bắc cầu

Đến với tình yêu, con người thường trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc và thể hiện rõ nhất tâm trạng của mình.

3.2.2.3. Cùng ý chí đấu tranh

Kể từ khi Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ ra đời năm 1988 nhằm khai thác than đá ở Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, thì giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng đã hình thành và ra đời, ngày càng trưởng thành. Chính trong cuộc sống như đọa đày nơi đây, những người thợ mỏ đã cất lên tiếng lòng của mình qua các bài ca dao. Ca dao vùng mỏ chủ yếu do những người thợ mỏ sáng tác. Và đối tượng được hướng tới trong các bài ca dao này cũng là những người công nhân mỏ. Bởi họ cùng chung cảnh ngộ, nguồn gốc xuất thân, cùng số phận bị bóc lột đến cùng kiệt, phải sống trong một hoàn cảnh cơ cực, điều kiện vật chất thiếu thốn đủ đường, chịu nhiều bệnh tật và tai nạn lao động. Vì thế, giống như nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình cũng mang ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột giống như vậy. (Phần này đã làm rõ ở diện mạo của nhân vật trữ tình là người lao động có ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột).

Dưới ách thống trị tàn bạo, những người lao động vùng mỏ đã kêu gọi, động viên nhau đứng dậy đấu tranh. Họ gọi nhau bằng những từ ngữ rất thân thiết, họ coi nhau như anh em, nhắc nhở nhau chớ có nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của kẻ mộ phu, chủ lò, không vào làm ở những nơi mà kẻ bất nhân cai trị:

Hỡi anh em các người làm mỏ Làm lò ông Thuận mất quyền lợi to

Và kết quả của lời nhắc nhở ấy là: “Anh em ta đấm b... vào”. Họ cùng nhau không nghe theo tiếng gọi lọc lừa của chủ mỏ. Đôi lúc, lời căn dặn của nhân vật trữ tình lại hướng vào một đối tượng nào đó rất chung chung:

Ai ơi chớ có tham tiền Dễ bị kẻ xấu xỏ xiên gạt lừa

Lời kêu gọi “các anh, các chị” - những người đang bán mạng sống của mình trong các hầm lò, hầm mỏ đã có tác dụng cổ vũ rất lớn. Nó tạo thành sức mạnh vô hình khiến họ cùng nhau đứng dậy, nắm tay đoàn kết, người góp công góp sức, người góp gạo tiền cùng nhau quyết chí một lòng tiêu diệt, chống lại ách cai trị của kẻ thù:

Nào anh, nào chị nắm tay

Cuộc đấu tranh này chỉ thắng không thua Nhìn cờ trên núi Bài Thơ

Báo ân báo oán đến giờ rồi đây! Bà con giúp gạo giúp tiền

Xiết chặt đội ngũ tiến lên chớ lùi Noi gương Cách mệnh tháng Mười Phá tan xiềng xích xay đời tự do

Họ gọi nhau là “lao công thuyền thợ chúng mình”. Chỉ hai chữ “chúng mình” cất lên sao thật thân thiết, gần gũi như trong một nhà, có tác dụng lay động tâm hồn con người đến thế. Họ biết dùng “nhân tâm” để hướng mọi người, mọi đối tượng không phân biệt gái trai, già trẻ miễn là đang sống và làm việc dưới danh nghĩa “công nhân mỏ” cùng nhau:

- Đồng tâm kỉ luật chung tình đấu tranh - Hợp đoàn làm một chung tay chung lòng Cùng nhau ủng hộ đình công!

Bài học “Kỷ luật, đồng tâm” đã đồng hành với cuộc đấu tranh của đội ngũ công nhân mỏ trong các chặng đường đấu tranh cách mạng. Những người công nhân, anh thợ cuốc ấy đã nêu cao quyết tâm trên dưới một lòng cùng đứng dậy đấu tranh, phản kháng bằng hành động mạnh mẽ:

- Công nhân ta quyết một lòng

Phá tan xiềng xích cùm gông, ngai vàng. Hỡi anh thợ cuốc than, nhà máy

Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm...

Có lẽ, do đồng cảm và thấu hiểu cảnh ngộ của nhau nên dù là nhân vật hay đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 90 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)