7. Đóng góp của luận văn
2.2.2. Tâm trạng nhân vật trữ tình
Ca dao ra đời và tìm thi hứng ở ngay trong đời sống vốn diễn ra hằng ngày từ những mảnh đời vốn thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, những đắng cay tủi nhục của nhân dân lao động đầy xót xa. Vì thế ca dao diễn tả sâu sắc những nỗi thống khổ cũng như những khát vọng về quyền sống, quyền tự do tinh thần của con người bị áp bức, nỗi bất bình của nhân dân đối với chế độ phong kiến hà khắc. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh có khó khăn như thế thì những người dân cần cù, chăm chỉ ấy vẫn ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn với những tình cảm yêu thương ấm áp, chung thủy, nhân nghĩa, những nhịp đập bồi hồi của con tim khi có niềm vui. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy được ca dao diễn tả rất sâu sắc, tinh tế thông qua tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình hiển ngôn là hình tượng con người trực tiếp thổ lộ tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc trong lời ca, cách xưng hô biểu hiện các trạng thái tình cảm khác nhau. Nhân vật trữ tình biểu tượng là con người mượn các biểu tượng có trong các hiện tượng tự nhiên và các vật thể nhân tạo, để bộc bạch những tâm sự, tình cảm, tình yêu. Qua phần khảo sát, chúng ta có thể thấy được một cách khá toàn diện những cảm xúc, đời sống tinh thần, ước mơ tình cảm và nguyện vọng của nhân dân lao động ngày xưa qua tâm trạng của nhân vật trữ tình.
2.2.2.1. Tự hào, yêu quí quê hương con người làng biển
Quê hương! Hai tiếng gọi giản dị mà cũng rất thiêng liêng, tha thiết! Bởi lẽ đó là nơi ta đã sinh ra, cất tiếng khóc chào đời và cũng là nơi nuôi dưỡng, chở che cho ta trưởng thành. Ta lớn lên trong vòng tay vỗ về và dòng sữa ngọt ngào của mẹ và quê hương cũng chính là người mẹ thứ hai - người mẹ tinh thần đã nuôi lớn ta. Tất cả như ăn sâu vào máu thịt, tâm hồn của mỗi người. Không những thế, do sống trong môi trường sản xuất nông nghiệp, người dân đã hình thành trong mình tính cộng đồng cao, trọng tình nghĩa, đặc biệt là luôn hướng về nguồn cội. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, con người bản quán, tổ tiên mình, như cây
có cội, như nước có nguồn: “Cây có gốc nảy cành xanh ngọn/ Nước tận nguồn tiễn
rộng đến biển khơi”. Người nông dân tự hào về làng mình với cảnh vật rất đỗi thân
quen: “Làng tôi có lũy tre xanh/ Có cây tắm mát chảy quanh xóm làng”, “Làng ta
phong cảnh hữu tình/ Dân cư đông đúc như hình con long”. Họ cũng thường giới
thiệu, khoe cái đặc sắc của phong cảnh, sản vật, con người quê hương mình với niềm tự hào. Hàng loạt những tên làng, tên đất cụ thể đã được nêu ra: “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh/ Ai lên xứ Lạng cùng anh/ Bõ công bác
mẹ sinh thành ra em”, “Nhất cao là núi Ba Vì/ Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”.
Ở những bài ca đao này, ta thường gặp các công thức truyền thống, như công thức địa danh - phong cảnh, địa danh - sản vật, địa danh - con người, công thức xếp hạng, bình giá cảnh vật. Đằng sau những công thức truyền thống, những lời ca như thế là lòng tự hào về quê hương xứ sở, là tình quê, tình người lan tỏa nhẹ nhàng mà rất sâu lắng. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình. Tuy nhiên, trong phần khảo sát về ca dao vùng mỏ thì tình cảm dành cho quê hương, con người làng biển không được đề cập do nội dung phản ánh và đặc trưng của ca dao vùng mỏ chi phối.
Trong ca dao vùng biển Quảng Ninh có rất nhiều câu ca dao đằm thắm, trữ tình (53 bài) mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho con người, quê hương làng biển. Quảng Ninh là nơi có nền văn hoá lâu đời và liên tục. Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân phối tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn nổi tiếng. Từ đầu thế kỷ XIX, người ta đã thấy sự có mặt của ngư dân trên vịnh Hạ Long mà hậu duệ của họ là những người dân chài sống trên các làng chài Ba Hang, Cống Tàu, Vông Viêng, Cửa Vạn... ngày nay. Họ lấy thuyền, bè làm nhà và chọn vịnh làm quê hương. Biển cả là cuộc sống, là “mẹ”, là linh hồn của mỗi con người nơi đây. Cũng giống ca dao truyền thống, tên những địa danh, những sản vật quen thuộc của vùng biển được nhắc tới với niềm tự hào sâu sắc:
Vạn Ninh xẻ ván bán thuyền Bầu đàn thê tử về miền Cửa Ông
Giai thì gắng sức ra công Nửa đêm gà gáy xuống sông mà mò
Số khá thì ông trời cho Ngọc điệp, ngọc sò cho chí hà, trai
Vài lạng thì cũng phát tài Mang về đổi bán cho ai hài lòng
Một lạng trăm mấy mươi đồng Bây giờ nhà ngói gỗ thông thiếu gì
Các hạng con gái nữ nhi Một sớm hai buổi phải đi hầu hà
Nhà gần ra biển không xa Cho nên cua ghẹ thật là lắm thay
Biển cả như người mẹ chở che cho những đứa con trong mỗi chuyến ra khơi xa, chăm sóc, nuôi sống và làm giàu cho những người con của biển “phát tài”. Vì thế, từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời, những con người làng chài đã sống và gắn bó cả cuộc đời mình với biển bằng một tình yêu tha thiết, sự biết ơn sâu nặng. Cho nên, dù cuộc sống vất vả, lênh đênh nhưng bằng tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, họ đã sáng tạo nên những câu hát ca ngợi mảnh đất quê hương, những lời ca giao duyên trữ tình, gửi gắm biết bao tâm tư, tình cảm của người dân làng chài truyền lại cho con cháu.
Làng chài này xã Ninh Dương Khách mở lò bát lợi đường cho dân
Tầm tầm chẳng phú chẳng bẩn Giai thì gắng sức ra công nặn nồi
Vĩnh Thực lắm núi đồi cao Làm rọ săn khỉ để vào bắt chơi
Cuộc sống, sinh hoạt, kiếm sống…trên biển đã tạo ra những nét văn hóa đặc trưng riêng cho người dân làng chài ở Quảng Ninh. Họ rất gắn bó, am hiểu và tự hào về vùng biển quê hương mình. Cô gái trong bài ca dao “Chắn đăng” đã thể hiện tình yêu thương tha thiết đối với quê hương:
Em đây chính thực anh hùng Em đi chắn lưới ở vùng Vạn Hoa
Chắn từ Cái Rồng mà ra Chắn đến Sà Kẹp chắn qua Bãi Dài
Cái Bàn chắn từ Hòn Gai
Chắn sang Cây Khế, Cái Đài, Hai Hôm Vụng Đài thấp nước bồn chồn Cửa Mô sóng vỗ đầu cồn lao xao
Rồi ra ta sẽ chèo vào Lò Vôi chốn ấy ta vào chắn chơi
Bài ca chỉ nói về việc chắn đăng - cách giăng lưới dài ở vùng vịnh hay vịnh sâu để đánh cá theo con nước để cá mắc vào lưới. Nhưng cô gái giăng lưới ở những đâu? Một hoạt các ngư trường, những bãi đánh cá nổi tiếng của Quảng Ninh đã được gọi tên ra: từ đảo Vạn Hoa đến Cái Bầu, Cái Rồng, Sà khẹp, Bãi Dài... Với thể thơ lục bát uyển chuyển cùng nghệ thuật liệt kê, kết cấu “từ...đến...” một loạt các địa danh ngư trường liên tiếp như hiện ra trước mắt chàng trai, không gian trải dài mênh mông, vô tận từ vùng đất này đến vùng đất khác. Không những thế, bài ca còn ngầm chứa cả lời tỏ tình của cô gái đối với chàng trai:
Em đây ngỏ thực anh tường Để anh biết thực mọi đường chắn đăng
Như vậy, bài ca dao không chỉ thể hiện được niềm tự hào, hãnh diện của cô gái về sự giàu có, trù phú của quê hương mà còn tự hào về những con người trên quê hương vừa giỏi nghề đi biển, chài lưới lại giỏi làm kinh tế và có đời sống tinh thần phong phú:
Thứ nhất Trà Cổ thông thương Trai thì bách nghệ những đường bán buôn
Gái thì lên bể xuống nguồn Nửa đêm gà gáy ra luồn vào trong
Những người con ăn sóng nói gió, tính tình cương trực, phóng khoáng giỏi giang với tình yêu, niềm tự hào, biết ơn đối với quê hương, con người làng biển chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
2.2.2.2. Phẫn uất, căm giận chế độ thực dân phong kiến
Trong xã hội cũ, người nông dân, công nhân phải chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột. Đó là sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến và sự áp bức bóc lột của kẻ thù xâm lược. Họ chịu cảnh “một cổ hai tròng”: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là
giặc, cướp ngày là quan”. Vì thế, không ít bài ca dao là tiếng nói phẫn uất, trào lộng, châm biếm đả kích đối với chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời.
Ca dao vùng mỏ cũng vậy. Không chỉ phản ánh số phận của những người phu mỏ mà còn là tiếng nói tố cáo những kẻ chủ mỏ và bè lũ tay sai với thái độ phẫn uất, căm giận cao độ thông qua 150 bài ca dao vùng mỏ. Tâm trạng ấy là hệ quả tất yếu của những áp bức, bóc lột mà người phu mỏ phải chịu.
Những phu mỏ hầu hết đều xuất thân từ nông dân nghèo ở các cùng quê. Dưới chế độ cũ, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, đói rách, lầm than, chịu cảnh mất mùa vì thiên tai, vì chế độ bóc lột hà khắc của thực dân phong kiến nên họ phải bỏ làng, bỏ nhà bỏ cửa đi làm thuê trong các hầm mỏ một cách rẻ mạt cho chúng. Không những thế, bọn thực dân còn đưa ra các luận điệu lừa bịp, xảo trá bằng cách gieo niềm tin ảo vào những người nông dân về rừng vàng biển bạc, về nơi có xe cộ, phố phường tấp nập mà họ sắp tới sẽ giúp họ thoát khỏi đói nghèo, có dịp nở mày nở mặt khi trở lại quê hương. Thế nhưng, tất cả chỉ là sự bịp bợm một cách trắng trợn của bọn thực dân vì thực tế họ lại rơi vào một địa ngục trần gian khác. Một loạt bài ca dao nói lên nỗi niềm đắng cay, cơ hàn của kẻ xa quê hương với bao chua xót, ngậm ngùi khi sa chân vào nơi “nước độc, hùm già”, có đi mà không có về:
- Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đến đây mới biết đường không lối về - Trót nghe bầu bạn ra đây
Lạ thung, lạ thổ, lạ cây, lạ nhà. Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát Huyện Hoành Bồ đá cát mênh mông Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già Vui gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân - Nghe đồn ở mỏ thảnh thơi Khi ra chỉ những ăn roi cặc bò Thằng Tây mặt đỏ, bụng to
- Nghe Cẩm Phả rừng vàng, biển bạc Lũ dân nghèo dẫn xác ra đây
Thân lươn đâu quản vũng lầy Lầm than lại có thứ này bằng hai.
Người công nhân mỏ chính là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân trong chế độ thuộc địa. Họ chịu sự bóc lột dã man của chủ mỏ thời Pháp với chính sách thâm độc: đòn roi, cúp lương, ăn bớt tiền gạo... khiến cuộc sống rơi vào bể khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, ốm đau bệnh tật...
- Công việc khoán nặng, khoán cao Làm mà không được, xơi bao mũi giầy Mồm quát tháo, chân tay đá, tát
Đánh đập rồi cúp phạt hết lương Đau thương khổ nhục trăm đường Sống trong roi vọt bất công, tủi hờn Kẻ đút lễ, đút tiền thầu khoán Bóc lột người tới tận tủy xương Chuyên môn xoay xở quỵt lương Làm mỏ sáu tháng, phát lương một kỳ
- Ông cai ơi hỡi ông cai
Công tôi làm đúng được hai mươi ngày Làm sao mà đến kỳ vay
Công hai mươi ngày, hụt mất hào tư ?
Thậm chí chúng còn cố tình đầu độc người công nhân bằng những tệ nạn: nhà chứa, sòng bạc, hút thuốc phiện và rượu chè...
- Hàng thực phẩm phần nhiều khan hiếm Riêng mặt hàng thuốc phiện rẻ hơn
Vây nên có lắm kẻ nghiền
Cả người da trắng da đen cũng nhiều . - Anh thì bạn với ma men
Anh thì bạn với ả phiền làng chơi . Kỳ lương hết nhẵn tiền rồi
Đặc biệt là người phụ nữ mỏ còn bị chúng trà đạp lên cả nhân phẩm một cách trắng trợn:
“Mình ơi có thấu cho không
Thầy sếp thèm muốn cái mông em hoài Không cho mất việc như chơi
Cho thì mắc tội với người em yêu.”
Những câu ca dao nghe thật xót xa làm sao! Đằng sau sự thật đầy đau đớn, đằng sau thảm cảnh muôn hình vạn trạng mà người phu mỏ phải chịu đựng ấy chính là tâm trạng căm giận, sự uất hận vô biên của những người thợ mỏ đối với bọn thực dân Pháp - những kẻ mang danh khai hóa văn minh nhưng thực chất lại trăm phương ngàn kế tìm mọi cách bóc lột, đểu hủy diệt con người đến cùng kiệt không khác gì cầm thú.
Nỗi bất bình, sự phẫn uất với hiện thực bất công, ngang trái ấy được đúc kết thành những câu hỏi tu từ, những tiếng than cất lên với trời, những câu hỏi vang vọng lên tận trời xanh, xoáy sâu vào tâm can của mọi người đến đau đớn, tê tái:
- Ai sinh ra cái lò than Để tôi vất vả gian nan thế này?
- Trời làm chi cực lắm trời
Thân trâu, kiếp ngựa cuộc đời tối tăm? - Hỏi cùng đất thấp trời cao Cuộc đời phu mỏ khổ nào khổ hơn?
Câu hỏi ấy cất lên dẫu không có người đáp, không có câu trả lời song nhìn vào hiện thực cuộc sống lao động của người dân nơi đây, chắc hẳn ai cũng biết được kẻ gây nên sự gian nan, tước đoạt đi quyền sống, quyền làm người, biến cuộc đời họ thành kiếp trâu ngựa chính là lũ chủ mỏ, tay sai thực dân. Sự phẫn uất đẩy lên đến cao trào, khiến những người lao động vốn cam chịu, âm thầm lặng lẽ đã cất tiếng chửi:
- Chém cha thằng nhượng mỏ này Để cho tao sống những ngày khổ đau - Chém cha cái kiếp thợ lò
- Đù cha, đù mẹ thằng Tây
Tiếng chửi “chém cha”, “đù cha, đù mẹ thằng Tây” được cất lên thể hiện sự phẫn uất cao độ của con người vùng mỏ than quê ta. Nỗi uất ức, căm thù quân xâm lược được thốt ra thành lời chửi rủa “đù cha, đù mẹ” thằng Tây. Đó là những tiếng chửi, nguyền rủa những con dã thú đội lốt người đang từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây hút máu, đẩy dân ta vào nỗi sầu đau, khốn khổ, cơ cực trăm bề. Còn “Thằng Tây”, bọn chủ mỏ được sung sướng, sống hưởng lợi, hạnh phúc nhờ việc bóc lột sức lao động của con người mỏ than, chiếm đoạt tài nguyên quý giá của vùng đất than đá này, khiến cho chính họ phải sống một cuộc đời “sầu đau”. Hành động bẩn thỉu của lũ thực dân Pháp là vô cùng, chẳng thể nào đếm xuể hết được.
Trong khi đó, những người dân thuộc địa phải sống gian khổ, khó khăn biết nhường nào! Họ bị đối xử không khác gì những con súc vật và cũng phải chịu vô vàn những bất công trong cuộc sống đầy gian truân. Chính vì thế, những con người đó đã biến sự phẫn uất ấy thành hành động, đứng lên đấu tranh cho sự tự do của mình, nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng:
Nào anh, nào chị nắm tay
Cuộc đấu tranh này chỉ thắng không thua Nhìn cờ trên núi Bài Thơ
Báo ân báo oán đến giờ rồi đây ! Bà con giúp gạo giúp tiền Xiết chặt đội ngũ tiến lên chớ lùi