Diện mạo nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 39 - 57)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Diện mạo nhân vật trữ tình

2.2.1.1. Là người dân lao động cần cù, chịu khó

Qua bảng khảo sát ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình là những người dân lao động cần cù, chịu khó chiếm số lượng rất lớn 172/577 bài, chiếm gần 30% số lượng các bài ca dao. Điều đó rất dễ lí giải bởi lẽ từ xa xưa, nước ta là một nước nông nghiệp, cần nhiều lực lượng lao động tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Chính vì thế đòi hỏi người lao động phải cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó:

Dẫu rằng chí thiếu tài hèn Chịu khó nhẫn nại cũng nên cơ đồ

Những đức tính ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người nông dân, trở thành một trong những phẩm chất quý báu, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cho nên, hình ảnh người nông dân trong ca dao trữ tình có người nông dân làm ruộng, làm thợ, làm nghề sông nước được hiện lên là những con người cả cuộc đời họ bầu bạn chủ yếu với đồng ruộng, sông rạch, cây trái, cá tôm... lam lũ nhưng chịu thương chịu khó.

Nhớ khi con ốc con tôm

Nghĩ đêm hôm tối sờ mò không đăng Được cân đổi bán mà ăn Giàu thì thặm túi mua khăn Nghèo thì kiếm được bữa ăn cho cùng

Cuộc sống vùng biển nhiều thăng trầm, nay đây mai đó, luôn phải chống chọi với những tai ương bất ngờ mà biển cả mang lại. Thế nhưng, chính cuộc sống sinh tồn song hành với biển khơi đã hình thành nên tính cách không chỉ phóng khoáng trong suy nghĩ mà còn rất hăng say trong lao động, luôn cần mẫn, chăm chỉ xây dựng cuộc đời:

Chèo non vượt bể ra khơi Tay chèo tay lái khắp nơi tung hoành

Vạn Ninh xẻ ván bán thuyền Bầu đàn thê tử về miền Cửa Ông

Không chỉ hăng say lao động với nghề nghiệp bằng đức tính cần cù chịu khó mà họ còn nỗ lực bằng tình yêu và ý chí cao độ, vượt lên hết khó khăn:

Giai thì gắng sức ra công

Nửa đêm gà gáy xuống sông mà mò Số khá thì ông trời cho

Ngọc điệp, ngọc só cho chí hà, trai... Các hạng con gái nữ nhi

Một sớm hai buổi phải đi hầu hà

Qua khảo sát, chúng tôi thu được 118 bài hướng đến hình tượng nhân vật trữ tình là người lao động miền núi. Họ là những người vốn phải rời xa quê hương vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo: “Nam Định là chốn quê nhà/ Có ai về mộ cu ly ra

làm/ Anh em cơm nắm ra Nam/ Theo ông cai mộ đi làm mỏ than” và gắn bó chặt chẽ với môi trường khai thác mỏ, chịu sự áp bức trực tiếp từ thực dân Pháp, luôn phải chịu trăm đắng ngàn cay trong cuộc sống... Chính vì thế mà những người thợ mỏ càng cố gắng bội phần, vươn lên, chịu khó lao động:

Người thì ghè đá nung vôi Người thì vác gỗ ai coi cho tường...

Người thì xẻ đất đắp đường Người thì đánh sắt ở trong lò rèn

Dù phải đối mặt với bao hiểm nguy, khó khăn: “Kìa khe nước độc, nọ ông

hùm già” thì những người lao động ấy vẫn chăm chỉ, miệt mài lao động, miệt mài với

ngành than:

Sông sâu đã có người dò Than sâu đã có thợ lò đào than

Đặc biệt là những người phu mỏ, dù biết dấn thân vào hầm lò là đối mặt với tử thần, dấn thân vào nghề làm mỏ là nghề cực khổ nhưng họ vẫn cố gắng, chịu lam chịu làm:

Suốt ngày cặm cụi lao lung Than già, đá rắn cũng không quản gì

Lên tầng đường thẳm dốc dài Đèo cao chịu khó mà nhoai lên tầng

Mưa phùn gió bấc ầm ầm Bảo nhau chịu khó gắng công mà làm

Như vậy, từ bao đời nay, hình ảnh người lao động chăm chỉ, siêng năng, chịu khó đã trở thành hình ảnh quen thuộc không chỉ trong ca dao nói riêng mà trong lịch sử dân tộc nói chung, làm nên phẩm chất quý giá của người lao động Việt Nam. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh để người lao động tiếp tục cố gắng, vươn lên trong cuộc sống, thậm chí dám đứng lên để đấu tranh.

2.2.1.2. Là người lao động có ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy có một lượng không nhỏ các bài ca dao là tiếng nói của người lao động tố cáo bộ mặt thực dân và tay sai, thể hiện ý chí đấu

tranh chống áp bức bóc lột và được tập trung ở mảng ca dao vùng mỏ là chủ yếu. Bởi như một một lẽ tất yếu, những người phu mỏ phải chịu sự bóc lột, thống trị vô cùng dã man của chính quyền thực dân Pháp - những kẻ mang danh “khai hóa”, “văn minh” sang cho nhân dân ta và “con giun xéo lắm cũng quằn”, người lao động chịu quá nhiều tầng áp bức đã cất lên tiếng nói phản kháng, tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân, chủ mỏ, tay sai, phơi bày hiện thực ở các khu mỏ. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của người phu mỏ được thể hiện thông qua một loạt bài ca dao phản ánh, tố cáo với hình thức là những câu hỏi tu từ được tác giả dân gian sử dụng như xoáy vào hiện thực bất công, ngang trái:

Ai sinh ra cái sở than Để ta vất vả gian nan thế này?

Trời làm chi cực lắm trời

Thân trâu, kiếp ngựa cuộc đời tối tăm? Hỏi cùng đất thấp trời cao

Cuộc đời phu mỏ khổ nào khổ hơn?

Với cách dùng xưng hô ngôi thứ nhất “tôi” kèm với đại từ phiếm chỉ “ai” cùng câu hỏi tư từ không cần lời đáp thường là lời của người công nhân mỏ, lên tiếng một cách mạnh mẽ về số phận của mình, thốt lên từ môi trường cuộc sống Đó không còn là sự cam chịu trong nhẫn nhục “Công việc khoán nặng, khoán cao/ Làm mà không được, xơi bao mũi giày/ Mồm quát tháo, chân tay đá, tát/ Đánh đập rồi cúp phạt hết lương/ Đau thương khổ nhục trăm đường/ Sống trong roi vọt, đau thương đủ đường”

mà đó là những sự oán trách, những lời bất bình về cuộc sống lam lũ, khổ cực, không được sống với những quyền lợi và điều kiện vật chất tối thiểu dành cho con người. Họ hỏi “ai”, hỏi trời, hỏi đất nhưng với hình thức là câu hỏi tu từ thì ngay trong câu hỏi thực ra “câu trả lời” đã có sẵn. Những người phu mỏ hiểu rõ về nguyên nhân gây ra sự khổ cực cho mình, hiểu rõ bản chất của lũ quan Tây, chủ thầu, cai mỏ... nên cất thành tiếng oán trách, tiếng than.

Không chỉ có tiếng trách than mà họ còn cất thành tiếng chửi:

Đất Cẩm Phả là mồ thất nghiệp Làm phu phen thảm thiết lắm thay

Chém cha thằng nhượng mỏ này Để cho tao sống những ngày khổ đau

Chém cha cái kiếp thợ lò

Nghề chống gỗ ngược băn bo suốt đời - Chém cha những kẻ sang giàu Cậy thần cậy thế cúi đầu nịnh Tây

- Cha đời đồ chó, đồ dê mạt đời

Tiếng chửi “chém cha”, “cha đời đồ chó, đồ dê mạt đời” được cất lên thể hiện sự phản kháng mãnh liệt, sự phẫn uất cao độ của người phu mỏ, thợ lò. Mặc dù trong 577 bài, tiếng chửi ấy mặc dù chỉ được cất lên 5 lần, nhưng mỗi lần đều thể hiện được ý chí đấu tranh cao độ của người lao động trước những bất công mà họ phải chịu đựng.

Từ những lời oán than, sự bất bình của người phu mỏ đã chuyển sang kêu gọi:

Con giun xéo lắm cũng quằn Vùng lên ta quyết đấu tranh phen này

Ý thức đấu tranh, phản kháng lại của những người phu mỏ ngày càng lên cao và bộc lộ rõ nét, quyết liệt khi được ánh sáng của Đảng, của Cách mạng soi đường, chỉ lối. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác Hồ, những người thợ mỏ kêu gọi, tuyên truyền cho nhau nâng cao tinh thần, ý chí Cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc nhất định thắng lợi:

Nào anh, nào chị nắm tay

Cuộc đấu tranh này chỉ thắng không thua Nhìn cờ trên núi Bài Thơ

Báo ân báo oán đến giờ rồi đây! Bà con giúp gạo giúp tiền

Xiết chặt đội ngũ tiến lên chớ lùi Noi gương Cách mệnh tháng Mười Phá tan xiềng xích xay đời tự do

Họ đã biết phản bác lại lời “ngon ngọt khoe khoang” mộ phu của kẻ chủ mỏ, chủ lò:

Hỡi anh em các người làm mỏ Tay mi-nơ sẵn có nghề riêng Làm đâu cũng lấy bằng tiền

Làm lò ông Thuận mất quyền lợi to

Không chỉ kêu gọi, những người công nhân còn nhắc nhau kiên định “chớ có tham tiền” để không bị dụ dỗ, lừa gạt đồng thời giữ vững ý chí đấu tranh:

Ai ơi chớ có tham tiền Dễ bị kẻ xấu xỏ xiên gạt lừa Lao công thuyền thợ chúng mình Đồng tâm kỉ luật chung tình đấu tranh

Với ý thức đấu tranh cao độ những người lao động đã đứng dậy phản kháng bằng hành động mạnh mẽ:

Dù cho thiếu thốn gian nan Cũng phải bắt chủ chịu bàn mới thôi

Đình công nhất quyết đình công Chủ chưa chấp thuận ta không đi làm

Công nhân ta quyết một lòng Phá tan xiềng xích cùm gông, ngai vàng.

Hỡi anh thợ cuốc than, nhà máy Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm...

Những hành động ấy đã mang lại thắng lợi to lớn cho cuộc tổng đình công cuối năm 1936 (từ 12/11/1936 đến 20/11/1936) của công nhân vùng mỏ đạt được sau những ngày tháng bị bóc lột, ức hiếp một cách vô lí, dã man.

Như vậy, từ những năm tháng bị đàn áp, đánh đập đến tàn tạ, sức cùng lực kiệt trong các hầm lò, những người công nhân mỏ nhờ đi theo con đường Cách mạng, đến với ánh sáng của Đảng và họ đã trưởng thành. Họ đã cho bọn thực dân, chủ mỏ thấy, thợ mỏ Quảng Ninh không phải là những công cụ làm việc biết nói mà là những con người xứng đáng được hưởng quyền tự do, dân chủ, được hưởng đãi ngộ và trả lương

theo đúng công sức của mình. Chính sự đoàn kết của công nhân mỏ đã tạo ra nên một sức mạnh to lớn, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc đấu tranh giải phóng đất mỏ, trả quyền làm chủ về tay nhân dân lao động.

2.2.1.3. Là những chàng trai, cô gái có tình yêu chân thật, bộc trực, thủy chung

Tình yêu đôi lứa vốn là đề tài khơi nguồn cảm hứng bất tận không chỉ cho các thi nhân mà ngay cả trong kho tàng ca dao - dân ca truyền thống nó cũng chiếm một số lượng không nhỏ bởi “Thật khó định nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu). Tình yêu chân thật chỉ đến với những tâm hồn cao thượng, có sự đồng điệu, thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia cho nhau. Vì thế những câu ca dao hay nhất, những khúc hát đẹp nhất phần lớn đều nói về tình yêu với những cung bậc sắc thái khác nhau. Vậy nên biết bao lời tự tình đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người dân Việt Nam - những con người cần cù lao động nhưng không kém phần tinh tế, nhạy cảm khi gửi gắm tình cảm, nỗi lòng của mình vào những vần thơ, giai điệu nhẹ nhàng.

Trong kho tàng ca dao người Việt, bài ca về tình yêu lứa đôi của các cô gái, chàng trai (còn gọi là bài ca giao duyên) có số lượng phong phú nhất. Đây không phải là nhận xét chủ quan của các nhà nghiên cứu, mà là thực tế tồn tại của các bài ca và thực tế kết quả sưu tầm. Qua phần khảo sát ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình là những chàng trai, cô gái có tình yêu chân thật, thủy chung cũng chiếm số lượng nhiều nhất, được thể hiện đa dạng, phong phú từ nội dung cho đến hình thức thể hiện có 177 bài chiếm 30,7% và được thể hiện chủ yếu ở mảng ca dao vùng biển. Sự phong phú ấy có thể lí giải là vì thơ ca là thú vui khuây khỏa sâu sắc đối với người nông dân Việt Nam. Họ làm thơ bất cứ lúc nào, luôn luôn sẵn sàng thể hiện cảm xúc của mình với người khác bằng những câu thơ để hát ngay lên được, nhất là môi trường sinh hoạt ở vùng biển như Quảng Ninh. Vì thế, ca dao chủ yếu được sáng tác trong hoàn cảnh hát đối ca nam nữ. Theo nhà nghiên cứu Lê Trường Phát trong cuốn “Thi pháp Văn học dân gian” cho rằng: “Phần lớn ca dao cổ truyền (đối ca giao duyên nam nữ, hát ru) được làm theo lối này. Đây chính là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca. Chủ thể trữ tình của những bài ca dao theo kiểu kết cấu này phổ biến là những chàng trai và cô gái trong những cuộc hát giao duyên, ngoài ra có thể là những người bà, người

mẹ, người chị khi cất tiếng ru con, ru em.” [17, tr.137] Thứ hai, vì tình yêu lứa đôi là

C.Mác nhận xét, là cái trục cho thơ ca bao đời xoay quanh. Thứ ba, ca dao - dân ca cổ truyền phát triển, nở rộ vào giai đoạn chế độ phong kiến đè nén, áp bức con người. Trong xã hội đó, “Nam nữ thụ thụ bất thân” nên tình yêu lứa đôi tự do của các chàng trai, cô gái bị cấm đoán. Tuy nhiên, càng bị gò ép, cấm đoán, nam nữ thanh niên càng muốn “tháo cũi sổ lồng”. Ca dao tình yêu là hình thức để họ thoát ra khỏi vòng lễ giáo phong kiến, thực sự sống trọn vẹn với con người mình.

Trong ca dao tục ngữ Việt Nam, bài ca về tình yêu lứa đôi có nội dung rất đa dạng với nội dung chính là ước mơ gặp gỡ, yêu thương, kết duyên và những phiền muộn, đau khổ do phải xa cách, chia lìa, hoặc do những tục lệ khắc nghiệt, hủ lậu trong gia đình và xã hội... Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy được thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhưng luôn được hiện lên thật chân thành mộc mạc, thủy chung sắt son như một. Đó có khi là những lời tỏ tình thật ý nhị của chàng trai đối với cô gái mình thầm thương mến: “Cô kia cắt cỏ một mình/ Cho anh cắt với chung tình làm đôi/ Cô

còn cắt nữa hay thôi/ Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng”, có khi là những nhung nhớ

rất đỗi chân thành của cô gái với chàng trai mình yêu: “Có đêm tạc đá ghi vàng/ Ngày

nào em chẳng nhớ chàng chàng ơi”, có khi lại là lời thề nguyền son sắt thủy chung:

“Rủ nhau xuống biển mò cua/ Đem về nấu quả mơ chua trên rừng/ Em ơi, chua ngọt đã từng/ Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau”, “Thuyền về có nhớ bến chăng/

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Dù là cung bậc cảm xúc nào thì tình yêu

trong ca dao truyền thống đều rất đỗi duyên dáng, chân thật, thủy chung, mang đậm dấu ấn quê hương thanh bình.

Trong các bài ca dao ấy, dù là cách nói trực tiếp hay ẩn dụ, ví von... vẫn hiện lên hình ảnh hai nhân vật đang bộc bạch nỗi lòng hoặc dò ý, trao lời. Trước tiên, chúng tôi khảo sát về diện mạo của nhân vật trữ tình trong các bài ca dao về tình yêu đôi lứa là những chàng trai và cô gái (nhân vật chính) với những ước nguyện được làm quen, gần gũi, tỏ tình, hờn giận, ghen tuông, cưới hỏi và kết duyên vợ chồng… Họ được thể hiện trực tiếp con người mình qua tên gọi và cách xưng hô như “chàng trai”, “cô gái”, “chàng”, “thiếp”, “anh”, “em”, “mình”, “ta”, “nàng”, “vợ”, “chồng”... Chung quanh họ là các nhân vật thứ yếu như ông bà, cha mẹ, bè bạn...

Mở đầu cho một cuộc tình luôn là những lời tỏ tình chân thành từ các chàng trai, nhất là trong ca dao vùng mỏ, mặc dù số lượng những bài ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa giữa chàng trai và cô gái trước Cách mạng tháng tám rất ít (12 bài) do đặc trưng của ca dao vùng mỏ trước cách mạng phản ánh chủ yếu về cuộc sống, ý chí niềm tin của người phu mỏ và phơi bày bọ mặt tàn ác của bọn tay sai và thực dân. Và không giống như ca dao trữ tình nói chung, tình yêu trong ca dao vùng mỏ là tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 39 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)